Đơn vị tính: triệu đồng
Biện pháp đơn đốc
thu nợ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Tổng số 69.337 100 88.731 100 113.938 100 177.510 100 Nợ từ 01-30 ngày 8.543 12 11.474 13 13.756 12 27.301 15 34 20 98 Nợ từ 31-60 ngày 10.154 15 12.914 15 12.639 11 18.540 11 27 -2 47 Nợ từ 61-90 ngày 13.944 20 13.960 16 19.928 17 37.223 21 0 43 87 Nợ từ 91-120 ngày 17.943 26 9.221 10 11.114 10 18.053 10 -49 21 62 Tiền thuế nợ từ 121 ngày trở lên 18.753 27 41.162 46 56.501 50 76.393 43 119 37 35
Như vậy có thể thấy trong năm 2014, số nợ tăng nhanh là do nợ mới phát sinh nhiều cũng như khả năng thu hồi nợ đọng cũ không tốt. Tuổi nợ của các khoản nợ quá hạn tăng nhanh. Điều này phản ánh đúng thực trạng công tác quản lý nợ thuế năm 2014. Tình hình kinh tế khó khăn, suy thoái kinh tế, thắt chặt tín dụng ảnh
hưởng lớn đến khả năng thực hiện nghĩa vụ với NSNN của các đơn vị. Nhiều đơn vị khơng có khả năng thanh toán nợ cũ cũng như các khoản nợ mới phát sinh. Tuy nhiên, số tiền nợ thuế của các khoản nợ trên 180 ngày lớn cũng đặt ra một dấu hỏi lớn trong công tác quản lý nợ thuế.
Như đã nói ở trên, luật quản lý thuế quy định nguyên tắc thanh toán các
khoản tiền thuế, tiền nợ: Tiền thuế truy thu, tiền nợ thuế, tiền thuế phát sinh và tiền phạt. Do đó, theo nguyên tắc “trừ nợ xa”, nếu doanh nghiệp có nhiều khoản nợ có tuổi nợ khác nhau thì khi doanh nghiệp nộp tiền vào để thanh toán cho khoản nợ
mới phát sinh thì số tiền này cũng được mặc định thanh tốn cho khoản nợ có tuổi nợ lớn nhất trước. Vì vậy, việc số nợ dưới 30 ngày tăng nhanh mà số nợ từ 180 ngày trở lên cũng tăng nhanh chứng tỏ nhiều doanh nghiệp chỉ có số thuế phải nộp phát sinh mà khơng có số thuế thực nộp trong năm. Xét về bản chất, các doanh nghiệp phát sinh nghĩa vụ nộp thuế chủ yếu ở 2 sắc thuế là: thuế GTGT và thuế
TNDN. Trong đó, thuế GTGT là một sắc thuế gián thu, tiền thuế đã được tính trong giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng. Về lý thuyết, loại thuế này phải có số nợ đọng thuế khơng lớn bởi vì người bán chỉ là người thu tiền thuế của người mua nộp hộ vào NSNN.
Như vậy, nợ đọng thuế GTGT chính là do các doanh nghiệp muốn chiếm
dụng tiền thuế của NSNN để bổ sung vốn SXKD, giải quyết những khó khăn tạm thời về vốn của doanh nghiệp mình. Cịn thuế TNDN là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào lợi nhuận của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Chỉ khi các doanh nghiệp có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.
Do đó, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng có thể nợ đọng thuế tăng cao phần
nào thể hiện ý thức nộp thuế của các doanh nghiệp chưa cao, hiệu quả quản lý nợ thuế, đôn đốc thu nợ thuế chưa caọ Đặc biệt, trong năm 2013 và 2014, Nhà nước đã
có chính sách hỗ trợ để gia hạn nộp thuế TNDN với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
để thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Tuy nhiên, số tiền nợ đọng thuế vẫn tăng mạnh, điều này phần nào phản ánh hiệu quả công tác quản lý nợ thuế năm vừa qua chưa
thực sự tốt.
Bên cạnh đó, ta có thể xem xét hiệu quả công tác đôn đốc thu nợ thuế thông qua số lượng nợ thuế chi tiết theo mức nợ.
Để đánh giá hiệu quả công tác đôn đốc thu nợ thuế, ta xem xét cụ thể số tiền
nợ thuế phân theo từng sắc thuế để đánh giá bản chất của việc nợ thuế, nguyên nhân thực sự của việc nợ đọng thuế được thể hiện qua Bảng 2.8.
Qua biểu số liệu 2.8 ta thấy nợ thuế GTGT luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ thuế của các năm. Năm 2014, số nợ thuế GTGT là 38.495 triệu đồng
chiếm 56% trong tổng số nợ thuế, năm 2015 là 44.784 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2014 và chiếm 51% trên tổng số nợ thuế, năm 2016 nợ thuế GTGT là 57.535 triệu đồng, chiếm 50% và tăng 29% so với năm 2015 và năm 2017 nợ thuế GTGT là 76.244 triệu đồng chiếm 43% tổng số nợ thuế và tăng 33% so với năm 2016 .
Như vậy, thuế GTGT luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số nợ thuế. Điều này cho
thấy số nợ thuế không chỉ phản ánh nền kinh tế khó khăn mà còn phản ánh tình trạng NSNN bị chiếm dụng. Số nợ đọng thuế GTGT cho thấy doanh nghiệp đã cố tình chiếm dụng phần tiền thuế đã thu của người mua để giải quyết những khó khăn về vốn, đáp ứng nhu cầu phục vụ SXKD. Bởi vì, theo quy tắc ghi nhận của CQT,
thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế là thời điểm xuất hóa đơn bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ mà khơng phân biệt đã thu được tiền hay chưạ Như vậy, khi chưa thu được tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì NNT vẫn phải ghi nhận thuế giá trị gia tăng đầu rạ Điều này phần nào gây khó khăn cho doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, khả năng thu hồi vốn chậm, nhiều trường hợp xuất hóa đơn nhưng chưa thể thu ngay được tiền. Nếu bán chịu chưa thu được tiền hàng thì doanh nghiệp phải đi vay để nộp thuế GTGT.