Bên cạnh những đóng góp đã đề cập ở trên, nghiên cứu này còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định nhƣ sau:
Thứ nhất, hạn chế thuộc về mẫu nghiên cứu. Số lƣợng ngƣời sử dụng dịch vụ đặt xe thông qua ứng dụng Grab tại Việt Nam là gần 400.000 lƣợt, tại TP HCM mỗi ngày lên đến gần 200.000 lƣợt, tính riêng cho Grab taxi là hơn 50.000 lƣợt trong khi cỡ mẫu nghiên cứu chỉ ở 300 và tập trung ở TP HCM. Vì vậy nghiên cứu chỉ có giá trị thực tiễn đối tại thị phần TP HCM. Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu này thì đây có thể là đóng góp cho việc nghiên cứu xây dựng thang đo chung cho sự hài lòng của khách hàng dành cho chất lƣợng dịch vụ Grab tại Việt Nam nói riêng và chung cho lĩnh vực giao thông vận tải hành khách tại Việt Nam. Đây cũng là hƣớng nghiên cứu mới tiếp theo.
Thứ hai, do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên các biến quan sát đƣợc thiết kế chƣa chuyên sâu đủ để giải thích hồn tồn chính xác yếu tố làm tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ Grab.
Thứ ba, việc tiến hành thu thập thông tin bằng việc gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến ngƣời cần khảo sát, trong quá trình này mặc dù có sự giải thích, thuyết phục và hƣớng dẫn cho ngƣời đƣợc khảo sát hiểu rõ câu hỏi nhƣng vẫn khó tránh khỏi việc trả lời không khách quan so với cảm nhận của họ.
Thứ tƣ, nghiên cứu này chƣa xét đến khía cạnh bên ngồi nhƣ xã hội, văn hóa, dân tộc, khu vực sinh sống, nguyên quán... ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ Grab.
109