2.3. Thực trạng quản lý nợ thuế ở Chi cục thuế thành phố Hạ Long gia
2.3.3. Thực trạng tổ chức quản lý nợ thuế
2.3.3.1 Thực trạng phân công thu nợ thuế
Phân công thu nợ thuế là việc phân công theo dõi và quản lý người có nợ thuế cho từng công chức quản lý nợ thuế cụ thể để đôn đốc thu nợ thuế.
Công tác quản lý nợ thuế được phân công theo mục lục ngân sách. Chương của đơn vị được xác định theo ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Theo đó, mỗi cán bộ quản lý nợ thuế được phân công quản lý các đơn vị thuộc một hoặc một số chương. Tuy nhiên, do có những chương có nhiều đơn vị nên sẽ có một số cán bộ được phân công quản lý tương ứng. Việc phân công quản lý nợ thuế theo chương (ngành nghề) đã góp phần hồn thiện cơng tác quản lý nợ thuế. Một cán bộ được phân công chuyên quản những doanh nghiệp thuộc một hoặc một số ngành nghề kinh doanh giúp cho việc nắm bắt tình hình dễ dàng hơn, việc nắm bắt chính sách để phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn nhiềụ Những
doanh nghiệp thuộc cùng một ngành nghề thường có rất nhiều điểm chung. Hơn nữa Nhà nước cũng thường có chính sách ưu đãi, khuyến khích, miễn, giảm... theo
ngành nghề. Do đó, cán bộ phân cơng quản lý theo ngành nghề là hợp lý, góp phần hồn thiện cơng tác quản lý nợ thuế.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Tổng sô thuế nợ 69.337 100 88.731 100 113.939 99 177.509 100 28 29 56
Khối ngoài quốc doanh 33.630 49 39.726 45 43.546 38 58.191 33 18 10 34
Khối ngân hàng, bảo
hiểm 855 1 2.175 2 2.613 2 3.372 2 154 20 29
Khối doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng, bưu
điện
22.337 32 32.013 36 45.598 40 75.955 43 43 42 67
Khối nông nghiệp và
an ninh quốc phòng 3.589 5 5.302 6 7.953 7 9.406 5 48 50 18
Khối văn hóa, thể thao, nghệ thuật và công
nghiệp
8.926 13 9.515 11 14.229 12 30.585 17 7 50 115
Qua Bảng 2.5, sử dụng chỉ tiêu đánh giá về quản lý nợ thuế là tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn cần được giảm theo một số lượng nhất định
qua mỗi năm để đánh giá ta thấy: Số nợ thuế năm 2015 là 88.731 triệu đồng đồng, tăng 28% so với năm 2014; năm 2016 là 113.939 triệu đồng tăng 29% so với năm 2015. Năm 2017 là 177.509 triệu đồng tăng 56% so với năm 2016. Trong đó: Năm 2014, số nợ thuế khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 33.630 triệu đồng, chiếm 49% tổng số nợ thuế; đến năm 2015 con số này tăng lên là 39.726 triệu đồng, tăng 18% so với năm 2014 và tỷ trọng tăng lên 45% trên tổng số nợ thuế. Năm 2016 là 43.546 triệu đồng, chiếm 38% tổng số nợ thuế, tỷ trọng là 10% so với năm 2015. Đến năm 2017 tăng lên tới 58.191 triệu đồng, tăng 34% so với năm 2016, tỷ trọng
33% so với tổng số nợ thuế.
Đây là khối có nợ đọng lớn nhất nhìn vào thực trạng trên thì số nợ đọng thuế
của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh ln có xu hướng tăng qua các năm. Điều này một phần là do số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh, là một trong số những đối tượng có mức độ rủi ro về thuế cao và ý thức chấp hành luật thuế chưa tốt. Do đó, đây cũng là nguyên nhân khiến cho số nợ đọng thuế của khối ngoài quốc doanh ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ.
Cũng theo số liệu trên, số nợ đọng của khối doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng, bưu điện cũng rất lớn chiếm tỷ trọng cao so với tổng số nợ thuế. Xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2014, số nợ thuế khối doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng, bưu điện là 22.337 triệu đồng, chiếm 32% tổng số
nợ thuế; đến năm 2015 con số này tăng lên là 32.013 triệu đồng, tăng 43% so với
năm 2014 và tỷ trọng tăng lên 36% trên tổng số nợ thuế. Năm 2016 là 45.598 triệu
đồng, chiếm 40% tổng số nợ thuế, tỷ trọng là 42% so với năm 2015. Đến năm 2017
tăng lên tới 75.955 triệu đồng, tăng 67% so với năm 2016, tỷ trọng 43% so với tổng số nợ thuế. Điều này phần nào là do đặc thù của lĩnh vực xây dựng cơ bản, luôn cần một lượng vốn rất lớn, khối lượng thanh tốn khơng tập trung, thường theo tiến độ cơng trình. Hơn nữa, số thuế phát sinh thường rất lớn. Những năm gần đây khó
thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nhà nước thắt chặt chi tiêu công khiến cho các cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN khơng được giải ngân và gặp khó khăn về tài chính; thị trường bất động sản đóng băng... Tất cả những nhân tố đó khiến cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đầu tư XDCB gặp khó khăn về khả năng thanh toán nghĩa vụ thuế với NSNN. Do đó, số nợ đọng thuế lớn và có xu
hướng ngày càng gia tăng.
Trong khi đó, số nợ đọng thuế của khối ngân hàng, bảo hiểm, luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số nợ thuế. Năm 2015, nợ thuế của khối ngân hàng, bảo hiểm là 2.175 triệu đồng, chiếm 2% tổng nợ thuế và trong 02 năm 2016 và 2017 vẫn chiếm 2% tổng nợ thuế. Tình hình nợ đọng khối ngân hàng, bảo hiểm luôn thấp. Bởi lẽ, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán là những lĩnh vực trọng chữ tín, đặc biệt là với khối ngân hàng cổ phần, việc chấp hành tốt pháp luật thuế sẽ là một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn đến uy tín đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp thuộc khối này cũng là những doanh nghiệp có lượng vốn rất lớn, khả năng thanh khoản tốt, kinh doanh có hiệu quả. Do đó, việc thực hiện nghĩa vụ thuế cũng dễ dàng hơn. Số nợ đọng thuế của khối nơng nghiệp, an ninh quốc phịng năm 2015 là 5.302 triệu đồng, tăng 48% so với năm 2014, năm 2016 là 7.953 triệu đồng, tăng 50% so với năm 2015, năm 2017 là 9.406 triệu đồng, tăng 18% so với năm 2016. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nước nên ý thức chấp hành luật thuế tốt hơn và đồng thời có
phần vốn NSNN để nộp thuế nên cũng thuận lợi hơn. Số nợ đọng thuế của khối văn hóa, thể thao, nghệ thuật và công nghiệp năm 2015 là 9.515 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2014, năm 2016 là 14.229 triệu đồng, tăng 50% so với năm 2015, năm
2017 là 30.585 triệu đồng, tăng 115% so với năm 2016. Việc nắm bắt đặc thù, tình hình nợ, đặc điểm nợ, hình thức nợ của từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực,
ngành nghề có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong cơng tác quản lý. Do đó, Chi cục
thuế thành phố Hạ Long cần xem xét kỹ hơn nữa và cần có sự phân công thu nợ thuế hợp lý nhất để công tác quản lý nợ thuế đạt kết quả caọ Hiện nay, việc phân công quản lý nợ thuế theo chương (theo ngành nghề) kết hợp với theo quy mô đã có ý
nghĩa tích cực trong công tác quản lý nợ thuế, góp phần làm giảm thời gian tìm hiểu, nắm bắt tình hình đơn vị. Thuận lợi trong việc phổ biến cơ chế, chính sách cho
đơn vị, thuận lợi trong đánh giá tình hình nợ, đặc điểm đặc thù về tình hình nợ của
từng nhóm, ngành... Tuy nhiên, việc phân cơng quản lý theo chương cũng có những
điểm chưa hợp lý. Trong khi số lượng doanh nghiệp phải quản lý là tương đương
nhau nhưng số lượng cán bộ thuộc các phòng kiểm tra lớn hơn số lượng cán bộ thuộc phịng QLN & CCNT. Chính vì lẽ đó mà số lượng doanh nghiệp mà một cán bộ phòng nợ phải quản lý lớn hơn nhiều số lượng doanh nghiệp mà một cán bộ phòng kiểm tra thuế phải quản lý. Do đó, cùng một chương của đơn vị nhưng có thể tương ứng với rất nhiều cán bộ thuộc phòng kiểm tra thuế. Điều này làm cho công
tác phối hợp quản lý, đôn đốc, điều chỉnh và thực hiện cưỡng chế nợ thuế không
thuận lợị Tương ứng với một tài khoản quản lý (user) của cán bộ phòng nợ là
doanh nghiệp của nhiều cán bộ thuộc phịng kiểm tra thuế nên cơng tác phối hợp
đôn đốc, quản lý bị hạn chế do chồng chéọ
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và hiệu quả quản lý nợ thuế nói riêng, Chi cục thuế thành phố Hạ Long đã có sự sắp xếp lại doanh nghiệp theo ngành nghề SXKD và theo quy mô doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được phân
chia vào các đội kiểm tra thuế. Cùng với sự sắp xếp này, công tác phân công quản lý nợ thuế cũng được sắp xếp lại tương ứng theo cán bộ thuộc các phòng kiểm tra
thuế. Mỗi tài khoản quản lý (user) của từng cán bộ phòng nợ sẽ tương ứng với
doanh nghiệp do một cán bộ phòng kiểm tra thuế quản lý. Mỗi cán bộ phòng QLN & CCNT sẽ có một số tài khoản quản lý (user) để quản lý các doanh nghiệp tương
ứng với các doanh nghiệp của 1 cán bộ nhất định thuộc phòng kiểm tra thuế. Điều
này có ý nghĩa trong việc phối hợp cùng quản lý, đôn đốc nợ thuế theo Quy trình quản lý nợ thuế về trình tự, thủ tục, hồ sơ và thời gian thực hiện các bước cơng việc giữa các phịng/đội trong việc phối hợp quản lý, đôn đốc thu hồi và xử lý các khoản tiền nợ thuế của NNT tại Chi cục thuế thành phố Hạ Long. Thực hiện quy trình quản lý nợ thuế nói trên thể hiện rõ mơ hình quản lý theo đối tượng kết hợp với
phòng kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Các phịng kiểm tra thuế, thanh tra thuế có trách nhiệm trực tiếp công tác quản lý nợ thuế.
2.3.3.2. Thực trạng đôn đốc thu nộp nợ thuế
Đôn đốc thu nộp nợ thuế là việc CQT thực hiện các biện pháp đôn đốc NNT
nộp đủ số tiền nợ thuế vào NSNN. Có rất nhiều biện pháp đơn đốc thu nộp mà CQT có thể áp dụng: gọi điện thoại nhắc nhở, ra thông báo yêu cầu nộp thuế, ra thông báo nợ và phạt chậm nộp thuế, gửi giấy mời lên CQT làm việc và biện pháp cao nhất là cưỡng chế nợ thuế. Trong số các biện pháp đơn đốc thu nợ thì ra thơng báo nợ thuế, phạt chậm nộp tiền thuế và gọi điện thoại nhắc nhở là các biện pháp được thực hiện nhiều nhất, thể hiện qua Bảng 2.6 trên đâỵ Đặc biệt là trong năm 2014, số lượng các biện pháp đôn đốc thu nợ tăng lên đáng kể, cụ thể: năm 2014 là 8.327
lượt, năm 2015 là 9.457 lượt, tăng 14% so với năm 2014; năm 2016 là 12.116 lượt, tăng 28% so với năm 2015; năm 2017 là 13.782, tăng 14% so với năm 2016. Những biện pháp này đã góp phần quan trọng vào việc giảm nợ. Tuy nhiên, những biện
pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả đối với những đơn vị ý thức được nghĩa vụ của mình với NSNN, với những đơn vị có nợ ảọ Còn trên thực tế, rất nhiều đơn vị chây ỳ hoặc do khó khăn tài chính thì các biện pháp này thực sự không phát huy
hiệu quả. Nhiều đơn vị có số nợ đọng lớn, số phạt hàng tháng lên đến vài tỷ đồng
thì việc gọi điện thoại nhắc nhở, ra thông báo nợ và phạt chậm nộp đối với những
Bảng 2.6: Số lượng các biện pháp đôn đốc thu nợ đã thực hiện
Đơn vị tính: lượt
Biện pháp đơn đốc thu nợ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Tổng số 8.327 100 9.457 100 12.116 100 13.782 100 14 28 14
Thông báo nợ thuế 3.086 37 3.658 39 4.528 38 5.625 41 18 24 24
Phạt nộp chậm tiền thuế 2.376 29 2.812 30 3.917 32 4.245 31 18 39 8
Gọi điện thoại nhắc nhở 2.865 34 2.987 31 3.671 30 3.912 28 4 23 7
Hàng tháng, sau khi CQT gửi thông báo nợ và phạt chậm nộp cho đơn vị thì rất nhiều đơn vị lên đối chiếu, giải trình. Nhưng hầu hết là những đơn vị có số nợ
khơng nhiều hoặc nợ sai, nợ ảọ Còn các đơn vị có nợ lớn hầu hết đều là các đơn vị chây ỳ hoặc thực sự khó khăn về tài chính nên khơng có phản hồi gì về số tiền phạt. Phải chăng chế tài về phạt chậm nộp, cưỡng chế đối với các đơn vị nợ lớn, chây ỳ chưa đủ mạnh chưa thực sự có tính răn đẻ Bởi lẽ mức phạt này tính ra vẫn thấp
hơn lãi suất ngân hàng. Đây cũng chính là điểm mà NNT có thể lợi dụng để chiếm dụng vốn NSNN. Đặc biệt là theo quy định hiện hành, CQT chưa tính phạt trên
khoản tiền phạt chậm nộp. Điều này cũng có nghĩa là khoản tiền nợ thuế của NNT chỉ bị tính theo “lãi đơn”. Trong khi đó, khi vay vốn ngân hàng, tất cả đều phải áp dụng quy tắc tính “lãi kép” - lãi đẻ ra lãị Điều này khiến cho NNT cố tình chây ỳ, chiếm dụng vốn NSNN và không thực sự ý thức trong việc nộp tiền phạt chậm nộp thuế. Vì vậy, đơi khi biện pháp này khơng thực sự hiệu quả mà chỉ làm cho “dày
nợ” lên.
Bên cạnh đó, hiệu quả cơng tác đơn đốc thu nợ đã được thể hiện qua chính số liệu nợ thuế thời gian quạ Tuy nhiên, để đánh giá tổng thể và chính xác hiệu quả
cơng tác đơn đốc thu nợ được thể hiện qua bảng 2.7.
Qua bảng số liệu 2.7, các khoản nợ dưới 30 ngày có tỷ lệ tăng cao như so sánh giữa năm 2015 so với 2014 thì thấy số tiền nợ tăng 34% tương ứng là 2.931 tỷ. Các khoản nợ từ trên 180 ngày so sánh giữa năm 2013 với 2012 có số khoản nợ tăng 18,7% và số lượng nợ tăng 28,9%, tương ứng là tăng 435 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy nợ gia tăng chủ yếu là do các khoản nợ mới phát sinh, tuổi nợ của các khoản nợ ngày càng giảm đi, các khoản nợ tồn đọng ít hơn. Điều này cho thấy hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế đã tốt hơn.
Đến năm 2014, tất cả các mức tuổi nợ đều có sự gia tăng về cả số lượng
khoản nợ cũng như số tiền nợ thuế. Trong đó, mức tăng cao nhất so với năm 2013 là các khoản nợ từ 60 - 90 ngày tăng 1.832 khoản nợ tương đương 123,4% hay là 193 tỷ đồng tiền nợ thuế tương đương 165%. Các khoản nợ dưới 30 ngày và trên 180 ngày tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn.
Bảng 2.7: Số liệu nợ thuế chi tiết theo tuổi nợ
Đơn vị tính: triệu đồng
Biện pháp đôn đốc
thu nợ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Tổng số 69.337 100 88.731 100 113.938 100 177.510 100 Nợ từ 01-30 ngày 8.543 12 11.474 13 13.756 12 27.301 15 34 20 98 Nợ từ 31-60 ngày 10.154 15 12.914 15 12.639 11 18.540 11 27 -2 47 Nợ từ 61-90 ngày 13.944 20 13.960 16 19.928 17 37.223 21 0 43 87 Nợ từ 91-120 ngày 17.943 26 9.221 10 11.114 10 18.053 10 -49 21 62 Tiền thuế nợ từ 121 ngày trở lên 18.753 27 41.162 46 56.501 50 76.393 43 119 37 35
Như vậy có thể thấy trong năm 2014, số nợ tăng nhanh là do nợ mới phát sinh nhiều cũng như khả năng thu hồi nợ đọng cũ không tốt. Tuổi nợ của các khoản nợ quá hạn tăng nhanh. Điều này phản ánh đúng thực trạng công tác quản lý nợ thuế