Giải pháp về tổ chức để đảm bảo hoạt động của người bào chữa

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 95 - 110)

của người bào chữa

* Thứ nhất, đảm bảo sư phối hợp giữa liên đoàn luật sư với các cơ quan tư pháp. Cần xây dưng Quy chế phối hợp công tác giữa tổ chức hành nghề luật sư, luật sư bào chữa với CQĐT, VKS và TA, Cơ quan thi hành án. Cụ thể:

- Quy định về công tác phối hợp giữa Tổ chức luật sư và Luật sư bào chữa với TA, VKS. Trong đó, cần quy định cụ thể khi quan hệ với TA, HĐXX, VKS thì NBC phải tuân thủ các nguyên tắc tố tụng, tôn trọng những NTHTT; không được móc nối quan hệ hoặc trưc tiếp quan hệ với những người này nhằm mục đích lơi kéo họ vào việc làm trái pháp ḷt trong việc giải quyết vụ án; không được cung cấp thông tin, tài liệu mà NBC biết hoặc nghi ngờ là sai sư thật; không được làm giả chứng cứ hoặc xúi giục bị can, bị cáo làm giả chứng cứ, không được giấu giếm những chứng cứ có nghĩa vụ phải cung cấp cho TA; không được tư mình thưc hiện hoặc xúi giục bị can, bị cáo thưc hiện những thủ đoạn bất hợp pháp nhằm trì hoãn việc xét xư vụ án.

Xác định rõ trách nhiệm của TA và HĐXX trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để NBC thưc hiện các quyền và nghĩa vụ của mình (như đã đề cập ở giải pháp trên).

Về trình tư tranh luận theo điều 217 BLTTHS, chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: “nên thay đổi bị cáo và NBC phải là người phát biểu sau cùng, vì khi trình bày lời bào chữa, bị cáo và NBC phải thể hiện quan điểm của mình không chỉ đối với lời luận tội của Viện kiểm sát mà còn đối với cả ý kiến của người bị hại, nguyên đơn dân sư, bị đơn dân sư, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi cho họ”. Đây cũng chính là quan điểm của TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết trong bài viết “Một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sư năm 2003 về người bào chữa- những vướng mắc trong thưc tiễn và giải pháp hoàn thiện”, đăng trên tạp chí Nghề luật số 5/2009 của Học viện Tư pháp.

- Quy định về công tác phối hợp giữa Tổ chức luật sư và Luật sư bào chữa với Cơ quan điều tra về việc NBC gặp gỡ bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Nợi dung cần hướng tới mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho NBC khi cần gặp gỡ bị can, bị cáo. Như là:

+ Quy định cụ thể những loại giấy tờ cần thiết mà NBC cần xuất trình với Giám thị trại tạm giam để được gặp bị can, bị cáo, khắc phục tình trạng đòi hỏi vô lý của trại tạm giam như đòi lệnh trích xuất của Toà án. Cụ thể, cần căn cứ vào khoản 2 Điều 27 Luật Luật sư để quy định các giấy tờ cần thiết là: Thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của bị can, bị cáo và giấy giới thiệu của Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên (trường hợp luật sư được bị can, bị cáo lưa chọn); Thẻ luật sư và văn bản cư luật sư của tổ chức hành nghề luật sư hoặc của Trung tâm trợ giúp pháp lý (trường hợp luật sư chỉ định hoặc cư).

+ Xác định cụ thể những trường hợp NBC chưa thể gặp được bị can, bị cáo và cơ quan quản lý bị can, bị cáo phải thông báo cho NBC biết, tránh việc trại tạm giam cản trở, gây khó khăn, tốn kém cho NBC, nhất là luật sư từ xa đến; + Quy định rõ phạm vi, khoảng cách giám sát của cán bộ trại tạm giam hoặc cho phép NBC gặp riêng không có mặt người thứ ba. Cách thức tốt nhất theo chúng tôi là bớ trí phòng đảm bảo an ninh để NBC gặp riêng bị can, bị cáo mà không có mặt người thứ ba, khơng đòi hỏi phải có sư giám sát từ phía cán bộ điều tra hay trại tạm giam. Cách làm này không sợ phát sinh biểu hiện tiêu cưc, gây khó khăn cho việc xét xư vì người gặp bị can, bị cáo là luật sư chứ không phải là người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo, mà là luật sư thì ngoài nhiệm vụ bào chữa cho thân chủ còn có nghĩa vụ đối với xã hội là bảo vệ công lý, góp phần xây dưng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Quy định thời gian gặp theo hướng tăng thời lượng, có thể là 240 phút tương đương với 04giờ làm việc. Điều này rất cần thiết vì theo quy định hiện hành chỉ có 01 giờ không đủ thời gian để NBC trao đổi, tìm hiểu từ bị can, bị cáo những tình tiết của vụ án và tư vấn cho thân chủ về mặt pháp lý.

- Trong quy chế nên quy định việc bớ trí chỗ ngồi của NBC nói chung, của NBC nói riêng, đảm bảo nâng cao vị thế của NBC tại phiên toà, khắc

phục tình trạng thiếu thớng nhất về việc bớ trí chỗ ngồi của NBC như đã trình bày ở Mục 2.3 Chương 2.

Theo chúng tôi, để thể hiện vị thế bình đẳng với Kiểm sát viên thì nên bớ trí NBC ngồi bàn đới diện với Cơng tớ viên, gần với vành móng ngưa và trên cùng một bục, thấp hơn bục của HĐXX. Có như vậy, mọi người trong phòng xư án mới thấy được sư bình đẳng của các bên và về hình thức vai trò của NBC mới được nâng lên;

Những nội dung trên được quy định trong quy chế trên cần xác định là tạm thời, về lâu dài cần được luật hoá, đưa vào nội dung của các luật: Luật tổ chức Toà án, Luật tổ chức VKS, Luật Luật sư và các văn bản pháp luật về tổ chức CQĐT.

- Về hướng dẫn áp dụng pháp luật

Để nâng cao vai trò của NBC trong giai đoạn xét xư vụ án hình sư, Liên đoàn luật sư Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với TANDTC, Bộ Công an trong việc xây dưng thông tư hướng dẫn áp dụng pháp luật liên quan đến việc đảm bảo QBC của bị can, bị cáo; xây dưng cơ chế phối hợp giữa tổ chức luật sư với Toà án, đảm bảo thuận lợi cho luật sư khi tham gia tố tụng.

Nội dung thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của TANDTC và Liên đoàn luật sư Việt Nam cần làm rõ các quyền và nghĩa vụ của NBC được BLTTHS quy định. Ví dụ, hướng dẫn áp dụng quy định tại điểm g khoản 2 Điều 58 BLTTHS: “sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa” có nghĩa là NBC được sư dụng các phương tiện kỹ thuật như máy ảnh để chụp hoặc máy photocopy để photo tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa, khắc phục tình trạng hiểu máy móc của Toà án như đã trình bày ở phần thưc trạng.

* Thứ hai, cơ cấu lại tổ chức các đoàn luật sư, các văn phòng luật sư

Nhiệm vụ của luật sư là góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Hoạt động của luật sư không phải là hoạt động tư pháp, nhưng lại có mối liên

hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp. Hoạt động của luật sư còn là phương tiện hữu hiệu giúp cho cá nhân, tổ chức bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với chức năng, vai trò của luật sư trong xã hội nói chung, trong hoạt động tư pháp nói riêng, Đảng ta có chủ trương củng cố và tăng cường đối với tổ chức và hoạt động luật sư. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu rõ: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp… phù hợp với chủ trương xã hội hoá, kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tư quản của các tổ chức nghề nghiệp”.

Nghiên cứu các văn kiện của Đảng ta về cải cách tư pháp cho thấy trong việc xây dưng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đảng ta rất chú trọng đến cải cách tổ chức và hoạt đợng ḷt sư. Nghị qút 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bợ Chính trị “về mợt sớ nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của luật sư và đặt nhiệm vụ cho cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm hoạt động của luật sư trong tố tụng. Nghị quyết đã nêu rõ: “nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, NBC và những NTGTT khác”; “các cơ quan tư pháp có trách nhiệm để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng; tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên toà…”. Để thưc hiện những nhiệm vụ mà Nghị qút 08-NQ/TW của Bợ Chính trị đòi hỏi phải bổ sung, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của cơ quan tư pháp và luật sư theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan đồng thời xác định rõ vị trí của ḷt sư trong hoạt đợng tư pháp. Việc sưa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Toà án nhân dân và Luật Tổ chức VKS nhân dân là nhằm thể chế hoá những quan điểm, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, cụ thể hoá một số quy định của Hiến pháp năm 1992 (sưa đổi năm 2001) về toà án và VKS. Vấn đề đặt ra là cần thiết lập được một cơ chế tổ chức, phối hợp kèm theo các biện

pháp cơ bản nhằm bảo đảm sư bình đẳng thưc sư của luật sư trong quá trình tranh tụng tại phiên toà, xác định rõ vai trò của bổ trợ tư pháp trong hoạt động tư pháp.

Các văn kiện của Đảng ta, đặc biệt là Nghị qút 08-NQ/TW của Bợ Chính trị “về mợt sớ nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới” đã đề ra những định hướng rất quan trọng đối với việc xây dưng và hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động luật sư cho phù hợp với tình hình mới của đất nước trước xu hướng phát triển và hội nhập. Để đưa được các quan điểm chỉ đạo đó trở thành hiện thưc đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản trong đó phải kể đến các biện pháp về đổi mới nhận thức, đổi mới về công tác tổ chức, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sư. Việc thưc hiện các biện pháp đó phải gắn liền với mục tiêu của cải cách tư pháp trong điều kiện xây dưng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Quản lý hành nghề luật sư: Trong thời gian tới cần nghiên cứu và xác định rõ mô hình tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư trên phạm vi toàn quốc. Phân biệt rõ việc quản lý nhà nước với việc tư quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư: Nhà nước quản lý khâu nào, quản cái gì và tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư quản lý khâu nào, quản cái gì? Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý tổ chức và hành nghề luật sư bằng việc công nhận, cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đăng ký hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong hành nghề của các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư có chức năng giám sát việc tuân theo các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. Luật sư chịu trách nhiệm pháp luật trước các cơ quan nhà nước và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp trước các tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với hoạt động nghề nghiệp của mình.

Theo quy định tại Điều 2 Luật Luật sư, hoạt động của Luật sư là thưc hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nhưng, đối với những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, việc đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo mời luật sư tham gia tố tụng là không thể. Trong khi đó, nhu cầu trợ giúp pháp lý trên địa bàn rất lớn, nhưng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý chỉ có 3 người nên không thể đáp ứng, nhất là việc tham gia tố tụng. Vì vậy, rất cần xây dưng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý nhằm giúp đỡ người nghèo, đồng bào dân tợc thiểu sớ bảo đảm qùn và lợi ích hợp pháp. Để làm được như vậy, cần có giải pháp phát triển lưc lượng trợ giúp viên pháp lý của Nhà nước, hỗ trợ hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu bào chữa và phấn đấu các phiên tồ hình sự đều có NBC theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Hiện tại, Bộ Tư pháp đang xây dưng Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý đến năm 2030 để trình Chính phủ phê duyệt trong năm 2010. Chiến lược sẽ đưa ra định hướng phát triển các tổ chức thưc hiện trợ giúp pháp lý trong các giai đoạn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý qua việc thu hút thêm các nguồn lưc của xã hội, đa dạng hoá các hoạt động trợ giúp pháp lý cộng đồng. Một số nội dung dư kiến được Cục trợ giúp pháp lý đề nghị đưa vào Chiến lược gồm: Mạng lưới Chi nhánh của các Trung tâm trợ giúp pháp lý sẽ tiếp tục được phát triển ở cấp huyện, để người dân có thể tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý dễ dàng hơn; Năng lưc và tính chuyên nghiệp của người thưc hiện trợ giúp pháp lý nói chung và Trợ giúp viên pháp lý nói riêng sẽ được tăng cường để thưc hiện có chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý. Đặc biệt, Trợ giúp viên pháp lý được tăng cường kỹ năng tham gia tố tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý; Thu hút và mở rộng sư tham gia của các tổ chức xã hội, cá nhân vào hoạt động trợ giúp pháp lý. Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam sẽ được phát triển mạnh để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội và tổ chức hành nghề

luật sư có thêm nguồn kinh phí tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý; Tăng cường công tác tuyên truyền về dịch vụ trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho các nhóm đối tượng thụ hưởng; và cuối cùng là mở rộng hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý và phối hợp trợ giúp pháp lý cho người Việt Nam đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.

Hiện nay, có hơn 200 cán bộ của các Trung tâm được Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trưc thuộc Trung ương bổ nhiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Các Trợ giúp viên pháp lý đã tham gia tố tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý với tư cách là người đại diện hợp pháp được gần 30% số vụ trong năm 2009. Bên cạnh đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, các Trung tâm hiện có hơn 8.000 cộng tác viên trợ giúp pháp lý, trong đó có hơn 800 luật sư. Theo tôi, luật sư đang là lưc lượng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý. Khoảng 70% số vụ việc tham gia tố tụng hiện đang do các cộng tác viên là luật sư thưc hiện. Các vụ việc này đều được Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước cư người tham gia cùng để thảo luận và giám sát chất lượng trợ giúp pháp lý, nghe thông tin phản hồi từ đối tượng hoặc gia đình họ. Kể từ khi thành lập đến nay, các Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước đã thưc hiện trên 1 triệu vụ việc trợ giúp pháp lý, trong đó có trên 50.000 vụ việc tham gia tố

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 95 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w