1.2.1. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, công tác quản lý nợ thuế đã được đặc biệt quan tâm và chú ý. Nền kinh tế càng ngày càng gặp khó khăn, dẫn đến các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, làm ăn không hiệu quả, nên việc nợ thuế như một tất yếu xảy rạ Theo thống kê của Bộ Tài chính, cuối năm 2017 con số nợ thuế ước khoảng 73.144 tỷ đồng, số nợ thuế khó địi chiếm tới 43%, tương đương 31.280 tỷ đồng. Đại diện ngành thuế còn cho biết, nhiều DN giải thể và ngưng hoạt động vẫn nợ tiền
thuế, chiếm 50% tổng số nợ khó thu [47].
Trong Báo cáo kết quả giám sát về việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý thuế và thu thuế giai đoạn 2014 - 2017 của Ủy ban Tài
chính - Ngân sách Quốc hội cũng chỉ ra, hàng năm cơ quan thuế đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp quản lý nợ, đôn đốc, xử lý thu nợ. Tuy nhiên, số tiền thuế nợ đọng xử lý thu được vẫn chưa đảm bảo theo tốc độ tăng thu, quy mô thu NSNN
ngày càng tăng, năm sau phải cao hơn năm trước, dẫn đến tỷ trọng nợ thuế do
ngành thuế quản lý trên tổng thu NSNN vẫn ở mức cao, số tiền nợ tuyệt đối vẫn
tăng nhanh qua các năm. Cơng tác xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế còn chậm, nhiều khoản thuế nợ đọng khơng có khả năng thu hồi nhưng khơng đủ
căn cứ pháp lý, hồ sơ để được xóa nợ thuế, dẫn đến việc các cơ quan quản lý thuế vẫn phải thực hiện theo dõi, làm tăng số nợ đọng thuế lũy kế lên cao qua các năm.
1.2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý nợ thuế ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề về quản lý nợ thuế được quy định trong nhiều văn bản
khác nhau nhằm đảm bảo việc quản lý nợ thuế, thu đủ, thu đúng, thu kịp thời của cơ quan thuế cho NSNN luôn được chú trọng. Hệ thống văn bản này ngày càng được
hồn thiện bởi tính cấp bách này [38]. Những văn bản chung có thể kể đến gồm:
Luật quản lý thuế năm 2006; Luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung năm 2012; Luật
và Luật quản lý thuế sửa đổi; Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2013/NĐ-CP; Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế; Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Thông tư
156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP; Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC,
08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải
cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế; Thơng tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP; Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế; Thông
tư 79/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tiết b1 Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư
156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
Để công tác quản lý nợ thuế đạt hiệu quả tốt nhất, Tổng cục thuế cũng đã ban
hành những văn bản quy định về quy trình thanh tra, kiểm tra; cụ thể: Quyết định
746/QĐ-TCT năm 2015 về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế; Quyết định
1403/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình kiểm tra hố đơn; Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình thanh tra thuế; Quyết định 2605/QĐ-TCT năm 2016 sửa đổi Quy trình thanh tra thuế
Ngồi ra, việc quản lý nợ thuế cịn được quy định chi tiết ở những văn bản
liên quan có thể kể đến một số văn bản như:
- Quyết định 1503/QĐ-TCHQ năm 2018 về Quy trình quản lý nợ thuế và
khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan ban hành;
- Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về quản lý nợ của chính quyền địa
- Quyết định 1209TCT/QĐ/TCCB ban hành Quy trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp;
- Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
- Quyết định 1006/QĐ-TCT Quy chế xác định, thông báo và xử lý về thuế đối với cơ sở kinh doanh bỏ địa chỉ kinh doanh;
- Quyết định 1401/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình quản lý nợ thuế; - Quyết định 751/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình cưỡng chế nợ thuế; - Cơng văn 1167/TCT-QLN năm 2017 đính chính Quy trình cưỡng chế nợ thuế; - Thơng tư 77/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành biện pháp xử lý nợ đọng thuế; - Thông tư 24/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 77/2008/TT-BTC về biện
pháp xử lý nợ đọng thuế;
- Thông tư 179/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt khơng có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007;
- Công văn 7527/BTC-TCT năm 2014 xác định hộ gia đình, cá nhân gặp điều kiện khó khăn, khơng thanh tốn được số tiền thuế nợ, đã ngừng kinh doanh;
- Quyết định 991/QĐ-TCT năm 2015 về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01/7/2007 đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư 179/2013/TT-BTC;
- Quyết định 438/QĐ-TCT năm 2017 Quy trình quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thơng báo cơng khai thơng tin, xử lý và khôi phục
mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số địa phương trong nước
1.2.3.1. Kinh nghiệm tại Chi cục thuế thành phố Hải Dương
Để bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thu nợ theo các văn bản chỉ đạo
của UBND tỉnh Hải Dương, của Tổng cục Thuế… Chi cục thuế thành phố Hải Dương đã triển khai giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể đến từng đơn vị và chỉ đạo các bộ phận, cá nhân được phân công quản lý nợ thuế, đối chiếu xác định chính xác số
tiền thuế nợ của từng người nộp thuế; phân loại các khoản nợ thuế; theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình trạng nợ để xây dựng kế hoạch, biện pháp thu nợ phù hợp đến từng đối tượng nợ thuế; thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ thuế có chun mơn, nghiệp vụ vững vàng có thể đánh giá và lựa chọn biện pháp quản lý phù hợp; Cục kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm nộp, chây ỳ nợ
thuế; tiến hành thu thập, xác minh thông tin người nợ thuế một cách linh hoạt, phù hợp với từng đặc điểm doanh nghiệp để có thơng tin chính xác; tăng cường kiểm
tra các hồ sơ khai thuế sai, nếu phát hiện không đúng, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng khi phát hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp khơng chính xác...[42].
Chi cục thuế phối hợp với các ngành trong tỉnh tuyên truyền, thành lập tổ tư vấn pháp luật soạn thảo các bài diễn giải theo chuyên đề, định kỳ hàng tháng tổ
chức tuyên truyền tại các khu dân cư, truyền thanh, truyền hình của tỉnh, báo, đài trên các kênh tại các địa điểm trên tồn tỉnh về cơng tác quản lý thuế, kê khai thuế... trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân người nộp thuế.
Phối hợp các ban, ngành của tỉnh như Sở Tài chính - Kế hoạch, Giao thông, Xây dựng, Tài nguyên môi trường, Công an,… cùng với cơ quan thuế phối hợp trong công tác quản lý thuế, nợ thuế, chia sẻ thông tin người nộp thuế tạo điều kiện tốt nhất cho cơ quan thuế quản lý và kiểm soát các nguồn thu trên địa bàn nhất là
đối với công tác quản lý nợ thuế để dần giảm và không phát sinh nợ thuế.
1.2.3.2. Kinh nghiệm tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh
Hàng năm, Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh đã chỉ đạo các đội thường
xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ để phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế; thực hiện đôn đốc kịp thời và tăng cường triển khai các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, bên cạnh đó việc áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thuế được thực hiện linh hoạt đối với từng trường
Qua việc áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế,
như thông báo, đưa tin lên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các trường hợp nợ thuế lớn; phối hợp với ngân hàng, kho bạc nhà nước thực hiện phong tỏa tài khoản và trích tiền từ tài khoản của đối tượng nợ thuế chuyển nộp ngân sách; thơng báo hóa
đơn khơng cịn giá trị sử dụng; đề nghị thu hồi đăng ký kinh doanh… Gắn công tác
thanh tra, kiểm tra với công tác thu nợ thuế và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế... Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh đưa ra biện pháp cho từng khoản nợ thuế xác định nhiệm vụ thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu để đánh giá chất lượng
công tác quản lý thuế; Tăng cường nguồn nhân lực cho Bộ phận thu nợ thuế các cấp, phối hợp với Trung tâm viễn thơng Hải Phịng nhắn tin nợ thuế hàng tháng đối với chủ doanh nghiệp có số nợ thuế lớn. Tham mưu với thành phố chỉ đạo UBND các quận,
huyện thành lập các đoàn kiểm tra đôn đốc thu nợ thuế, tập trung kiểm tra, xử lý các
doanh nghiệp nợ thuế lớn, để đôn đốc thu hồi nợ thuế. Công bố công khai một số
doanh nghiệp có số nợ thuế lớn trên trang web và thông tin đại chúng [47].
Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo quyết liệt cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, bổ sung lực lượng làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đặc biệt gắn trách nhiệm cán bộ kiểm tra với công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, tập trung phân tích nợ đọng để có biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả đối với từng
khoản nợ thuế, nhất là các khoản nợ lớn.
1.2.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý nợ thuế đối với Chi cục thuế thành phố Hạ Long
Việc học tập kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố về quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế từ bộ máy tổ chức và kinh nghiệm quản lý nợ của các tỉnh, thành phố, có thể liên hệ rút ra những bài học kinh nghiệm mà Chi cục thuế thành phố Hạ Long có thể tham khảo:
Thứ nhất, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng sử dụng tin học và trình độ giao tiếp tốt.
Trên cơ sở đó mới có được sự phân tích nợ chính xác, ứng dụng cơng nghệ thơng
ứng dụng CNTT trong quản lý nợ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc tăng
cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế, tạo ra được sự chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho cơng tác quản lý nợ.
Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế phải được thực hiện linh hoạt đối với từng trường hợp cụ thể để đem lại hiệu quả cao nhất nhằm thu hồi tiền nợ thuế vào NSNN. Không nên quy định cứng nhắc trong việc lựa chọn, trình tự áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế.
Thứ ba, cần tổ chức bộ máy quản lý nợ sao cho khơng có sự chồng chéo giữa các cấp, các bộ phận, phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ.
Thứ tư, thông tin nợ thuế hàng tháng đối với chủ doanh nghiệp, đồng thời đưa tin lên trang website và phương tiện thông tin với các trường hợp nợ thuế lớn;
thơng báo hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng; thu hồi đăng ký kinh doanh.