Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Tổng số 69.337 100 88.729 100 113.946 100 177.514 100 28 28 56
Giá trị gia tăng 38.495 56 44.784 51 57.535 50 76.244 43 16 29 33
Thu nhập doanh nghiệp 10.042 14 11.810 13 12.870 11 16.304 9 18 9 27
Tiêu thụ đặc biệt 97 0,3 208 0,1 205 0,1 4.534 4 114 -1 2112
Thu nhập cá nhân 1.592 2 830 0,9 2.945 3 4.242 1 -48 255 44
Phí, lệ phí 689 1 1.168 1 1.397 0,9 2.629 1,5 70 20 88
Đất 2.658 0,7 5.401 6 6.590 6 15.004 8,5 103 22 127
Các loại thuế khác 15.764 26 24.528 28 32.404 29 58.557 33 56 32 81
Thuế TNDN cũng là sắc thuế có tỷ trọng nợ tương đối cao trong số các
khoản thu vào NSNN. Năm 2014 là 10.042 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14%, trong khi đó, năm 2015 con số này là 11.810 triệu đồng, tăng 18% và đến năm 2017 là
16.304 triệu đồng tăng 27% so với năm 2016. Việc nợ đọng thuế TNDN có xu
hướng tăng là do một mặt các tổ chức, cá nhân kinh doanh gặp nhiều khó khăn: khủng hoảng kinh tế, giá cả leo thang, lạm phát tăng cao… khiến các tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn trong SXKD cũng như khó khăn về vốn. Do đó, họ phải
ưu tiên dành vốn để duy trì SXKD thay vì nộp thuế. Mặt khác là do các tổ chức, cá
nhân có ý thức khơng cao trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN, cố tình chiếm dụng tiền thuế của NSNN. Do vậy, Chi cục thuế thành phố Hạ Long cần nắm bắt những khó khăn của doanh nghiệp để từ đó có những chế tài hợp lý, tránh thất thu cho NSNN, tránh tình trạng NSNN bị chiếm dụng đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp để có cơ sở tăng thu một cách bền vững.
2.3.3.3. Thực trạng công tác cưỡng chế nợ thuế
Về mặt tổ chức công tác cưỡng chế nợ thuế trước thời điểm Luật Quản lý
thuế có hiệu lực thi hành, CQT các cấp chưa có bộ phận nào độc lập thực hiện chức năng thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Chính vì vậy, cơng tác cưỡng chế nợ thuế được chủ yếu được thực hiện ở bộ phận quản lý thuế và tại bộ phận thanh tra, kiểm tra và xử lý tố tụng về thuế. Tình trạng này đã dẫn đến các biện pháp cưỡng chế của CQT
đạt hiệu quả khơng cao, chưa mang tính răn đe và phòng ngừa vi phạm của ĐTNT.
Cưỡng chế nợ thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế nhằm bảo
đảm sự ổn định nguồn thu NSNN, bảo đảm sự bình đẳng, cơng bằng trong thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức cá nhân trong xã hộị Bởi vậy, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế là hết sức cần thiết. Luật Quản lý thuế năm 2006 đã dành hẳn chương IX, từ điều 92 đến điều 102 để
quy định về nội dung cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trên cơ sở các quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính thuế; Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 157/2007/TT- BTC ngày 24/12/2007 Hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về cưỡng chế nợ thuế nêu trên, có thể khẳng định, pháp luật quản lý thuế hiện hành đã quy định khá đầy đủ, chi tiết về các
đối tượng bị cưỡng chế thuế; Các biện pháp cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng.
Về mặt tổ chức công tác cưỡng chế thuế trước thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, cơ quan thuế các cấp chưa có bộ phận nào độc lập thực hiện chức năng thu nợ và cưỡng chế thuế. Chính vì vậy, cơng tác cưỡng chế thuế được chủ yếu
được thực hiện ở bộ phận quản lý thuế và tại bộ phận thanh tra, kiểm tra và xử lý tố
tụng về thuế. Tình trạng này dẫn đến các biện pháp cưỡng chế của cơ quan thuế đạt
hiệu quả khơng cao, chưa mang tính răn đe và phịng ngừa vi phạm của NNT.
Sau thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, mặc dù đã có nhiều
văn bản pháp luật quy định về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế rất chặt chẽ nhưng thực tế việc triển khai thực hiện rất khó khăn. Trong nhóm 07 biện pháp cưỡng chế mới thực hiện chủ yếu là hình thức:
- Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người nộp thuế tại ngân hàng;
- Một số ít cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (Cưỡng chế qua bên thứ 3);
- Cưỡng chế bằng biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn.
- Các biện pháp khác chưa thực hiện được như: Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩụ Cưỡng chế bằng biện
pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; Biện pháp thu hồi mã số thuế; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Điều đó được thể hiện qua Bảng 2.9.
Phân tích ngun nhân của tình trạng các biện pháp cưỡng chế khơng thực hiện được hoặc có thực hiện nhưng hiệu quả đem lại không caọ Tác giả sẽ đề cập chi tiết các nguyên nhân của những tồn tại ở mục saụ