chữa theo hướng tranh tụng tại phiên tòa
Cải cách tư pháp là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dưng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Trong những năm qua Ban Chấp hành Trung ương, Bợ Chính trị đã có mợt sớ Nghị quyết về xây dưng và hoàn thiện Nhà nước và pháp luật trong đó nhấn mạnh đến đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Trong đó, đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bợ Chính trị “Về mợt sớ nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bợ Chính trị “Về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020”. Nghị quyết 08-NQ/TW chủ trương đề cao vai trò tranh tụng tại tòa nói chung và tranh tụng hình sư nói riêng; đây được coi là một điểm nhấn thành công trong tiến trình cải cách tư pháp, tạo sư đổi mới về “chất” của công tác xét xư, góp phần nâng cao tính cơng bằng, khách quan và đúng pháp luật của các phán quyết của TA. Nghị quyết 49-NQ/TW tiếp tục đề cập đến nội dung này nhưng yêu cầu phải áp
dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng xét xư theo tranh tụng, đặc biệt khi Nghị quyết này khẳng định“nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xư, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.
Chủ trương mở rộng tranh tụng tại các phiên tòa là chủ trương đúng đắn, đề cao tinh thần trách nhiệm và chất lượng công việc của các CQTHTT bảo đảm hiệu quả của công tác tư pháp. Tuy nhiên, ở một số địa phương việc thưc hiện chủ trương mở rợng tranh tụng còn mang tính hình thức chưa đáp ứng được yêu cầu là các bản án, phán quyết của TA chủ yếu phải dưa trên kết quả tranh luận dân chủ tại phiên tòa. Nhiều phán quyết của TA chủ yếu dưa vào bản cáo trạng của VKS, nhiều Thẩm phán, Kiểm sát viên khi thưc hiện xét xư, thưc hành quyền công tố tại tòa còn theo “nếp cũ”, chưa kịp đổi mới tư duy, và phương thức thưc hiện.
Thưc tiễn cho thấy về cơ bản, việc xét hỏi vẫn ở phía HĐXX trong khi Kiểm sát viên, luật sư còn khá thụ động. Trình tư đó gần như mặt định trách nhiệm xét hỏi chính tḥc về HĐXX nên phần bào chữa của luật sư chỉ mang tính hình thức, những tác động của nó đến HĐXX rất nhỏ trong khi đòi hỏi của cải cách tư pháp là phán quyết của HĐXX phải căn cứ vào lời khai, chứng cứ được kiểm tra trong quá trính xét xư và kết quả của tranh tụng.
Có thể khẳng định phán quyết của TA phải “căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” là nguyên tắc phổ biến của các nước theo mô hình tố tụng tranh tụng. Còn các nước theo tố tụng xét hỏi thì phán quyết của TA dưa vào các căn cứ sau: hồ sơ vụ án, kết quả của giai đoạn xét hỏi và giai đoạn tranh luận tại tòa. Căn cứ quan trọng nhất là hồ sơ vụ án, sau đó đến giai đoạn xét hỏi và cuối cùng là giai đoạn tranh luận. Trước đây Việt Nam theo mô hình tố tụng xét hỏi, tuy nhiên do những hạn chế của mô hình tố tụng xét hỏi như dễ vi phạm qùn con người, tính dân chủ trong tớ tụng hạn chế, tiếp thu có chọn lọc những ưu điểm của các mô hình tố tụng trên thế giới, Bộ luật TTHS năm 2003 của Việt Nam theo mô hình tố tụng xét hỏi kết hợp yếu tố
tranh tụng có nhiều tiến bộ, nhưng yếu tố xét hỏi trong tố tụng nước ta vẫn rõ nét hơn thể hiện như: TA vẫn hỏi chính trong giai đoạn xét hỏi, vẫn thưc hiện việc chứng minh chứng cứ. Tuy vậy, Bộ luật cũng có nhiều quy định đề cao tranh tụng như nhấn mạnh tính thẩm tra chứng cứ cơng khai của phiên tòa, phán quyết của TA phải dưa chủ yếu vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra công khai tại phiên tòa ý kiến, tranh luận của Kiểm sát viên, luật sư và những người tham gia tố tụng. Điều này có nghĩa là sư chủ động phần nào sẽ thuộc về Kiểm sát viên và NBC, HĐXX đóng vai trò điều hành, không tham gia xét hỏi chủ yếu và trưc tiếp, chỉ “xới vấn đề” lên cho các bên xét hỏi và tranh luận. Công tố viên chủ động xét hỏi rồi buộc tội, NBC chủ động xét hỏi để bảo vệ cho “thân chủ”, đồng thời hai bên tranh luận với nhau một cách dân chủ các về tất cả các vấn đề tại phiên tòa.
Nhấn mạnh yếu tố tranh tụng, nghĩa là kết quả của quá trình tranh tụng ảnh hưởng lớn đến kết quả của vụ án. Việc đối đáp giữa Kiểm sát viên và NBC tại phiên tòa góp phần giúp TA ra một bản án, quyết định đúng người, đúng tội, hạn chế thấp nhất tình trạng oan sai, dần dần xóa bỏ những mặc cảm lâu nay tồn tại trong xã hội là TA xét xư theo kiểu “án bỏ túi”. Việc tranh tụng là để bảo đảm cho TA xác định sư thật khách quan của vụ án, trên cơ sở xem xét toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, NBC, bị cáo….Nếu kết quả tranh tụng không đạt thì có thể bản án cuối cùng của HĐXX sẽ không khách quan, không đúng người, đúng tội và làm oan người vô tội. Vì vậy, muốn tranh tụng đạt hiệu quả như mong đợị, đòi hỏi cả Kiểm sát viên và NBC phải có năng lưc thưc sư, bởi lẽ hiểu pháp luật là cần thiết, song sư vận dụng những điều luật vào từng vụ án cụ thể lại là một kỹ năng quan trọng và thể hiện những nội dung đó trong cuộc tranh luận bằng khả năng hùng biện của mình lại là cả một vấn đề. Kiểm sát viên muốn bảo vệ quan điểm của mình thì dĩ nhiên kiểm sát viên phải tích cưc bảo vệ cáo trạng, phải tranh luận, phải bác những ý kiến bào chữa thiếu cơ sở của NBC, của bị cáo để thuyết phục
được HĐXX. Đối với NBC muốn bảo vệ thân chủ của mình cũng thế, một kết quả tốt bao giờ cũng cần có những yếu tố nhất định nếu thiếu một trong những yếu tố quan trọng thì chắc chắn rằng sẽ không bao giờ có được kết quả như mong đợi, chất lượng tranh tụng tốt, việc xét xư sẽ đạt hiệu quả. Có thể nói tranh luận là “cuộc chiến” giữa bên đại diện VKS và bên bào chữa bảo vệ cho bị cáo, công lý sẽ thuộc về bên nào, tuy nhiên chỉ có tranh luận chứ không có “đối đầu” giữa Kiểm sát viên và NBC. Pháp luật thì chỉ có một, lý lẽ nào đúng, phù hợp với quy định của luật thì tòa sẽ chấp nhận. Điều quan trọng là khi tranh luận đảm bảo thật sư dân chủ và tôn trọng lẫn nhau. Đồng thời Kiểm sát viên ln thể hiện mình ở vị trí cơng qùn, thay mặt Nhà nước thưc hiện quyền công tố tại phiên tòa. Và điều này đòi hỏi hoạt động bào chữa phải được nâng cao chất lượng và hiệu quả hơn nữa thì mới có thể cùng Kiểm sát viên tìm ra sư thật, để có thể tranh tụng một cách có hiệu quả cũng như thưc hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động bào chữa là một nhu cầu, một đòi hỏi cấp thiết khách quan.