- Tổng số thuế nợ quá hạn không vượt quá một tỷ lệ nhất định trên tổng số thu NSNN hàng năm. Đây là chỉ tiêu cho biết hiệu quả của công tác đôn đốc nợ với những khoản nợ trong hạn của cơ quan thuế hàng năm, từ đó có biện pháp chấn
chỉnh kịp thời công tác quản lý thuế, đảm bảo thu đủ tiền thuế vào NSNN [17]. - Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn cần được giảm theo một số lượng nhất định qua mỗi năm. Cụ thể được áp dụng theo công thức 1.1 sau:
Tuổi nợ bình quân
(tính theo ngày)
=
Tổng số ngày thực tế phát sinh của các khoản nợ quá hạn
Tổng số khoản nợ quá hạn
- Chi phí hành chính hàng năm cho chương trình thu nợ thuế q hạn tính theo tỷ lệ phần trăm của số thuế quá hạn thu hồi mỗi năm. Cơng thức tính chi phí hàng năm 1.2 như sau:
Tỷ lệ chi phí hành chính = Tổng số chi phú thực tế dùng cho thu nợ x 100% (1.2) Tổng số tiền nợ quá hạn trọng năm
- Tỷ lệ các trường hợp nợ thuế quá hạn được coi là “không thể thu được”
không vượt quá một tỷ lệ nhất định trên tổng số nợ quá hạn. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả công tác thu nợ, quản lý nợ thuế.
- Thời gian bình quân cần thiết để áp dụng từng biện pháp cưỡng chế thụ
Đây là biện pháp giúp biết được thời gian trung bình để áp dụng khi cưỡng chế thu đối với từng biện pháp cơ quan thuế thực hiện. Chỉ tiêu này cũng giúp đánh giá tính
hiệu quả trong cơng tác quản lý nợ thuế.
- Số trường hợp nợ mới, số tiền nợ phát sinh trong năm so với các năm trước liền kề và số trường hợp nợ thuế quá hạn thu được qua mỗi năm. Đây là chỉ
tiêu giúp biết được trường hợp thu nợ qua từng năm, so sánh chỉ tiêu giữa năm này với năm khác để đánh giá hiệu quả công tác thu nợ thuế.
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế
Để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý nợ thuế còn bị ảnh
hưởng bởi các nhân tố chủ quan và khách quan sau [13]:
* Nhân tố khách quan:
Mức độ nghiêm minh của việc thực hiện luật pháp, chính sách và các quy định về quản lý nợ thuế. Theo đó, các chính sách pháp luật cũng có tác động nhiều đến các quyết định của cơ quan quản lý, việc áp dụng các biện pháp quản lý nợ thuế
và cưỡng chế nợ thuế trong từng thời kỳ. Chính sách pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời bao quát và nắm bắt rõ các trường hợp khó
khăn để giãn nợ, xóa nợ. Tránh trường hợp NNT nợ đọng kéo dài, khơng có khả
năng nộp, CQT vẫn tính phạt nộp chậm làm cho số nợ càng tăng lên, sẽ làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Vì thế lại gặp khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.
* Nhân tố chủ quan:
Thứ nhất, ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế cũng là một yếu tố tác động chủ yếu tới hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ. Ý thức
tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của NNT không tốt thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ sẽ gặp nhiều khó khăn do đối tượng nộp thuế cố tình dây dưa, chây ỳ không nộp tiền thuế, hoặc trường hợp do chính sách quy định chưa rõ ràng thì đối tượng nộp thuế sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai để trốn thuế không nộp số
tiền thuế phải nộp vào NSNN, khi CQT phát hiện ra truy thu thì họ khiếu nại, không nộp…
Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan có liên quan với CQT trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cũng rất quan trọng. Nếu như việc cung cấp số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc tại một số địa phương, hoặc
Ủy ban nhân dân không quan tâm chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng phối hợp
với CQT để đôn đốc, cưỡng chế nợ sẽ làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn. Thứ ba, mức độ ứng dụng tin học và quản lý nợ thuế: Các công cụ hỗ trợ
quản lý thuế và nợ thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ thuế. Việc nghiên cứu, thiết kế các phần mềm quản lý nợ thuế nếu không kịp thời sẽ không phát huy hết hiệu quả của công nghệ thông tin, ảnh hưởng trực tiếp đến số liệu nợ trên phần mềm không thống nhất với số liệu nợ thuế của NNT, sẽ dẫn
đến việc tính phạt sai sót, sai ngày nộp tiền của NNT, sai hạn nộp thuế của từng
sắc thuế… làm cho khối lượng công việc của cán bộ quản lý nợ thuế tăng lên khi phải đối chiếu số liệu với NNT. Ngoài ra, nếu áp dụng tính phạt chậm nộp theo
Luật quản lý thuế hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế sẽ có nhiều sai lệch, một mặt gây phản ứng từ phía các doanh nghiệp hoặc sẽ làm cho số nợ ảo
tăng lên nhiềụ
Thứ tư, mức độ hoàn thiện của bộ máy quản lý thuế, nợ thuế và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý thuế, nợ thuế. Tính khoa học, hợp lý và sự phù hợp với thực tế của tổ chức công tác quản lý nợ thuế. Theo đó, tổ chức cơng tác quản lý nợ thuế không được sắp xếp khoa học sẽ ảnh hưởng tới việc theo dõi nợ khơng chính
xác. Mặt khác, quản lý nợ thuế chồng chéo giữa các bộ phận chức năng về thuế sẽ làm tăng tính ỷ lại của bộ phận này vào bộ phận khác, sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong khâu quản lý, bỏ sót nợ hoặc chậm đôn đốc nợ. Bên cạnh việc tổ chức công tác
quản lý nợ thì việc đào tạo các kỹ năng quản lý nợ thuế cho đội ngũ cán bộ quản lý cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đơn đốc, thu nợ nói riêng và quản lý thuế nói chung. Nếu cán bộ quản lý nợ thuế khơng tinh thơng nghiệp vụ thì khi xử lý về
nợ thuế hoặc cưỡng chế nợ thuế sẽ lúng túng và không kịp thời ban hành các quyết
định xử lý phù hợp, chính xác, đúng pháp luật.