3.4. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế
3.4.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo, bổ sung nhân lực,
trình độ cho đội ngũ trực tiếp thực hiện cơng tác quản lý nợ thuế
ạ Hoàn thiện bộ máy quản lý nợ thuế
Để công tác cưỡng chế thuế tại chi cục đạt được hiệu quả cao, cũng như giúp
cần thiết. Như chúng ta đã biết, trước khi chưa có Luật Quản lý thuế thì bộ máy
quản lý nợ thuế cịn chưa được hồn thiện nên cơng tác quản lý nợ thuế còn bị phân tán tại nhiều bộ phận chức năng khác nhaụ Khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành thì cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế đã được tập trung về một đầu mối và có những bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc tổ chức bộ máy về nhân sự tại CQT cịn chưa hồn thiện, có những cán bộ chưa đi học, tu dưỡng nghiệp vụ nhằm
đáp ứng nhiệm vụ nên cần tiến hành rà sốt tồn bộ cán bộ, nhân viên trong chi cục để cử đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác và tổ chức đánh giá
cán bộ trong chi cục theo quý. Đồng thời, có bộ phận thanh tra, giám sát thực hiện giúp công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả, khách quan. Kịp thời khen thưởng, tuyên dương những cá nhân, tập thể phòng ban trong chi cục có thành tích tốt sau mỗi đợt đánh giá; tạo quy trình, văn hóa riêng có của Chi cục thuế thành phố Hạ
Long. Bên cạnh đó, để bộ máy hoạt động tinh giản, hiệu quả hơn nữa cần có sự
kiêm nhiệm, luân chuyển các vị trí nhằm buộc bản thân cán bộ cũng có ý thực tìm, học và làm việc hiệu quả hơn. Việc ban hành quy chế phối hợp, chia sẻ chức năng quản lý nợ thuế cho các đội chức năng là một điểm mới trong bộ máy quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hạ Long. Cần theo dõi đánh giá nghiêm túc mơ
hình để có sự điều chỉnh hợp lý nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế thời gian tớị
b. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế
Trình độ, năng lực của cơng chức quản lý nợ là yếu tố mang tính chất quyết
định đối với hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế; giúp cho việc phân loại doanh
nghiệp, nghiên cứu, xây dựng nội dung tuyên tuyền, hỗ trợ người nộp thuế được
chính xác, hiệu quả. Do đó, nâng cao năng lực, trình độ của cơng chức thuế bao
gồm cả nâng cao trình độ văn hóa cũng như phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức.
Muốn vậy, chúng ta phải:
Một là, căn cứ vào tình hình nợ thuế trên địa bàn của từng giai đoạn, Chi cục thuế xây dựng chỉ tiêu tuyển dụng cho phù hợp, có thể tiến hành điều chuyển cán bộ của các phòng ban – nếu có thể đủ trình độ để làm được việc. Đề cao yêu cầu chất
lượng cán bộ ngay từ khâu tuyển dụng cả ở phẩm chất đạo đức đối với nghề và
năng lực trình độ căn cứ vào học vấn và quá trình thử việc, tập sự tại đơn vị. Từ
đó, đánh giá một cách khách quan để đưa ra quyết định phù hợp – tức là người được tuyển dụng có đáp ứng được nhiệm vụ được giao hay không để quyết định
phụ trách công tác quản lý nợ thuế. Nếu chúng ta làm tốt khâu tuyển dụng, lựa chọn được những cán bộ có trình độ chun mơn, có tư cách đạo đức có tinh
thần trách nhiệm cao thì sẽ giảm được chi phí đào tạo về sau, đồng thời hiệu quả quản lý cũng cao hơn.
Hai là, rà sốt và phân loại lại tồn bộ đội ngũ cán bộ thuế, công chức quản lý nợ thuế. Tổ chức kiểm tra và đánh giá trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận của từng cơng chức để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lạị Căn cứ nội dung, kế hoạch công tác năm các đơn vị đã xây dựng, Phòng Tổ chức cán bộ đã tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi cục ban hành Quyết định phân công giao nhiệm vụ phụ trách. Nhiệm vụ phân công phụ trách là: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát các hoạt động công tác năm của đơn vị đồng thời chú trọng việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho CBCC tại Chi cục Thuế, Phòng được phân
công phụ trách, trên cơ sở mơ hình tổ chức các Phòng, Chi cục Thuế, Đội thuế,
chức năng nhiệm vụ của từng chức danh công chức đảm nhận, lãnh đạo đơn vị chủ
động bồi dưỡng để khắc phục những yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý
hoặc phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ chức năng mở lớp bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực quản lý. Công tác bồi dưỡng được triển khai trong toàn hệ thống, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch về thời gian tổ chức bồi dưỡng cho từng nội
dung (toàn bộ hoặc một số nghiệp vụ quản lý), phân công người truyền đạt các nội dung là cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị, có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác
quản lý, có kỹ năng truyền tải nội dung.
Ba là, phải thường xuyên nâng cao trình độ chun mơn và hiểu biết của cán bộ thuế, tư tưởng, đạo đức chính trị, tác phong gần dân, sát dân, phục vụ dân cho
cán bộ thuế. Đào tạo cán bộ quản lý thuế phù hợp với yêu cầu mới, đáp ứng các
bộ thuế trong quá trình quản lý. Đào tạo về cả lý luận chính trị; đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và các kỹ năng quản lý thuế phù hợp với lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm, bồi dưỡng về các kỹ năng quản lý nợ thuế và định kỳ hàng quý có bài kiểm tra, đánh giá khách quan từ Ban lãnh đạo chi cục.
Bốn là, cần đặc biệt quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ, có thể phát động thi đua giữa các phịng ban, từ đó có những phần thưởng mang tính khích lệ; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ trong đơn vị; mở những
cuộc thi như chúng tôi là cán bộ ngành thuế… nhằm kết nối, giao lưu, cũng như học hỏi và phát huy được những kỹ năng của cán bộ công chức trong đơn vị. Là tiền đề
để xây dựng đội ngũ cán bộ thuế trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng; cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Từ đó mỗi cán bộ công chức phải tự hồn thiện mình, nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý thuế. Về nội dung bồi dưỡng có thể gồm: Luật CBCC, Luật Lao động, Nghị định số 34- CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, chức năng nhiệm vụ cơ quan Thuế các cấp, 10 điều kỷ luật đối với công chức viên chức ngành Thuế, Quy định về
những tiêu chuẩn cần “Xây” và những điều cần “Chống” đối với công chức, viên chức ngành thuế; Quy định Tiêu chuẩn văn hố cơng sở và đạo đức công chức, viên chức ngành thuế, Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam; và các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý nợ thuế....
Từ những giải pháp trên được thực hiện, kết thúc mỗi đợt đánh giá, học tập,
chi cục sẽ có chế độ khen thưởng, xử lý nghiêm minh với những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, khơng hồn thành nhiệm vụ, tham ô, xách nhiễu trong quản lý nợ thuế.
3.4.2. Hồn thiện cơng tác phân loại nợ thuế
Để thực hiện tốt công tác này, Chi cục cần tiến hành giao chỉ tiêu thu nợ, chỉ
tiêu giảm nợ đến từng CBCC thuế đối với từng doanh nghiệp nợ thuế; Đối với các khoản nợ lớn, chi cục yêu cầu cần phân loại, làm rõ thực trạng và dòng tiền luân chuyển của doanh nghiệp để có biện pháp đơn đốc hiệu quả. Triển khai các nội
dung chỉ đạo, giải pháp ngăn không để nợ mới phát sinh, đặc biệt đối với các tháng mà thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế vào thời điểm cuối tháng, trùng với các kỳ nghỉ lễ, ngày nghỉ, trong đó đặc biệt chú trọng kiểm sốt số thu nộp ngân sách
ngay sau khi hết thời hạn nộp thuế (trường hợp phát hiện có sai sót đối với việc thu nộp thuế, cần xác định nguyên nhân và chủ động xử lý ngay trước thời điểm khóa
sổ). Giám sát tình trạng hoạt động của từng doanh nghiệp, chủ động rà soát các
doanh nghiệp nhiều tháng không phát sinh doanh thu, đã cưỡng chế hóa đơn nhưng khơng đề nghị xuất hóa đơn lẻ, phải thực hiện kiểm tra tại địa điểm hoạt động, xác
định thực trạng và hoàn thiện hồ sơ để thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định.
Kiểm soát chặt chẽ dữ liệu nợ thuế ngay từ bước đầu trước khi thực hiện các bước tiếp theo quy trình, cần chính xác, tránh gây bức xúc cho doanh nghiệp. Việc phân loại nợ thuế phải đảm bảo tính chính xác, hồ sơ, thủ tục phải đúng quy định và quy trình. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện quy chế phối hợp, đặc
biệt đối với việc phối hợp để xử lý các khoản nợ chờ điều chỉnh. Nghiêm túc, triển khai kịp thời, đúng quy định đối với việc cưỡng chế nợ thuế, công khai thông tin nợ thuế đối doanh nghiệp. Việc này cũng chính là để đảm bảo quản lý nợ chính xác
góp phần quan trọng trong việc đơn đốc nợ, giảm thiểu số nợ thuế, chống thất thu NSNN. Chính vì vậy, để thực hiện giải pháp này, CQT cần tập trung thực hiện
những việc sau:
Thứ nhất, phải rà soát, phân loại chính xác số nợ thuế đến 31/12 hàng năm,
đồng thời phải báo cáo Cục thuế và Tổng cục Thuế đúng thời hạn quy định để tổng
hợp và chỉ đạo kịp thờị Trong quá trình phân loại và rà soát nợ phát hiện sự chênh lệch giữa CQT và đối tượng nợ thuế thì cần nhanh chóng ban hành quyết định điều chỉnh, xóa các khoản nợ thuế khơng có thực.
Thứ hai, với các khoản nợ đã được Cơ quan thuế xử lý tạm khoanh nợ, giãn nợ thì phải tiếp tục theo dõi đến hết thời hạn khoanh nợ, giãn nợ. Hết thời hạn mà
người nợ thuế vẫn chưa nộp hết số nợ thuế thì cần cương quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo Luật Quản lý thuế để thu hồi số tiền nợ thuế.
Thứ ba, đối với các khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại, CQT rà soát lại các thủ tục giải quyết khiếu nại, thuộc quyền giải quyết của Cơ quan thuế thì phải khẩn trương xem xét ra quyết định giải quyết khiếu nạị Khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại cần đôn đốc cán bộ quản lý nợ xử lý dứt điểm khoản nợ chờ xử lý do
khiếu nạị
Thứ tư, đối với trường hợp NNT gặp khó khăn khách quan khác do thiên tai, tai nạn bất ngờ thì xử lý gia hạn nộp thuế theo Luật Quản lý thuế. Đối với các khoản nợ thuế do chây ỳ, phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế quy định để thu hồi tiền thuế vào ngân sách.
Thứ năm, đối với các khoản nợ khó thu của các doanh nghiệp đã giải thể, bỏ trốn, mất tích khơng có đối tượng để thu hồi nợ, thì CQT cần phải theo dõi riêng,
khơng tính phạt chậm nộp, tổng hợp, báo cáo Cục thuế, Tổng cục Thuế để tổng hợp báo cáo Quốc hội và Chính phủ xin chủ trương xử lý.
Thứ sáu, đối với các khoản nợ thông thường cần phải thường xuyên tổ chức, tuyên truyền, vận động, giải thích về nghĩa vụ cho NNT, tăng cường xử lý nghiêm minh các vi phạm về thuế để răn đẹ Phải theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của NNT qua đó nắm bắt kịp thời các khoản nợ phát sinh và thực hiện ngay các
biện pháp đôn đốc thu nộp để không phát sinh nợ mớị
Thứ bảy, cần xem xét và đưa vào áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác quản lý nợ. Để áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác quản lý nợ thuế chúng ta cần xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro trong
quản lý nợ từ đó làm căn cứ để đánh giá các doanh nghiệp. Hiện nay, đã có phần
mềm QTN hỗ trợ quản lý nợ thuế, lưu được lịch sử nợ đọng thuế của doanh nghiệp, lịch sử các biện pháp đôn đốc nợ thuế của CQT đối với doanh nghiệp. Do đó, chúng ta hồn tồn có thể dựa trên những thông tin này để xây dựng một hệ thống tính điểm doanh nghiệp, đánh giá mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp trong quản lý nợ
thuế. Bên cạnh đó, cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu trung bình theo ngành để
làm cơ sở so sánh với các chỉ tiêu khi đánh giá doanh nghiệp. Khi áp dụng được kỹ thuật quản lý rủi ro trong quản lý nợ và kết hợp với kinh nghiệm của các công chức
quản lý nợ, chúng ta sẽ có căn cứ để áp dụng từng nhóm biện pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng có mức độ rủi ro về thuế khác nhau, đảm bảo hiệu quả của các biện pháp là cao nhất, hiệu quả của công tác quản lý nợ cũng cao nhất.
3.4.3. Phân công đôn đốc thu nộp nợ thuế
Chi cục thuế thành phố Hạ Long cần kiên quyết chỉ đạo các đội quản lý rà
soát, phân loại nợ và phân tích nguyên nhân nợ thuế của từng đối tượng nợ thuế, từ
đó có giải pháp đôn đốc thu nợ thuế một cách hiệu quả như động viên, thuyết phục
các doanh nghiệp có kế hoạch phân chia nguồn tiền của mình sao cho vừa đảm bảo, vừa duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, vừa có tiền nộp nợ thuế. Riêng đối với số nợ thuế xử lý sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; những đơn vị đang hoạt động
sản xuất kinh doanh, có phát sinh doanh thu bán hàng, có dịng tiền luân chuyển nhưng vẫn nợ thuế; các dự án được gia hạn nhưng quá hạn chưa nộp tiền sử dụng đất; các dự án đã bán, thu tiền nhưng vẫn nợ tiền sử dụng đất thì cơ quan thuế phải
kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp thơng báo hóa đơn khơng có giá trị sử dụng.
Tập trung chỉ đạo cán bộ công chức ngành thuế tăng cường đôn đốc thu nộp thuế hàng tháng sát với số kê khai hàng tháng của đơn vị nhằm hạn chế tối đa nợ mới phát sinh. Còn đối với các trường hợp đơn vị nợ đọng thuế thì phải chỉ đạo
triển khai thực hiện công tác quản lý nợ thuế đúng theo quy trình, quy định của
pháp luật thuế hiện hành như: Phân loại tiền thuế nợ đúng quy định qua đó làm cơ sở đơn đốc thu tiền thuế nợ; đối với các khoản tiền thuế; đôn đốc thu tiền thuế nợ
phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận quản lý nợ và bộ phận thanh tra, kiểm tra đôn đốc
Để triển khai quyết liệt các trường hợp phải cưỡng chế nợ thuế theo quy định: Lập danh sách NNT phải cưỡng chế nợ thuế trong kỳ; tập trung nguồn lực để
thực hiện cưỡng chế, trước mắt tiến hành cưỡng chế trước đối với NNT có số tiền thuế nợ lớn hoặc thời gian nợ thuế kéo dài; phân công phối hợp thực hiện tốt việc xác minh, thu thập thông tin người nợ thuế sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế nên phải tăng cường lực lượng cho bộ phận cưỡng chế.
Bộ phận quản lý nợ thuế và bộ phận quản lý đất đai chủ động phối hợp với nhau rà soát, tổng hợp, báo cáo số nợ tiền sử dụng đất. Trường hợp người sử dụng
đất không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính
mà vẫn khơng chấp hành thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định.
Đối với các khoản nợ lớn, chi cục thuế thành phố Hạ Long phải tiến phân