2.4. Đánh giá về quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hạ Long
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý
thuế tại Chi cục thuế thành phố Hạ Long giai đoạn 2014 - 2017
2.4.2.1. Những hạn chế
Trong thời gian qua Chi cục thuế thành phố Hạ Long đã áp dụng nhiều biện
pháp đơn đốc nợ thuế có hiệu quả đơn đốc nợ thuế. Như đã phân tích ở trên, ngồi kết quả đạt được đáng khích lệ nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được tiếp tục giải quyết và khắc phục, đó là:
- Thứ nhất, công tác phân loại nợ thuế, nắm bắt và điều chỉnh nợ sai, nợ ảo trong những năm gần đây được Chi cục thuế thành phố Hạ Long quan tâm sát sao; bên cạnh đó việc phân loại một số doanh nghiệp cịn chưa chính xác (chiếm 5-10% trong tổng số phân loại) dẫn đến việc nợ sai nợ ảo gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
- Thứ hai, về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã có đổi mới về nội dung, hình thức song so với yêu cầu trong quản lý từng lĩnh vực cụ thể cịn chưa đáp ứng về tính chủ động, chun sâụ Các khâu tổ chức nội dung chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung tuyên truyền, NNT chưa thấy được tầm quan trọng trong thực hiện nội dung đó dẫn đến việc thực hiện chính sách, quy định của cơ quan thuế chưa đúng quy định, chưa kịp thời nên dẫn tới tình trạng nộp chưa đúng, nộp sai, khơng
nắm bắt kịp thời thông tin tại chi cục.
- Thứ ba, tổ chức thực hiện quản lý nợ thuế. Số nợ tăng cao qua các năm, tuổi nợ ngày càng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ của toàn Chi cục. Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng công tác tổ chức thực hiện
quản lý nợ thuế chính là số nợ tồn đọng, tuổi nợ cũng như mức nợ của các khoản nợ. Có thể nói trong những năm gần đây, tình hình kinh tế khó khăn là một trong
những nhân tố ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN, hiệu quả SXKD, khả năng nộp
lớn, mức nợ ngày càng cao cũng phần nào thể hiện cơng tác quản lý nợ cịn tồn tại những bất cập, chính sách pháp luật cịn nhiều điểm chưa hợp lý, cần xem xét lại để có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hợp lý, tăng thu bền vững và giảm nợ
đọng từ xạ
- Thứ tư, công tác cưỡng chế thuế chưa được đẩy mạnh và hiệu quả không
cao: Trong những năm gần đây, công tác cưỡng chế thuế còn chưa được quan tâm
đúng mức. Số trường hợp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cịn q ít, số tiền thuế
nợ thu hồi khơng caọ Thực trạng này một phần là do những chế tài liên quan đến vấn đề cưỡng chế còn nhiều bất cập, đội ngũ nhân lực để thực hiện cưỡng chế chưa
đủ. Số lượng cán bộ thuộc phòng QLN & CCT hiện nay chỉ đủ để đáp ứng yêu cầu
của công tác quản lý nợ. Để đẩy mạnh công tác cưỡng chế thuế, chúng ta cần một đội ngũ cơng chức quản lý nợ đơng đảo và có chất lượng hơn.
- Thứ năm, sự phối hợp kiểm tra giám sát giữa các phòng ban chức năng đã
được tăng cường hơn trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý: Để công
tác quản lý nợ thuế đạt được hiệu quả cao nhất thì cần sự phối hợp chặt chẽ của rất nhiều các bộ phận chức năng liên quan. Trong những năm gần đây, sự phối hợp
giữa các phòng chức năng tại Chi cục thuế thành phố Hạ Long đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do chức năng quản lý cũng như khối lượng cơng việc của mỗi phịng ban quá lớn nên khả năng phối hợp giữa các phòng ban còn nhiều điểm hạn chế. Hơn nữa, trước đây chúng ta chưa có một chế tài cụ thể qui định trách nhiệm, nghĩa vụ của từng phịng, ban trong cơng tác quản lý nợ. Do đó,
sự phối hợp, kiểm tra giám sát giữa các phòng ban chưa chặt chẽ. 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Thứ nhất, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, lại thường xuyên thay đổi nên
gây khó khăn trong thực thi nhiệm vụ.
Các quy định về gia hạn nộp thuế chưa bao quát hết các trường hợp phát sinh trong thực tế như: Trường hợp NNT gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan chưa có cơ chế xử lý giãn nợ nhiều doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại như sáp
nhập, giao, khốn kinh doanh hoặc cổ phần hố gặp khó khăn trong SXKD, cịn nợ thuế nhưng khơng được gia hạn nộp thuế.
Một số cơ chế chính sách liên quan chưa đồng bộ với cơ chế xử lý nợ cần
hoàn thiện: Thực hiện Luật doanh nghiệp, tuy số lượng doanh nghiệp mới thành lập
đi vào hoạt động tăng nhanh nhưng số doanh nghiệp giải thể, phá sản cũng tăng so
với thời gian trước, kéo theo số nợ đọng thuế của đối tượng này do việc giải thể,
phá sản không được xử lý kịp thời theo pháp luật dẫn đến nợ thuế tăng. Luật phá
sản doanh nghiệp đã ban hành, tuy nhiên thủ tục cịn phức tạp, q trình thực hiện phá sản, giải thể, đã ngừng hoạt động còn kéo dài nhưng khoản nợ thuế không xác
định rõ trách nhiệm thuộc đơn vị nào phải thực hiện.
Trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chiếm
dụng vốn lẫn nhau để SXKD, nợ xấu của ngân hàng cũng gây khó khăn cho cơng
tác quản lý nợ thuế.
- Thứ hai, về công tác quản lý nợ thuế: Hiện nay, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn khơng có khả năng nộp thuế đúng hạn. Các quy trình nghiệp vụ về quản lý nợ thuế không sửa
đổi, bổ sung kịp thờị Sổ tay nghiệp vụ công tác quản lý nợ thuế đang trong quá
trình nghiên cứu nên chưa ban hành kịp thời để sử dụng chung trong tồn ngành
cũng gây khó khăn trong cơng tác quản lý nợ thuế. - Thứ ba, về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
Hiện nay một số Cục Thuế, Chi cục Thuế chỉ giao cho bộ phận quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế thực hiện quản lý nợ thuế và các biện pháp cưỡng chế
đối với khoản nợ quá 90 ngày; các chức năng khác như phân tích nợ, xác định tuổi
nợ, theo dõi và đôn đốc thu nộp, gia hạn nợ, thẩm định hồ sơ xố nợ thì do các bộ phận khác thực hiện. Ngoài ra, cán bộ, công chức thường xuyên luân chuyển, luân phiên cũng gây khó khăn trong cơng tác quản lý nợ thuế.
- Thứ tư, về sự phối hợp trong và ngoài CQT
Sự phối hợp của các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế chưa kịp thời, đặc biệt, trong việc cung cấp số dư tài khoản tiền
gửi tại ngân hàng, một số ngân hàng có biểu hiện miễn cưỡng và thiếu hợp tác; Chưa có cơ chế phối hợp giữa CQT với ngân hàng nên vẫn còn tồn tại tình trạng ngân hàng chậm cung cấp thơng tin cho CQT; Các cơ quan pháp luật chưa tích cực thực hiện điều tra xử lý đối tượng vi phạm pháp luật thuế dẫn đến nhiều vụ việc kéo dài, khơng có kết luận xử lý hoặc khi xử lý khơng thông tin cho CQT biết để phối hợp xử lý thu nợ.
Sự phối hợp giữa các phòng, ban chức năng trong nội bộ cơ quan thuế còn chưa tốt dẫn đến không điều chỉnh kịp thời nợ ảo, làm cho nợ ảo điều chỉnh tăng lên.
- Thứ năm, về ứng dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng quản lý nợ thuế chưa được nâng cấp kịp thời, chưa có sự liên kết,
kết nối giữa các ứng dụng quản lý thuế với nhau gây khó khăn trong việc đối chiếu, xử lý dữ liệu, do vậy chưa phát huy hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin đối với quản lý nợ thuế.
Việc xác định nợ thuế khơng đúng do sai sót của NNT khi kê khai và nộp
thuế không đúng mục lục ngân sách, không kịp thời điều chỉnh khi nộp sai, do CQT nhập sai số liệu và nhập không kịp thời số thuế phát sinh theo tháng, do chỉ ghi nhận số phát sinh phải nộp mà không ghi nhận số tiền đã nộp theo đúng quy định,... dẫn đến tình trạng nợ thuế ảọ
Việc quản lý thuế xử lý chậm và bị lỗi nhiều nên chưa thật sự hỗ trợ tốt cho việc đối chiếu số liệu với NNT, nhiều trường hợp đã xử lý xong lại tiếp tục bị sai dẫn đến việc NNT không muốn đối chiếu với CQT
Ứng dụng quản lý nợ thuế (QTN): Số liệu sai trên ứng dụng QLT dẫn đến sai
trên ứng dụng QTN, do đó việc phải điều chỉnh lại tiền phạt chậm nộp gặp nhiều
khó khăn và mất thời gian.
- Thứ sáu, về ý thức người nộp thuế: Ý thức chấp hành pháp luật về thuế của một số doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp cố tình chây ỳ trong việc
nộp thuế, mặc dù CQT thường xuyên đôn đốc nhắc nhở, đồng thời tổ chức các đoàn
nộp phạt, tỷ lệ phạt chậm nộp thuế thấp, thấp hơn lãi suất ngân hàng để chiếm dụng tiền thuế, quay vòng vốn kinh doanh.
Kết luận chương 2
Qua Chương 2, luận văn tập trung làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật trong công tác quản lý nợ thuế và giảm thiểu nợ đọng thuế, qua đó
xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đặt ra cho công tác giảm thiểu nợ thuế. Qua chương 2, ta cũng thấy được những kết quả đạt được của Chi cục thuế
thành phố Hạ Long như: công tác giảm nợ đọng thuế của Chi cục thuế thành phố Hạ Long giai đoạn 2014-2017 đã có nhiều tiến bộ, chất lượng thu nợ tăng cao, công tác giảm nợ đọng thuế đã được quan tâm, tổ chức bộ máy phù hợp, chú ý đến hiệu quả thu thuế. Hai là, đã chủ động đề xuất các biện pháp để xử lý nợ đọng thuế. Ba là,
tích cực phối hợp của các cơ quan trong cơng tác giảm nợ động thuế trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nợ đọng thuế tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh còn những tồn tại nhất định trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Và tồn tại về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý nợ thuế và phối hợp trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; cũng như đội ngũ cán bộ quản lý thuế và nợ thuế cịn thiếu và yếu về chun mơn nghiệp vụ. Đồng thời, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về lịch sử
tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng như chưa áp dụng các kỹ năng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nợ thuế. Bên cạnh đó, hệ thống
Website của các cơ quan quản lý thuế đã có nhưng phần lớn nghèo thơng tin và cịn do hệ thống đường truyền chưa tốt nên việc cập nhật theo dõi nợ thuế chưa kịp thời,
đơi khi gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế.
Qua những phân tích, đánh giá thực trạng ở trên, Chương 2 sẽ là cơ sở định hướng cho phương hướng hoàn thiện và tăng cường công tác giảm nợ đọng thuế tại Chi cục thuế thành phố Hạ Long.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH