các quyền bào chữa khác
+ NBC là NTGTT, không phải là người tiến hành tố tụng. Vì vậy, việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa là biện pháp để NBC thưc hiện nhiệm vụ bào chữa có hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra, quyền thu thập đồ vật, tài liệu, chứng cứ của NBC theo quy định của pháp luật còn hạn chế. Quy định của pháp luật hiện hành cho phép NBC chỉ thu thập đồ vật, tài liệu từ người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và những người thân thích của họ, từ cơ quan, tổ chức nếu khơng tḥc bí mật q́c gia, bí mật cơng tác(điểm d khoản 2 Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2003). Nhưng thưc tế tài liệu, đồ vật, không chỉ tồn tại ở những người và các cơ quan, tổ chức nêu trên mà còn tồn tại ở những người khác có lưu giữ hoặc biết về những tình tiết liên quan đến vụ án. Nếu cho phép NBC được mở rộng quyền thu thập chứng cứ thì NBC có điều kiện bảo vệ tốt hơn cho bị can, bị cáo.
Vì vậy, những giải pháp cần phải được nghiên cứu thưc hiện là cho phép NBC có quyền được thu thập chứng cứ một cách độc lập, được trưng cầu giám định, xuất trình chứng cứ do mình thu thập, kể cả việc đưa ra người làm chứng mới để khai trước tòa làm rõ sư thật gỡ tội cho bị cáo. Nếu chỉ cho NBC được đọc và căn cứ vào hồ sơ vụ án thì may ra cũng chỉ tìm thấy những tình tiết giảm nhẹ, chứ không hy vọng tìm ra được những căn cứ gỡ tội, bởi vì hồ sơ do những người buộc tội lập, chắc chắn chỉ có những chứng cứ buộc tội.
Để hạn chế những tiêu cưc và nâng cao hiệu quả công việc của NBC trong quá trình thu thập chứng cứ giải quyết các vụ án hình sư thì về phía Nhà nước phải tạo những điều kiện thuận lợi cho họ thưc hiện nhiệm vụ. Việc thu thập chứng cứ của NBC thưc chất là thưc hiện các quyền của thân chủ họ trong vai trò là người đại diện. Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong quan hệ với cơ quan Nhà nước hiện nay cũng khá đầy đủ. Thế nhưng bản thân các cơ quan Nhà nước, các CQTHTT không biết hoặc
“cố lờ đi” không thưc hiện các qui định của pháp luật. Vì thế NBC mới bị làm khó. Có lẽ để giải quyết vấn đề này, cần phải nâng cao “quan trí” bằng cách giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ xã phường hiểu và áp dụng các văn bản pháp luật về TTHS, về quan hệ Nhà nước và công dân. Thế vẫn chưa đủ, vì ngay nơi “quan trí” tớt nhất lại xảy ra tiêu cưc nhiều nhất. Cho nên, chúng ta cần phải có chế tài nghiêm khắc đối với các cán bộ cố tình làm khó người dân, thưc hiện không đúng chức phận khi gây khó dễ cho người dân thưc hiện quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Điều này hoàn toàn thiếu trong việc thưc thi pháp luật. Nhiều công chức đã quen “hành” dân, nhiều ĐTV đã cố tình gây khó dễ cho NBC mà không bị xư lý, thì họ tiếp tục “hành” dân, “hành” NBC.
Cho phép NBC thu thập chứng cứ, với những quy định pháp lý chặt chẽ để bảo đảm giá trị của chứng cứ do NBC thu thập. Đồng thời, cung cấp nhiều công cụ pháp lý để NBC tranh tụng bình đẳng tại phiên tòa. Mở rộng phạm vi và các biện pháp thu thập chứng cứ của NBC để quyền này thưc sư có hiệu quả. Chúng tôi đề nghị sưa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 58 BLTTHS theo hướng NBC có quyền thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu CQĐT thu thập những chứng cứ mà mình thấy cần thiết nhưng không có điều kiện, khả năng thu thập; đồng thời cần sưa đổi đoạn 2 điểm a khoản 3 Điều 58 BLTTHS theo hướng khi thu thập được các chứng cứ thì NBC chỉ giao cho Toà án sau khi hồ sơ vụ án đã được VKS chuyển sang Toà hoặc xuất trình tại phiên toà mà không có trách nhiệm phải giao cho CQĐT hay VKS. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng ĐTV, Kiểm sát viên không đưa vào hồ sơ những tài liệu chứng minh sư vô tội của bị can do luật sư thu thập được. Tại phiên toà, HĐXX không chỉ căn cứ các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án do VKS chuyển sang mà phải căn cứ vào cả chứng cứ, tài liệu của NBC cung cấp để xem xét, quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà; đồng thời cần bổ sung vào khoản 1 Điều 65 BLTTHS về quyền thu thập chứng cứ của NBC.
+ Về quyền của NBC được gặp bị cáo sau khi xét xử sơ thẩm
Do BLTTHS không quy định rõ vấn đề này nên hiện có một số trại tạm giam không cho luật sư bào chữa gặp vì theo họ, sau khi kết thúc phiên toà thì NBC không được gặp bị cáo nữa. Việc gặp bị cáo chỉ có thể thưc hiện khi vụ án được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Cách hiểu và làm như vậy là không đúng với quy định tại Điều 27 Luật Luật sư vì việc NBC gặp gỡ trao đổi với bị cáo sau khi kết thúc phiên toà có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, hầu hết các bị cáo do sư hiểu biết về pháp luật hạn chế và khi đã chấp nhận nhờ NBC tức là họ đã đặt toàn bộ niềm tin cũng như hy vọng của mình vào NBC. Sau khi kết thúc phiên toà, họ bị kết tội và bị xư phạt nên hơn lúc nào hết họ rất cần có NBC để tư vấn cho họ có kháng cáo hay không và nếu kháng cáo thì kháng cáo một phần hay toàn bộ bản án. Vì vậy, chúng tôi đề nghị sưa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 58 BLTTHS như sau: NBC có quyền gặp người người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, trước, trong và sau khi xét xư.
+ Mở rộng quyền mời NBC và chỉ định bào chữa:
Thưc tiễn hoạt động bào chữa thời gian qua cho thấy CQTHTT luôn đòi hỏi giấy yêu cầu luật sư của khách hàng phải là của chính bị can, bị cáo chứ khơng phải của người thân thích của bị can, bị cáo. Điều này dẫn đến những trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam thì làm sao NBC có thể tiếp xúc để lấy được giấy yêu cầu luật sư từ chính bị can, bị cáo mà thường phải thơng qua CQĐT hoặc Giám thị trại tạm giam. Do phải qua khâu trung gian nên nhiều trường hợp luật sư nhận được câu trả lời là: bị can, bị cáo từ chối luật sư hoặc bị can, bị cáo đã nhận rõ tội trạng của mình nên không mời luật sư, trong khi đó có đủ căn cứ xác định họ muốn nhờ luật sư bào chữa cho mình. Để khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi cần sưa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 57 BLTTHS theo hướng người thân thích của bị can, bị cáo cũng có thể lưa chọn NBC và NBC được cùng với ĐTV gặp bị can, bị cáo để làm rõ xem bị can, bị cáo có đồng ý nhờ họ bào chữa hay không?
Từ thưc trạng hoạt động của NBC thời gian qua còn cho thấy do trình độ, nhận thức pháp luật của phần lớn bị can, bị cáo còn hạn chế, hoàn cảnh kinh tế của họ còn khó khăn nên nhiều người không biết để nhờ NBC hoặc rất muốn nhờ nhưng không có tiền. Mặc dù hiện nay, ở nước ta đã có các tổ chức trợ giúp pháp lý nhưng đối tượng được trợ giúp còn rất hạn hẹp. Vì vậy, số lượng phiên toà hình sư xét xư có NBC chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đó, để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà thì cần phải khắc phục tình trạng phiên toà xét xư hình sư không có NBC tham gia. Muốn vậy, pháp luật TTHS cần mở rộng đối tượng bị can, bị cáo được hưởng sư giúp đỡ của NBC. Tham khảo luật TTHS của nhiều nước thấy rằng đối tượng bị can, bị cáo được Toà án chỉ định NBC rộng hơn ở nước ta rất nhiều. Ví dụ, luật TTHS của Đan Mạch quy định người bị buộc tội có quyền yêu cầu Toà án cư luật sư bào chữa. Trong trường hợp này, Nhà nước ứng trả thù lao cho luật sư. Nếu Toà án xét xư bị cáo có tội thì bị cáo phải hoàn trả tiền cho Nhà nước [45]. Ở nước ta nếu cũng làm được như vậy thì rất tốt nhưng không thể thưc hiện được trong tương lai gần vì ngân sách nhà nước có hạn và số lượng luật sư còn rất khiêm tốn nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu của những người cần trợ giúp. Vì thế, chúng tôi đề nghị trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhà làm luật nên mở rộng đối tượng được hưởng sư giúp đỡ của NBC đến những bị can, bị cáo phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất tới 20 năm tù, tù chung thân hoặc tư hình. Cụ thể, sưa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 57 BLTTHS theo hướng, trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời NBC thì các CQTHTT phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cư NBC cho họ: a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là hai mươi năm, tù chung thân hoặc
tử hình được quy định tại BLHS. b)....
+ Cần mở rộng phạm vi những người có quyền tham gia tố tụng với tư cách NBC
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của BLTTHS về NBC thì NBC chỉ gồm những người sau: luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân. Quy định này làm hạn chế QBC của một số người hoạt động pháp luật. Tuy họ không thuộc ba điều kiện trên nhưng chỉ cần họ có khả năng hiểu biết pháp luật tốt, có khả năng thưc hiện nhiệm vụ bào chữa và được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tin tưởng và giao cho họ bào chữa là được.
Vì theo quy định của Luật luật sư để được trở thành Luật sư thì phải có bằng cư nhân luật, phải học lớp nghiệp vụ luật sư, phải mất thêm khoảng thời gian 18 tháng thưc tập sau đó mới được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và được tham gia tố tụng với tư cách là luật sư. Vậy thì phải mất rất nhiều thời gian và tớn kém để có thể chính thức trở thành luật sư. Còn để trở thành bào chữa viên nhân dân thì cũng cần phải có những điều kiện nhất định nhưng luật không có quy định rõ ràng, đối với trường hợp tham gia bào chữa với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì phải bảo đảm các điều kiện về người đại diện. Do đó để thỏa mãn điều kiện của một trong ba trường hợp nói trên mới có thể trở thành NBC thì hạn chế rất nhiều những trường hợp sẽ có thêm NBC nếu chỉ cần quy định người nào có kiến thức pháp luật được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhờ họ bào chữa là được. Quy định như vậy sẽ mở rộng phạm vi tham gia bào chữa và không bó hẹp của một trong ba điều kiện trên và tạo điều kiện để nâng số lượng của NBC trong giai đoạn hiện nay.