thuế và cưỡng chế thuế
Bước vào những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung đang trên đà
thực, thực phẩm và nguyên vật liệu cơ bản biến động phức tạp. Trong nước, kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất còn cao; số doanh nghiệp bị giải thể,
đình đốn sản xuất tăng cao (đặc biệt là khối doanh nghiệp liên quan đến xây dựng,
bất động sản), nhiều lao động mất việc làm. Bên cạnh đó rét đậm, rét hại kéo dài ở
miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp và đời
sống nơng dân.
Quốc hội, Chính phủ đã ban hành những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều
hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước với mục tiêu tổng quát là: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền
kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phịng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả
hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Trong đó, trọng tâm chỉ đạo điều hành là thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; thực
hiện tái cơ cấu nền kinh tế, bắt đầu từ tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong 04 năm từ năm 2014
đến năm 2017 đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu: Lạm phát được kiềm chế. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) đã giảm. Các giải
pháp tài khoá thắt chặt, tiền tệ chặt chẽ; tăng cường quản lý chi tiêu công; công tác quản lý giá cả, thị trường được tập trung chỉ đạo đã góp phần kiềm chế lạm phát.
Việc thực hiện chính sách tài khố thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt chẽ đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nhưng cũng để lại hệ quả là làm cho
doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãi suất vay còn cao, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận và hấp thụ vốn; chi phí đầu vào lớn, sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho cao, dẫn đến quy mô sản xuất phải thu hẹp, nhiều doanh
nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, lao động mất việc làm tăng,
gây sức ép lớn đến ổn định xã hội và đời sống của nhân dân [29].
Tuy lạm phát giảm mạnh nhưng lãi suất vay ngân hàng vẫn còn caọ Nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng. Nhập khẩu giảm mạnh, nhất là khối doanh nghiệp trong nước. Việc giảm nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới, nhất là sản xuất hàng xuất khẩụ Buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng chưa giảm, làm thất thu ngân sách, gây thêm khó khăn cho sản xuất, xâm phạm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Bối cảnh đó đã tác động ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng, dẫn tới tình trạng số dư nợ thuế ngày càng gia tăng việc xử lý nợ thuế ngày càng phức tạp. Vì vậy, xem xét cơ chế chính sách và tổ chức tốt cơng tác nợ thuế đang trở thành vấn đề thời sự cấp bách và thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý.