Về việc thực hiện quyền hạn của người bào chữa

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 45 - 52)

Cải cách tư pháp coi trọng vai trò, vị trí của Luật sư, bởi lẽ Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên cơ sở pháp luật đảm bảo sư thật, khách quan công lý. Nghị quyết số 08 chỉ rõ: các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tiến hành tố tụng, tham gia xét hỏi bị can, bị cáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa. Điều này nghĩa là NBC được phép tham gia tố tụng sớm ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án. Điều 58 BLTTHS năm 2003 quy định NBC được tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can hoặc có quyết định tạm giữ (trong trường hợp bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) với các quyền hạn cụ thể như: Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sư tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; đề nghị báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch...

Thưc tiễn điều tra, truy tố, xét xư những năm qua cho thấy hoạt động của NBC đã góp phần rất quan trọng vào việc thưc hiện nguyên tắc bảo đảm QBC của bị can, bị cáo; bảo vệ quyền lợi của đương sư; góp phần giải quyết đúng đắn, khách quan các vụ án hình sư. Tỷ lệ các vụ án hình sư được xét xư có sư tham gia của luật sư dần dần được tăng lên. Các luật sư đã thưc hiện có trách nhiệm các quyền và nghĩa vụ tớ tụng quy định; tích cưc trong việc giúp

đỡ bị can, bị cáo về mặt pháp lý để họ thưc hiện các quyền tố tụng; hoạt động bào chữa, bảo vệ ngày càng có chất lượng hơn, góp phần làm sáng tỏ sư thật khách quan của các vụ án, trên cơ sở đó giúp cho Toà án ra các bản án, quyết định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đặc biệt, việc tham gia tố tụng của luật sư đã thể hiện được tinh thần tranh tụng trong đổi mới, cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta. Các luật sư đã tích cưc nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ, tham gia xét hỏi để xác định sư thật khách quan của vụ án; phát hiện các vi phạm tố tụng của cơ quan, người tiến hành tớ tụng để kiến nghị khắc phục; tích cưc tranh ḷn tại phiên toà… Hoạt đợng của luật sư đã làm cho người tiến hành tố tụng có trách nhiệm hơn trong thưc thi quyền hạn của mình góp phần nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xư; hạn chế được oan sai trong TTHS; hạn chế vi phạm quyền tư do dân chủ của cơng dân từ phía cơ quan, người tiến hành tớ tụng. CQTHTT cũng đã chú trọng hơn tới vai trò của NBC và phần nào đã tạo điều kiện để NBC thưc hiện các quyền hạn mà pháp luật quy định cho họ.

Mặc dù vậy, thưc tế cho thấy, phần lớn quyền hạn của NBC chưa được đảm bảo triệt để thưc hiện. Ngoài trường hợp CQTHTT đã thưc hiện đúng theo quy định của pháp luật, tức là tạo điều kiện cho NBC thưc thi được các quyền hạn của mình khi tham gia các hoạt động tố tụng, còn đa phần, xuất phát từ quan niệm cho rằng: “NBC tham gia chỉ gây rối, khó khăn cho cơ quan tố tụng khi giải quyết các vụ án hình sư; thậm chí... để “chạy án” là chủ yếu” nên CQTHTT đã hạn chế và gây cản trở trong việc thưc hiện quyền của NBC. Những hạn chế quyền của luật sư thường được biểu hiện ở các dạng sau:

Thứ nhất, về thủ tục cấp Giấy chứng nhận NBC còn nhiều bất cập và

cản trở.

Một mặt, CQĐT yêu cầu NBC tham gia bào chữa phải có văn bản chấp nhận NBC của bị can thì mới cấp giấy chứng nhận bào chữa. Nhưng khi bị can, bị cáo bị tạm giam nếu chưa có giấy chứng nhận bào chữa thì luật sư

cũng không thể vào được trại giam để lấy văn bản chấp nhận NBC của bị can, bị cáo.

Thưc tế cho thấy vấn đề xác định chủ thể có quyền nhờ NBC chưa có sư thống nhất giữa các CQTHTT. Có CQTHTT chỉ chấp nhận NBC khi bản thân bị can, bị cáo trưc tiếp nhờ, trong khi có cơ quan khác lại chấp nhận cả việc người thân trong gia đình của họ nhờ NBC.

Ví dụ như mợt sớ CQĐT tḥc Bợ Cơng an và Cơng an thành phớ Hồ Chí Minh thường xem xét rất kỹ đối với việc chấp nhận tư cách NBC cho bị can, bị cáo. Theo đó, ĐTV phải làm việc trưc tiếp với bị can, bị cáo, nếu bị can, bị cáo đồng ý thì mới cấp Giấy chứng nhận NBC. Nhưng ở một số nơi khác, CQĐT có thể lấy lí do “vận dụng” đúng tinh thần của điều luật là quyền yêu cầu nhờ NBC của người bị tạm giữ nhưng người bị tạm giữ do không nắm được quy định của ḷt và cũng khơng được giải thích nên đã khơng bầy tỏ quan điểm nhờ NBC nên trong những trường hợp này rất ít khi có NBC

Về việc cấp giấy chứng nhận bào chữa của CQĐT, Luật sư Nông Thị Hồng Hà nhận định, giấy chứng nhận NBC thường được CQĐT sư dụng như một "công cụ" để hạn chế luật sư tham gia tố tụng [62]. Lý do được đưa ra cho việc chậm cấp giấy chứng nhận bào chữa thường là bưu điện chuyển đến chậm (nếu gưi qua bưu điện) hoặc người có thẩm quyền cấp giấy đi công tác vắng...

Luật sư Đỗ Ngọc Quang thì bức xúc: “Luật hiện hành định hạn 3 ngày nhưng thưc tế gần như 100% trường hợp không bao giờ được cấp giấy chứng nhận bào chữa đúng thời hạn 3 ngày như quy định, có trường hợp kéo dài cả năm” [62].

Ví dụ cụ thể như trường hợp xin cấp giấy chứng nhận bào chữa của luật sư Ngô Ngọc Thủy trong vụ PMU 18: ba tháng kể từ khi hoàn tất thủ tục bảo vệ quyền lợi cho bị can Bùi Tiến Dũng, luật sư vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Hoặc, trong vụ án tiêu cưc về việc phân bổ quota dệt may ở Bộ Thương mại, tròn 1 năm sau khi làm thủ tục đăng ký với CQĐT, luật sư

của bị can Mai Văn Dâu (nguyên thứ trưởng Bộ Thương mại) mới được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Lúc này, vụ án đã xong giai đoạn điều tra và chuyển hồ sơ sang VKS để ra cáo trạng truy tố [62].

Các luật sư cho rằng, đó là cách "vô hiệu hóa" luật sư của CQĐT. Theo giới luật sư, hiện số người được CQĐT đồng ý cho tham gia ngay từ giai đoạn điều tra trong những vụ án lớn là rất hiếm. Thường chỉ đối với những vụ án ít phức tạp, tính chất đơn giản thì NBC mới được CQĐT tạo điều kiện cho tham gia ngay từ khi khởi tố.

Hiện nay thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho NBC còn chưa thống nhất và pháp luật chưa quy định cần bao nhiêu loại giấy tờ cho thủ tục này. Vì vậy, trong thưc tế, NBC thường phải xuất trình đơn yêu cầu (của bị can, thân nhân bị can), Giấy chứng nhận đăng kí của tổ chức hành nghề, thẻ luật sư và Chứng chỉ hành nghề luật sư. Có trường hợp, ĐTV còn đề nghị thân nhân gia đình bị can giải trình lý do tại sao biết hoặc đến nhờ NBC và phải có đơn yêu cầu với CQĐT. Một số trường hợp khác, ĐTV còn hỏi thân nhân bị can về chứng từ nhận tiền thù lao NBC hoặc buộc thân nhân bị can giải thích, tường trình về lý do tại sao lại nhờ Luật sư A, Luật sư B. Thông thường, khi bị tạm giữ, trong trại tạm giam, bị can không có thông tin đầy đủ về danh sách các Luật sư ở địa phương nên cũng rất khó khăn cho việc xác định yêu cầu hay không và thời gian này không có giới hạn nên có thể kéo dài (có trường hợp kéo dài đến 3 tháng).

Thứ hai, việc tiếp xúc với thân chủ và thưc hiện các quyền của NBC

trong giai đoạn điều tra như có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sư tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa... cũng thường xuyên gặp những trở ngại, gây khó dễ từ CQTHTT.

Tại Hội thảo “Hoạt động luật sư trong quá trình giải quyết các vụ án hình sư” tổ chức tại Hà Nội, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đã bày tỏ “nỗi khổ”

khi làm thủ tục gặp thân chủ trong trại tạm giam, tham dư các buổi lấy cung với điều tra viên:

Khi nhận bào chữa cho Tôn Anh Dũng (Dũng “Huế” tại vụ PMU 18), chúng tôi đi khắp các trại, hỏi thân chủ ở đâu. Rồi việc xin gặp cũng gian nan, tôi cư hẳn một chánh văn phòng hôm nào cũng gọi điện thoại cho ĐTV hỏi khi nào gặp Dũng “Huế” để luật sư đi cùng. Các anh đều bảo hôm nay không đi, nhưng thưc tế không phải vậy. Và trong cả quá trình tham gia bảo vệ cho Dũng “Huế” tôi chỉ được gặp thân chủ duy nhất một lần [63].

Cùng quan điểm đó, luật sư Nguyễn Trọng Tỵ phát biểu:

Có những vụ án dù đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa nhưng luật sư vẫn không được vào trại tạm giam để gặp bị can vì người tiến hành tố tụng (đặc biệt là điều tra viên) luôn tìm mọi lý do để né tránh không đi cùng. Mà trong thời gian điều tra, nếu không có ĐTV đi cùng, Ban giám thị trại tạm giam không cho phép luật sư vào gặp [63].

Bức xúc này cũng được luật sư Đào Ngọc Lý chia sẻ:

Có lần, tôi làm thủ tục đi cùng một ĐTV vào trại tạm giam để tham gia buổi lấy lời khai thân chủ của mình. Anh ta hẹn tôi 8h sáng có mặt tại cưa phòng làm việc. 7h30 tôi đã tới, nhưng tìm khắp nơi không thấy ĐTV này. Vào đến trại, tôi mới phát hiện ĐTV đó đã tiến hành lấy lời khai bị can [63].

Hay như trường hợp bị cáo Võ Thạch Nguyên bị khởi tố về tội hiếp dâm ngày 12/4/2005 thì ngày 13/4/2005 người giám hộ đã có yêu cầu luật sư bào chữa. Tuy nhiên, gần một tháng sau, ngày 5/5/2005 luật sư Trần Đặng Ngọc Hoài mới được CQĐT cấp giấy chứng nhận NBC cho bị can Võ Thạch Nguyên. Và đến ngày 29/8/2005 (sau gần 5 tháng kể từ khi khởi tố bị can), luật sư Hoài mới được gặp người mà mình bào chữa, trong khi bị can chưa đủ

tuổi thành niên. Người giám hộ của Thạch Nguyên là bà Võ Thị Thọ (cô ruột, cũng là người nuôi Nguyên từ nhỏ) đã không được trưc tiếp tham dư bất kỳ lần lấy lời khai và hỏi cung nào. Bà Thọ cho biết: “Những biên bản lấy lời khai có chữ ký của tôi chỉ là sư hợp thức hóa do cán bộ điều tra áp đặt ký sau khi ghi lời khai của cháu Thạch Nguyên, chứ tôi không được chứng kiến các cuộc hỏi cung”.

Ngoài những tình huống trên, thủ tục đối với việc NBC xin gặp mặt bị can cũng chưa có sư thống nhất, gây khó khăn cho hoạt động tham gia tố tụng của NBC. Đơn cư như quy cách làm việc ở trại giam B34 Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ công an, chỉ cần xuất trình Giấy chứng nhận bào chữa trong buổi làm việc đầu tiên, có bút phê được duyệt, giám thị sẽ phôtô Giấy chứng nhận này và các lần sau NBC chỉ cần mang theo Thẻ luật sư và Giấy chứng nhận NBC là được gặp bị can. Tại đây có sổ ghi chép lịch đến làm việc vụ thể của NBC đối với từng bị can nên rất dễ dàng theo dõi, kiểm tra khi cần thiết. Tuy nhiên, tại một số nhà tạm giam, tạm giữ khác, bộ phận hồ sơ lại yêu cầu cung cấp bản chính Giấy chứng nhận bào chữa trong giai đoạn điều tra với lý do “nếu muốn làm việc thì đã có Điều tra viên”. Vì vậy, mỗi lần Luật sư muốn vào làm việc nếu không nợp bản chính thì phải có giấy giới thiệu của CQĐT hoặc VKS kèm theo. Thưc chất, thủ tục cấp giấy giới thiệu như vậy là không đúng vì giấy giới thiệu chỉ được cấp cho cán bộ, nhân viên thuộc tổ chức cấp giấy giới thiệu mà thôi.

Thứ ba, mặc dù pháp luật tố tụng chỉ hạn chế quyền tham gia tớ tụng

của NBC trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội danh đặc biệt nguy hiểm xâm phạm đến an ninh quốc gia, Viện trưởng VKS nhân dân quyết định để NBC tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Nhưng thưc tế phải giải thích thế nào về “bí mật điều tra” đới với các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm đến an ninh quốc gia lại chưa được hiểu một cách thống nhất dẫn tới việc hạn chế quyền tham gia của NBC. Trong vụ án liên quan đến việc

“chạy” quota hạn ngạch dệt may sang thị trường Mỹ mới đây, NBC bị hạn chế không được tham gia từ giai đoạn điều tra vì lý do “an ninh quốc gia”. Theo quan điểm của nhiều Luật sư, đặt vấn đề hạn chế như vậy là đã mở rộng quá mức nội hàm của khái niệm “an ninh quốc gia”, đó là chưa kể tội danh bị khởi tố và đề nghị truy tố lại không nằm trong Chương tội xâm phạm đến an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sư.

Thứ tư, trong giai đoạn điều tra, quyền thu thập và cung cấp chứng cứ

của NBC còn có những mặt hạn chế theo quy định pháp luật.

Chứng cứ trong một vụ án được hình thành cùng với tiến trình tố tụng sau khi có quyết định khởi tố vụ án và có giá trị quan trọng khi được thu thập từ giai đoạn điều tra ban đầu. Bộ luật TTHS năm 2003 nhấn mạnh đến quyền mới của NBC là được thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị cao, bị cáo nếu khơng tḥc bí mật nhà nước, bí mật cơng tác. Tuy nhiên, NBC khi thu thập được phải giao lại chứng cứ cho các CQTHTT. Và việc chấp nhận hay không chấp nhận chứng cứ, tài liệu này hoàn toàn tùy thuộc vào các CQTHTT. Nhiều trường hợp NBC xuất trình các tài liệu có căn cứ chứng minh cho việc vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo đã bị các CQTHTT bác bỏ vì chưa được “thu thập theo trình tư luật định”.

Vấn đề là ở chỗ, khi triển khai thưc hiện quy định này, các CQTHTT chưa có sư hướng dẫn cụ thể về trình tư giao nộp chứng cứ do NBC thu thập; chưa có cơ chế đảm bảo cho việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho NBC thu thập chứng cứ, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án.

Có thể thấy, việc hạn chế quyền tham gia tố tụng của NBC ngay từ khi có quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những oan sai trong TTHS.

Điển hình như vụ án Phạm Minh Hiếu bị TA nhân dân TP Cần Thơ kết án 11 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 Bộ luật hình sư tại phiên xét xư sơ thẩm ngày 19/05/2004. Ngày 22/09/2004, Tòa phúc thẩm TA nhân dân Tối cao đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Theo kết luận của HĐXX phúc thẩm TA nhân dân Tối cao, vụ án chưa có đầy đủ căn cứ, cơ sở pháp lý và chứng cứ để buộc tội Phạm Minh Hiếu. Đồng thời trong vụ án này, HĐXX phúc thẩm nhận thấy NBC không được tham gia từ giai đoạn đầu vụ án (theo yêu cầu của bị can) mà chỉ được tham gia ở giai đoạn chuẩn bị xét xư và tại phiên tòa. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, vụ

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w