Trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo thalassiosira pseudonana để ứng dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và ni thương phẩm tôm thẻ chân

1.3.1. Trên thế giới

Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng phân bố chủ yếu ở vùng biển Tây bắc Thái Bình Dương, từ ven biển Mexico đến miền trung Peru, nhiều nhất ở vùng biển gần Ecuado tại r;

ven biển Esmieraldes quanh năm đều bắt được tôm cái mang trứng [84]. Bên cạnh đó, ngoài việc đánh bắt ngoài tự nhiên, TTCTcịn được ni phổ biến nhất ở Tây bán cầu và

hơn 70% các lồi tơm he được ni ở Nam Mỹ. Nghề nuôi TTCT đã phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 ở các quốc gia Nam Mỹ; trong đó, Ecuador là quốc gia đứng đầu về sản lượng.

Vào những năm đầu của thế kỷ 21, sản lượng TTCT đạt 2.646.300 tấn, chiếm gần 84%

tổng sản lượng tơm ni tồn cầu. Đến giai đoạn 2012 - 2013, sản lượng tơm tồn cầu chỉ

đạt 2 triệu tấn (khoảng 70% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới) do bùng phát dịch bệnh EMS Early mortality syndrome ( - hội chứng tôm chết sớm) từ Trung Quốc ảnh hưởng đến thị trường nuôi ở các nước, Thái Lan, Việt Nam và Mexico [85], [86]. Ở

những năm tiếp theo, thị trường ni tơm dần phục hồi và có sự tăng trưởng do những cải tiến kỹ thuật về sản xuất giống, kỹ thuật ni, phịngtrị dịch bệnh trên TTCT cũng được quan tâm nghiên cứu, đến năm 2016 đạt khoảng 5 triệu tấn. Công nghệ nuôi thương phẩm

TTCT ở trên thế giới được trình bày ở hình 1.1.

Hình 1.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng [87]

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, sự phát triển của cơng nghệ ni tơm cũng có những tiến bộ đáng ghi nhận. Phương thức nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh vẫn đang được áp dụng ở một số nước châu Mỹ như Ecuador, Peru. Tuy nhiên, phương pháp

nuôi theo hướng công nghiệp - nuôi thâm canh đang được phát triển mạnh mẽ nhằm tăng

năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, các nghiên cứu về công nghệ Biofloc,semi - biofloc, copefloc, lọc sinh học, hệ thống tuần hoàn nước nhằm tăng năng suất ni và phịng trị dịch bệnh đã được thực hiện nhiều nước trên thế giới. Thêm vào đó, việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm thâm canh cũng được thử nghiệm và dần hoàn thiện nhằm cải thiện đáng kể năng suất ni và kiểm sốt hiệu quả các rủi ro do môi trường, dịch bệnh, như công nghệ nano, nuôi trong nhà kính, bể nổi, ao nước chảy; từ đó nâng

cao năng suất ni tơm thẻ chân trắng có thể đạt được 40 tấn/ha/vụ.

Để nâng cao chất lượng tôm thương phẩm cần quản lý nhiều yếu tố như nguồn nước, thức ăn, kỹ thuật nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng… Trong đó, con giống đạt yêu cầu đóng vai

trị quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Nhiều nước nhưMỹ, Cuba, Brazil, Mexico, Colombia, Úc, Thái Lan, Singapore, kế đến là Trung Quốc, Đài Loanđã thực hiện chương trình chọn giống để tạo ra các dịng tơm sinh trưởng nhanh, sạch bệnh,

kháng các bệnh nguy hiểm và thích nghi với điều kiện địa phương dựa trên các phương

pháp chọn giống truyền thống kết hợp với sinh học phân tử, phương pháp này liên tục được nghiên cứu và dần hồn thiện. Hiện nay, có 3 hướng lớn trong chương trình chọn giống TTCT được các quốc gia quan tâm nhằm đảm bảo đa dạng di truyền, tránh cận huyết và cải thiện tốc độ tăng trưởng là: i) chọn tạo được dịng tơm có tính trạng tăng trưởng vượt trội, ii) có khả năng kháng bệnh cao, và iii) không bị nhiễm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm thường gặp [88]. Trong đó, các chương trình chọn giống TTCT chính

hiện nay là: chương trình nghiên cứu chọn giống TTCT tại Viện Hải Dương Hawaii (The

Oceane Insitute Hawaii OI), - tại SyAqua (Mỹ), chương trình quản lý nguồn giống tơm của Tổ chức thú y thế giới (OIE), chương trình sản xuất TTCT sạch bệnh tại Trung tâm giống Vannamei (VBC) - Indonesia. Theo dự báo của FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations): sản lượng nuôi TTCT đạt khoảng 7 triệu tấn vào năm 2022 và năm 2030 đạt khoảng 11,5 triệu tấn; giá tơm ni có thể tăng dần trong giai đoạn từ 2018 - 2020 và sau đó có xu hướng ổn định từ 2020 2030 89]. Từ các số liệu - [

trên đã chứng tỏ rằng, TTCT đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến của nhiều quốc gia châu Á, gồm Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và hiện loài TTCT đang chiếm tỉ phần quan trọng trong sản lượng tôm nuôi của mỗi quốc gia và trên thế giới. Vì thế ngành sản xuất tơm giống chất lượng trong bối cảnh nhu cầu nuôi tôm ngày càng tăng cao ngày càng được chú trọng.

Các nghiên cứu về nâng cao chất lượng tơm giống ngày càng được hồn thiện ở nhiều mức độ khác nhau. Theo Napaumpaiporn và cộng sự (2013) [90], Babu và Mude (2014) [91], Silva và cộng sự 015) [92], Kumar và Krishna (2 (2015) [93], Suriya và cộng sự

(2016) [94],Samadan và cộng sự (2018) [95]đã sử dụng các mật độ khác nhau để nuôi

TTCT. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấyTTCTcó khả năng sinh trưởng và phát triển ở các mật độ tôm nuôi khác nhau, tương ứngvới mỗi mật độ tơm ni thì các tác giả nêu trên đã sử dụng các công thức thức ăn khác nhau trong công nghệ sản xuất giống TTCT. Tuy nhiên, những nghiên cứu của các tác giả này chưa đánh giá được loại thức ăn nào là thích hợp nhất cho từng giai đoạn cũng như chưa có các đánh giá tổng quan về kết quả

của tôm nuôi thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng, thời gian biến thái và tỉ lệ sống của ấu trùng TTCT.

Trong công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (hình 1.1): ấu trùng TTCT phát triển qua 4 giai đoạn chính. Trong đó, nauplii (N) có 5 giai đoạn phụ là N1, N2, N3, N4 và N5; giai đoạn zoea (Z) có 3 giai đoạn phụ: Z1, Z2, Z3; giai đoạn mysis (M) có 3 giai đoạn phụ: M1, M2, M3 và hậu ấu trùng postlarvae (PL). Ở giai đoạn nauplii, ấu trùng chưa sử dụng thức ăn từ bên ngoài, phương thức dinh dưỡng của giai đoạn này là dinh dưỡng bằng nỗn hồng. Sau khoảng 36 giờ (ở 28 - 29oC), ấu trùng biến thái chuyển qua giai

đoạn zoea vàbắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài, thức ăn chủ yếu là thực vật nổi với hình thức ăn lọc nên chúng ăn tất cả những gì vừa với cỡ miệng. Nguồn thức ăn chính của giai đoạn zoea bắt buộc phải là các loại tảo tươi sống, chủ yếu là các loài tảo silic như

Thalassiosira weissflogii, Thalassiosira pseudonana, Spirulina platensis, Skeletonema costatum, Chaetoceros calcitrans, Chaetoceros gracilis, Tetraselmis chuii, Tetraselmis suesica, Isochrysis galbana [33], [34], [35], [36], [37]. Ngồi ra, chúng có khả năng ăn một số động vật nổi kích thước nhỏ như luân trùng, nauplii của Copepoda, Nauplii của Artemia và tảo khô Spirulina sp. kết hợp với thức ăn tổng hợp, tảo tươi và Artemia.

Nghiên cứu củaFranklinvà cộng sự (2012)[96] cho thấy rằng đã bổ sung 0,5 - 5% bột

tảo T. pseudonana sẽ có lợi cho sự phát triển và sức khỏe của hậu ấu trùng TTCT bởi

chúng sẽ kích thích mùi vị và tăng mức độ sử dụng của thức ăn. Cịn Emmerson (1980) [38] đã cơng bố: ấu trùng tôm he Ấn độ sử dụng T. weissflogii tươi sống làm thức ăn cho

giai đoạn zoea đến postlarvae 1 có tỉ lệ sống đạt 95,8% khi cóbổ sung thêm luân trùng,

Artemia vào khẩu phần thức ăn của chúng. MĐTB của vi tảo nói trên được cung cấp

(0,25 - 0,6) x 104tb/mL (giai đoạn zoea); (0,66 - 1,2) x 104tb/mL (mysis) và (0,6 1,62) - x 104tb/mL ở giai đoạn PL1 được cho là thích hợp với các giai đoạn của ấu trùng tôm he.

Công bố của Gunalan và cộng sự (2013) [97] đã cho thấy rằng cả 2 loại axít béo n - 6 và n - 3 là cần thiết trong khẩu phần thức ăn. Tuy nhiên, axít béo khơng bão hịa cao (n -

3 HUFA) tạo ra mức tối ưu cho sự phát triển, hiệu quả thức ăn, và t lệ sốỉ ng. Theo

Aguilar và cộng sự (2012) [ ]98 đã cho rằngTTCT sử dụng thức ăn hiệu quả, tăng kích thích miễn dịch ở tôm nuôi khi chúng được cho ăn thức ăn có bổ sung nguồn axít béo

ARA, nhưng hàm lượng axít béo trong tơm ni cho ăn thức ăn có bổ sung dầu cá mịi

tương đồng với tôm tựnhiên. Thức ăn của TTCT cần có thêm dầu cá và phụ thuộc vào tần suất bữa ăn sẽ giúp chúng tăng trưởng nhanh hơn [99]. Nguồn dinh dưỡng thiết yếu bắt buộc phải có trong nguồn thức ăn tảo tươi sống được sử dụng cho ấu trùng và hậu ấu

trùng TTCT phải đáp ứng có mặt đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như protein, lipít, carbohydrate, khống và vitamin để giúp chúng tăng trưởng và phát triển tốt [100 . ]

Mỗi lồi tơm ni có các ngưỡngnhu cầu dinh dưỡng hồn toàn khác nhau như ở loài

Penaeus aponicus j cần nguồn thức ăn tươi sống có hàm lượng protein từ 52 - 57% và các amino axít là tốt nhất cho tăng trưởng của ấu trùng tôm [100]. Hàm lượng protein và thành phần axít béo có trong tảo tươi sống được xem là nguồn dinh dưỡng chất lượng giúp ấu trùng TTCT chuyển giai đoạn nhanh hơn và giữ được năng lượng hiệu quả trong quá trình sử dụng chúng làm thức ăn chính ở giai đoạn zoea (4 ngày ni đầu) [101].

Thành phần protein có trong sinh khối tảo thường chiếm từ 12 - 35% SKK [102], những lồi tảo có hàm lượng protein từ 25% SKK, carbohydrate 8 30%, lipít 10% và đặc biệt- là có mặt các axít béo C20:5n - 3 và C22:6n - 3, có thể sử dụng chúng làm nguồn thức ăn

tươi sống cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng vàcho tỉ lệ sống cao [103]. Bên cạnh đó, chính sinh khối tảo tươi sống cũng được xem là một nguồn protein có giá trị cao cho động vật thủy sản [104]. Mỗi lồi tơm biển thì có nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng TTCT được trình bày trên bảng 1.2.

Bảng 1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng[105]

Nguồn dinh dưỡng Yêu cầu (%) Tác giả

Protein 50 57- % Kanazawa (1982) [100]

Thành phần amino axít

Arginin 4,5%

Lysine 5,3%

Methionine + Cystine 3,3% (Cystine, 0,4%)

Threonine 3,5% Valine 3,7% Lipít 12 15- % Thành phần axít béo 20:4n - 6, 20:5n 3, 22:6n - - 3; 2,6% n 3 PUFA và < 0,5% 18:2n - - 6. Cholesterol 0,05 0,5- % Castille và cộng sự (2004) [106] Carbohydrate 20%

Carotenoids Phụ thuộc vào màu sắc mong muốn

Vitamin C 50 mg

Kết luận: các nghiên cứu trên thế giới về nhu cầu dinh dưỡng cũng như tập tính ăn của ấu trùng TTCT ở giai đoạn zoea đã được công bố khá rõ ràng. Lồi TTCT có khả năng thích nghi và phát triển khi ni chúng ới nhiều loại thức ăn có thành phần v dinh

dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, ấu trùng TTCT chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở giai đoạn zoea được sử dụng thức ă là các loài vi tảo tươi sống. Các kết quả trên chưa đánh giá n

được vai trò và mức độ ảnh hưởng của nguồn thức ăn tươi sống đến tăng trưởng, tỉ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng trong công nghệ sản xuất giống TTCT. Do đó,

nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ khả năng ứng dụng của sinh khối T.

thông qua các chỉ tiêu về chiều dài thân, tăng trưởng về khối lượng, thời gian biến thái, tỉ lệ sống và chất lượng của ấu trùng TTCT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo thalassiosira pseudonana để ứng dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)