2.3. Thực trạng quản lý nợ thuế ở Chi cục thuế thành phố Hạ Long gia
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát quản lý nợ thuế
Quản lý nợ thuế là một nội dung quan trọng trong cơ chế giám sát trong hoạt
động quản lý thuế. Quản lý nợ thuế không chỉ nhằm kiểm sốt và tăng số thu thuế
mà mục tiêu chính là ngăn ngừa, đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế vi phạm. Khi có sự quản lý nợ thuế cùng với các hình thức xử phạt nghiêm khắc, đối tượng nộp thuế sẽ ý thức được hậu quả nếu chây ỳ không tuân thủ pháp luật về thuế, từ đó có ý thức
trong việc tìm hiểu và thực thi các nghĩa vụ về thuế. Các chỉ tiêu đánh giá cơng tác quản lý được trình bày ở các bảng số liệu và phân tích tại mục 2.2 chương 2 luận
văn. Và để thực hiện những nội dung trên Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã ban hành
quy chế giám sát, phối hợp giữa các phịng trong cơng tác quản lý đôn đốc thu nợ thuế (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3225 /QĐ-CT ngày 27 tháng 7 năm 2014 của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh) nhằm kiểm tra, giám sát phối hợp thu giữa các phịng với nhau với mục đích thu đúng, thu đủ và thu kịp thời tiền thuế vào Ngân
sách nhà nước cụ thể:
Đội Quản lý nợ: Là đầu mối thực hiện công tác quản lý nợ, xây dựng chỉ tiêu
thu tiền thuế nợ năm kế hoạch, báo cáo đánh giá công tác quản lý nợ của Cục Thuế, hướng dẫn công tác quản lý nợ đối với các Chi Cục Thuế.
Đội Kiểm tra thuế: Thực hiện đôn đốc nợ, điều chỉnh nợ từ ngày thứ nhất đến
ngày thứ 90 kể từ ngày hết hạn nộp thuế (Bao gồm cả số tiền nợ thuế truy thu và phạt qua: kiểm tra thuế, kiểm toán, thanh tra Tổng cục Thuế, thanh tra Bộ Tài chính...). Từ ngày thứ 91 thực hiện bàn giao cho phòng Quản lý nợ tiếp tục quản lý.
Đội Kê khai kế toán thuế: Thực hiện đối chiếu, điều chỉnh nợ sai trên hệ
thống (nợ sai do phòng KKKTT phát hiện và nợ sai do các phòng thực hiện quy chế phát hiện chuyển hồ sơ đến).