Đảm bảo tranh luận và hiệu quả hoạt động tranh luận

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 90 - 94)

Nghị quyết 08-NQ/TW đã chỉ rõ: “việc phán quyết của TA phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa; trên cơ sở xem xét, đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của NBC, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để đưa ra bản

án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định…”. Đồng thời BLTTHS cũng quy định sư bình đẳng giữa NBC và Kiểm sát viên trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước TA.

Để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi trên, cần phải có sư thay đổi trình tư, cách xét hỏi, tranh tụng và cách đánh giá chứng cứ đã được vận hành trong các phiên tòa trước đây. Việc xét hỏi tại các phiên tòa hình sư lâu nay thường diễn ra theo trình tư như sau: Chủ tọa phiên tòa xét hỏi toàn bộ các chứng cứ, tình tiết của vụ án. Tiếp đến là Hội thẩm nhân dân. Kiểm sát viên hỏi về những vấn đề mà bị cáo phủ nhận tội của họ. NBC hỏi về những vấn đề có lợi cho người mà họ bảo vệ. Với trình tư xét hỏi trên đã bộc lộ một số nhược điểm: Chủ tọa phiên tòa trở thành người độc diễn trong xét hỏi, trở thành người có trách nhiệm phải chứng minh việc buộc tội hay bào chữa… Điều này gây cho những NTGTT, những người tham dư phiên tòa có ấn tượng là tòa thiếu khách quan. Hiện tượng bao sân của Chủ tọa phiên tòa khiến người tham dư dễ dàng biết được tòa đã nghiêng về phía nào. Điều này là tới kỵ, nó làm xói mòn lòng tin của quần chúng vào tính khách quan, khơng thiên vị của TA.

Nghị quyết 08 của Bợ Chính trị đặt ra u cầu bảo đảm cơ chế tranh tụng tại tòa, để vụ án được mổ xẻ một cách kỹ lưỡng ở mọi khía cạnh. Ḿn vậy, NBC phải giỏi, Kiểm sát viên phải hay, ngang nhau về kiến thức, lý lẽ cũng như khả năng hùng biện. Để góp phần hạn chế những sai sót trong quá trình truy tố, xét xư, cụ thể hơn là vấn đề tranh tụng tại tòa, việc xem xét đến yếu tố nâng cao năng lưc, đào tạo đội ngũ NBC trong đó chủ yếu là luật sư là việc cấp thiết nên làm ngay. Bên cạnh việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các bên trong quá trình tranh tụng, bản thân NBC cũng cần nâng cao kỹ năng hành nghề, như chuyên môn nghề nghiệp, văn hoá ứng xư tại TA. Đó là

các điều kiện cần thiết để có thể tạo ra sư thân thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa TA và NBC, NBC tôn trọng TA, ngược lại TA sẽ tôn trọng NBC. Ngoài ra, phải có những chế tài cụ thể và đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi cản trở hoạt động của NBC vì các quy định của pháp luật hiện hành còn rất chung chung. Sư hỗ trợ của các phương tiện truyền thông rất cần thiết vì qua các thông tin truyền thông, cơ quan nhà nước, tổ chức và người dân có thể hiểu rõ hơn về hoạt động thưc tiễn của NBC cũng như những qui định pháp luật liên quan đến hoạt động của NBC. Nhờ đó, sẽ góp phần hạn chế những khó khăn cho NBC tham gia tố tụng.

Sẽ là hợp lý hơn khi Tòa - Chủ tọa phiên tòa trở lại đúng vị trí của mình là người điều khiển, người chủ tọa phiên tòa, là người cầm trịch việc xét hỏi, hướng cho những người xét hỏi đi đúng trọng tâm, đúng những vấn đề cần hỏi mà không lạc đề. Sau khi Công tố viên đọc xong bản cáo trạng, Chủ tọa phiên tòa cần hỏi ngay bị cáo có thừa nhận hay phủ nhận, lý do của những việc thừa nhận hay phủ nhận hành vi phạm tội đã bị cáo buộc. Tiếp đó để Công tố viên và NBC hỏi dưới sư điều khiển của Chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa có thể bác bỏ những câu hỏi lạc đề, câu hỏi mớm cung, câu hỏi mang tính chất giải thích dài dòng, câu hỏi xâm phạm đến nhân cách, đời tư, mang tính thóa mạ…Việc xét hỏi tại tòa do vậy phải được phía Kiểm sát viên và NBC đảm nhiệm. Chủ tọa phiên tòa và các Hội thẩm chỉ hỏi những vấn đề chưa rõ mà thôi. Giai đoạn xét xư được kết thúc khi Kiểm sát viên và những người bảo vệ không còn gì để hỏi nữa. Không nên hạn chế quyền đưa ra các câu hỏi, nếu câu hỏi có tác dụng làm sáng tỏ nội dung vụ án.

Để bảo đảm cho “việc phán quyết của TA phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa…” như Nghị Qút 49 của Bợ Chính trị về cải cách tư pháp đã nêu ra, điều hợp lý là cần thưc hiện đúng một số nguyên tắc tranh tụng tại Tòa và đề ra một số yêu cầu phải tuân thủ khi viết bản án. Có thể nêu ra một số điều sau đây làm nguyên tắc tranh tụng tại tòa

 Bình đẳng trong tranh luận - không lệ thuộc vào việc chứng cứ do ai

cung cấp, chứng cứ nào được chứng minh là phù hợp với sư thật khách quan đều phải được TA chấp nhận.

 Từ chối việc phản biện đồng nghĩa với việc chấp nhận sư phản biện -

Kiểm sát viên từ chối phản biện lại sư phản biện của NBC đồng nghĩa với việc thừa nhận sư phản biện của NBC là có căn cứ, có cơ sở pháp lý.

 Không nêu ra chứng cứ phản biện đồng nghĩa với việc chấp nhận sư

biện luận - Kiểm sát viên không có chứng cứ, không nêu ra được chứng cứ để phản biện lại lập luận, của NBC đồng nghĩa với việc chấp nhận biện luận của NBC. Ngược lại NBC không có chứng cứ để phản biện lại việc buộc tội của Kiểm sát viên, đồng nghĩa với việc chấp nhận lập luận buộc tội của Kiểm sát viên.

 Xem xét chứng cứ một cách toàn diện - mọi chứng cứ đã được đưa

vào hồ sơ vụ án và được đưa ra xem xét tại tòa (bao gồm chứng cứ buộc tội, vô tội, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ) đều phải được đưa ra để tranh luận, để chứng minh sư phù hợp với sư thật khách quan đó.

Tóm lại, cần phải mạnh dạn thay đổi cách xét xư độc diễn và tranh tụng hình thức như trước đây. Quyền phán quyết thuộc về TA nhưng trong quá trình xét hỏi cần thể hiện cho được tính dân chủ, trong tranh tụng phải thể hiện được tính bình đẳng giữa Kiểm sát viên và NBC .

Ngoài ra tổ chức tranh tụng tốt tại mợt phiên tòa sơ thẩm có tác dụng tích cưc đến giai đoạn điều tra. Phiên tòa sơ thẩm có tính tranh tụng khi TA trở về vai trò đích thưc của nó là trọng tài vô tư khách quan, tòa chỉ xét xư chứ không buộc tội thay cho VKS hay cùng VKS buộc tội bị cáo. Khi đó VKS sẽ không thể khơng tham gia tranh ḷn tích cưc. Mợt khi VKS đã sẵn sàng tranh tụng có nghĩa là việc truy tố bị cáo đã được cân nhắc, xem xét thận trọng. Trong khi đó chứng cứ do CQĐT thu thập, nên để có thể tư tin tranh tụng bình đẳng, thẳng thắn với bên gỡ tội, thì VKS không thể dễ dãi với CQĐT, cũng như những kết quả hoạt động của CQĐT. Bất cứ sư dễ dãi nào của VKS với CQĐT về việc tuân thủ các yêu cầu của Bộ luật TTHS trong quá

trình điều tra thì sau này tại phiên tòa sơ thẩm VKS sẽ bị “đền đáp” bằng chính uy tín của ngành mình nói chung cũng như cá nhân Kiểm sát viên thưc hành quyền công tố tại tòa. Và đương nhiên, mợt khi phía đới trọng của mình ln nâng cao năng lưc, trình độ thì đòi hỏi NBC cũng ngày một nâng cao chất lượng hoạt động, kiến thức về pháp luật cũng như kỹ năng tham gia tranh tụng, để cùng nhau bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý.

Như vậy mỗi chủ thể tố tụng có tư cách pháp lý của mình với tư cách đó đều bình đẳng trước tòa, trước pháp luật và trong phạm vi các quyền năng, nghĩa vụ mà tư cách pháp lý đưa lại, bằng sư tác nghiệp, hành sư mợt cách chủ đợng, tích cưc sẽ trưc tiếp tham gia vào sư vận hành có kết quả của hoạt động tranh tung dân chủ theo đúng các chuẩn mưc pháp lý do pháp luật tố tụng quy định. Từ đó, cũng có thể hiểu, thành công của một phiên tòa tranh tụng theo đúng chuẩn mưc không bao giờ là kết quả của những thao tác cá biệt của một chủ thể riêng lẻ mà là thành quả tổng hợp của một sư vận hành đồng bộ trước hết, của những chủ thể tiến hành tố tụng và ở những mức độ khác nhau của cả những chủ thể tham gia tố tụng theo đúng quy chế pháp lý do pháp luật tố tụng quy định cho từng chủ thể.

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w