2.2. Tình hình quản lý thuế
2.2.2. Tổ chức, quy trình quản lý thuế tại Chi cục thuế thành phố Hạ Long
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế đặt ra yêu cầu đổi mới bộ máy quản lý theo mơ hình chức năng, tức là cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế bao gồm các bộ phận (cấp Tổng cục Thuế là vụ; cấp Cục, Chi cục Thuế là phòng, đội), mỗi bộ phận thực hiện một chức năng quản lý thuế cơ bản đối với hầu hết các loại thuế và đối với tất cả các đối tượng nộp thuế theo thẩm quyền được phân công. Các chức năng quản lý
thuế cơ bản gồm: Tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế và hỗ trợ người nộp thuế. Xử lý tờ khai và kế toán thuế. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế
CƠ QUAN THUẾ
Kiểm tra thanh tra thuế Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu thuế Người nộp thuế Kho bạc, ngân hàng Tuyên truyền Pháp luật Thuế và hỗ trợ NNT Kê khai và Kế toán thuế
Hình 2.2: Quy trình QL thuế theo cơ chế NNT tự kê khai - tự tính - tự nộp thuế
Như vậy, ngoài các bộ phận thực hiện các chức năng quản lý thuế cơ bản, cơ cấu tổ chức còn gồm một số bộ phận thực hiện việc quản lý các sắc thuế đặc thù hoặc thực hiện các chức năng khác phục vụ cho quản lý thuế: quản lý thuế thu nhập cá nhân; pháp chế, chính sách, quản lý cán bộ, dự toán thu thuế, quản lý ấn chỉ, tài vụ... Đây là mơ hình được đánh giá có nhiều ưu điểm, đang được áp dụng rộng rãi
tại các nước có nền kinh tế phát triển.
Để vận hành và phối hợp tốt giữa các bộ phận chức năng, giữa NNT - cơ
quan quản lý thuế - các cơ quan chức năng liên quan, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thu NSNN, các quy trình nghiệp vụ ngành thuế cũng được ban hành đảm bảo cho các chức năng vận hành thơng suốt, thuận lợi, như: Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Quy trình quản lý đăng ký thuế; Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế tốn
thuế; Quy trình thanh tra thuế, quy trình kiểm tra thuế; Quy trình quản lý nợ, quản lý thu ngân sách; Quy trình quản lý hóa đơn...