sơ thẩm
* Thứ nhất, về sư có mặt của NBC tại phiên tòa
Sư tham gia của NBC tại phiên tòa đóng vai trò rất quan trọng. Tại phiên toà, NBC góp phần cung cấp thêm chứng cứ có lợi cho bị cáo đồng thời giúp cho HĐXX có nhận định khách quan hơn về vụ án để ra bản án thấu tình đạt lý. Trong phiên toà xét xư các vụ án hình sư, khi đã có đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo thì NBC tiếp tục đề xuất với HĐXX những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sư làm căn cứ quyết định hình phạt nhẹ hơn đối với bị cáo.
Điều 190 BLTTHS quy định về sư có mặt của NBC: “NBC có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. NBC có thể gưi trước bản bào chữa cho TA. Nếu NBC vắng mặt TA vẫn mở phiên tòa xét xư. Trong trường hợp bắt buộc phải có NBC theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật này mà NBC vắng mặt thì HĐXX phải hoãn phiên tòa”. Theo quy định này thì NBC không có mặt tại phiên tòa có thể gưi bản bào chữa cho HĐXX. Nhiều trường hợp, do NBC không trưc tiếp tham gia quá trình xét xư, nên vụ việc diễn biến một đằng, bản bào chữa lại trình bày một nẻo dẫn tới nhiều tình huống bi hài.
Trong một phiên tòa xét xư bị cáo về tội “mua bán trái phép chất ma túy”, NBC có đơn xin vắng mặt và gưi cho TA bản bào chữa khá chi tiết theo hướng chứng minh cho thân chủ mình vô tội. Tuy nhiên, khi thẩm vấn tại Tòa, bị cáo khai nhận đã thưc hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, sau khi thư ký TA công bố lời bào chữa của luật sư, chủ tọa hỏi bị cáo rằng bị cáo có đồng ý với bản bào chữa đó không thì bị cáo trả lời “không đồng ý”.
Nghị quyết 49/NQ-TW đã đặt ra nhiệm vụ là phải: “nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xư, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Tranh tụng đòi hỏi hai chức năng buộc tội và gỡ tội phải thưc hiện đối đáp, tranh luận với nhau để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu NBC không có mặt tại phiên tòa, không trưc tiếp thẩm vấn, tranh luận mà chỉ đưa ra quan điểm bảo vệ của mình căn cứ theo những gì có trong hồ sơ thì chưa hẳn đã chính xác, chưa nói đến việc có bào chữa đúng và thuyết phục được HĐXX hay không. Thưc tế, có những tình huống ngoài dư kiến như bị cáo bị NBC của đối phương hay đại diện VKS thẩm vấn có tính chất “gài bẫy” gây bất lợi…mà NBC không có mặt thì không thể giúp đỡ thân chủ. Có khơng ít vụ án, diễn biến của phiên tòa có nhiều thay đổi so với những gì thể hiện trong hồ sơ, song vì bài bào chữa đã được chuẩn bị từ trước trên “cái nền” ấy nên NBC dù giỏi cũng khó lòng có thể đánh giá và lường hết những gì xảy ra tại tòa. Tuy nhiên, vì NBC đã gưi bài bào chữa nên tòa phải có nhiệm vụ công bố dù cho bài bào chữa đó “tréo ngoe” đến đâu.
Ví như mợt vụ án về tội mua bán trái phép các chất ma túy tại TA tỉnh X đã xảy ra chuyện “cười ra nước mắt” khi luật sư không đến tranh tụng mà gưi bài bào chữa. Trong đó, luật sư xin “HĐXX xem xét bị cáo có tội, nhưng thân nhân tốt, hoàn cảnh gia đình khó khăn…đề nghị cho bị cáo hưởng án treo”. Qua quá trình xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, bị cáo được Tòa tuyên vô tội.
Ngoài một số trường hợp bắt buộc phải có NBC như: bị cáo bị truy tố về tội có khung hình phạt tư hình, là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tâm thần (khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS), còn đối với các trường hợp khác NBC có thể gưi bản bào chữa mà không cần có mặt. Quy định này giúp cho tòa xét xư được kịp thời và tạo điều kiện cho NBC vì lý do nào đó không tới tham dư phiên tòa được thì bằng việc gưi bài bào chữa coi như đã thưc hiện xong nhiệm vụ của mình đối với thân chủ. Song theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW về cải cách tư pháp thì: “bản án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại tòa”, NBC không có mặt ở phiên tòa, không tranh luận, thế thì làm sao có kết quả của cuộc tranh luận. Điều này đã đi ngược lại với tinh thần cải cách, vô hình chung làm cho QBC của bị cáo đã bị hạn chế.
* Thứ hai, về tính trách nhiệm của NBC tại phiên tòa
Mặc dù phần lớn những NBC đều ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với thân chủ, nhất là tại phiên tòa. Tuy nhiên, vẫn còn khơng ít NBC thiếu tinh thần trách nhiệm đối với việc gỡ tội cho thân chủ. Biểu hiện này thường thể hiện rõ nét nhất trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Đó là những phát biểu chung chung, khơng đi sâu phân tích, đánh giá các tình tiết, chứng cứ có lợi cho bị cáo nên không thuyết phục được HĐXX chấp nhận những đề xuất của mình. Thậm chí còn có trường hợp NBC lại ḅc tội bị cáo hoặc do không nghiên cứu kỹ các tình tiết của vụ án trong khi bị cáo không có tội nhưng lại đề nghị HĐXX cho hưởng án treo.
Ví dụ: Tại phiên toà xét xư bị cáo N.M.H về tội giết người ngày 24/04/2005 [69] sau khi chủ tọa phiên toà tuyên bố khai mạc phiên toà, một
luật sư mới vội vàng chạy vào phòng xư, trên tay cầm xấp tài liệu rồi cắm cúi ngồi đọc. Vì chưa nghiên cứu trước hồ sơ nên đến phần bào chữa của mình, vị luật sư đứng lên nói một câu ngắn gọn “tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm buộc tội của vị đại diện VKS đối với bị cáo”. Trong trường hợp này NBC khơng những khơng bảo vệ được qùn và lợi ích hợp pháp của bị cáo mà còn phát biểu mang tính chất ḅc tợi thân chủ.
Tình trạng bào chữa qua loa, bào chữa không dưa vào những tình tiết gỡ tội cho bị cáo mới thu được ở phiên toà mà theo hồ sơ có sẵn là rất phổ biến.Còn có trường hợp NBC (mà thường là NBC được cư) khi tham gia phiên tòa đã nhầm vụ án này với vụ án khác.
Ví dụ: Nguyễn Đức Thắng [33] có nhược điểm về tâm thần thể chất) bị truy tố về tội giết người. Trong phiên toà sơ thẩm ngày 12/05/2004 luật sư của Thắng không những đến muộn mà còn bào chữa cho Thắng theo hướng bị cáo phạm tội cướp tài sản lúc còn ở tuổi chưa thành niên. Mãi tới khi bị chủ tọa phiên toà nhắc nhở, luật sư mới biết mình nhầm với vụ án khác mà bị cáo cũng tên là Thắng.
Những ví dụ trên cho thấy, NBC được cư theo yêu cầu của CQTHTT thường khơng xem trọng qùn và lợi ích hợp pháp của bị cáo, không ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình mà sẵn sàng đóng kịch để hợp pháp hoá phiên toà, cốt cho không vi phạm thủ tục tố tụng.
Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật TTHS thì HĐXX phải hỗn phiên toà nếu vắng mặt NBC đới với những trường hợp bắt buộc phải có NBC theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS. Trên thưc tế còn có nhiều trường hợp NBC được cư không đến dư phiên toà nhưng cũng không báo trước cho Toà án dẫn đến tình trạng HĐXX phải hoãn phiên toà vì vắng mặt NBC. Sư thiếu trách nhiệm của NBC trong trường hợp này đã gây khó khăn, cản trở cho hoạt động xét xư và tốn kém cho Nhà nước.
Đến nay, nhiều thẩm phán đã ý thức được vai trò quan trọng của luật sư trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Bởi vì sư tham gia của NBC bao giờ cũng giúp cho thẩm phán có nhiều góc nhìn về vụ án. Tuy nhiên, kỹ năng tranh luận của phần lớn NBC chưa tốt, chưa đưa ra những lập luận xác đáng, những chứng cứ có tính thút phục để chứng minh sư vơ tợi của bị cáo. Ngược lại, có những luật sư sẵn sàng dùng lý lẽ “cùn” để gạt phăng những chứng cứ khẳng định bị cáo có tợi. Chính vì vậy, nhiều bản án chưa dẫn ra phát biểu của NBC mà chỉ nêu chung chung rằng quan điểm của NBC không có căn cứ chấp nhận. Từ đó cho thấy, NBC muốn được HĐXX xem xét ý kiến, trước hết cần phải đưa ra những lập luận có cơ sở pháp lý, có như vậy mới làm tròn trách nhiệm là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo [33].
* Thứ ba, thưc trạng về hoạt động tranh luận của NBC
Phiên tòa hình sư sơ thẩm là nơi thể hiện đầy đủ nhất về hoạt động bào chữa, tiến hành cuộc điều tra công khai, với sư tham gia đầy đủ của bên buộc tội và bên gỡ tội. Tại đây các bên được bình đẳng với nhau trong vấn đề về tranh luận, cũng như đưa ra chứng cứ chứng minh cho luận điểm của mình. Đảm bảo tranh luận dân chủ giữa các bên. Tuy nhiên, thưc tiễn cho thấy, vai trò của NBC thể hiện khá mờ nhạt, hoàn toàn không cân sức so với vai trò của KSV, nhất là trong giai đoạn xét xư. Ngoài việc kiểm soát những gì sẽ được đưa vào hồ sơ hình sư, KSV còn có điều kiện pháp lý để định hướng trước phiên tòa xét xư bằng việc đưa vào trong hồ sơ hình sư một văn bản đề nghị danh sách những người được triệu tập để xét hỏi trước Tòa và trình tư xét hỏi. Dưa trên danh sách này, TA sẽ quyết định về người được triệu tập và trình tư xét hỏi. Trong khi đó, NBC hoàn toàn không có điều kiện pháp lý tác động lên quá trình này. Trường hợp thường xảy ra là NBC ra phiên tòa không được xét hỏi người làm chứng của mình mà lại là người làm chứng được đề xuất vì mục đích ḅc tợi của VKS.
Mặc dù Điều 10 BLTTHS đã quy định rõ: “CQĐT, VKS, TA phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sư thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo”. Tuy nhiên, HĐXX thường chú ý đến các chứng cứ buộc tội do VKS đưa ra với tư tưởng bảo thủ cho rằng: CQĐT đã trưc tiếp thu thập chứng cứ, điều tra vụ án, VKS lập hồ sơ cáo trạng nên chứng cứ buộc tội là luôn đúng và chuẩn xác. Do vậy, những chứng cứ gỡ tội mà NBC đưa ra thường không được quan tâm xem xét. Giới luật sư thường than phiền rằng ý kiến của họ bị HĐXX “bỏ qua”. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc có những tình tiết quan trọng luật sư đưa ra để tranh luận gỡ tội cho bị cáo hoặc bảo vệ quyền cho đương sư nhưng không được lập luận trong bản án. Đây cũng là lý do khiến dư luận nghi ngờ về sư tồn tại của “án bỏ túi”.
Về đối đáp tại phiên tòa, mặc dù Điều 218 BLTTHS quy định về việc chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận. Tuy nhiên trên thưc tế, nhiều trường hợp NBC vẫn bị chủ tọa phiên tòa hạn chế thời gian trình bày bản bào chữa của mình.
Ví dụ: Trong phiên xư vụ án “con bạc triệu đô” - Bùi Tiến Dũng ngày 03 tháng 8 năm 2007, một số luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ án đã bỏ ra về. Bởi vì, chủ tọa phiên tòa không cho họ nói, bằng cách hạn chế thời gian bào chữa trong vòng mười phút. Thậm chí ra lệnh cho LS “Ngồi x́ng, khơng được nói nữa”.
Sư việc được LS PHH giải thích:
Chúng tơi khơng có cách nào hơn là phải bỏ ra ngoài, vì có tiếp tục ở lại, chúng tôi cũng không thể giúp gì được cho thân chủ của mình.
Hay tại một phiên toà của Toà án huyện Văn Lâm (Hưng Yên) vào ngày 19/9/2008 xét xư bị cáo H.V.N về tội lừa dối khách hàng theo Điều 162 Bộ luật hình sư. Khi Toà tuyên bố kết thúc phần tranh
luận thì luật sư của bị cáo N đòi tiếp tục tranh luận. Lúc này, chủ tọa phiên tòa tuyên bố “nếu luật sư cứ đòi tranh luận thì Toà sẽ mời luật sư ra ngoài [64].
Có thể thấy, người có nhu cầu tranh luận nhiều nhất tại phiên tòa chính là NBC. Bởi vì họ là người mang sứ mệnh bảo vệ tới đa qùn và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Việc thưc hiện quyền xét về thưc tế cũng luôn mạnh mẽ hơn việc thưc hiện nghĩa vụ. Do đó, nhiều trường hợp NBC đưa ra vấn đề yêu cầu tranh luận với KSV nhưng không được KSV đáp lại và chủ tọa phiên tòa cũng không yêu cầu KSV đối đáp với NBC. Mặc dù, theo quy định tại Điều 218 BLTTHS, chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị KSV phải đáp lại ý kiến của NBC nếu ý kiến đó chưa được KSV tranh luận. Tuy nhiên, vì đây là quyền của chủ tọa phiên tòa nên chủ tọa phiên tòa có thể thưc hiện hoặc không. Hoặc nếu có đối đáp thì tình trạng khá phổ biến trong đối đáp tại các phiên tòa hiện nay là KSV luôn thuộc nằm lòng câu “giữ nguyên quan điểm như đã truy tố” mà không đưa ra lý lẽ, dẫn chứng nào khác có sức thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, động thái trên của KSV thường không bị “điểm xấu” trong đánh giá của HĐXX. Trong khi đó, khơng ít trường hợp, dù bên bào chữa đưa ra được rất nhiều lập luận xác đáng để bào chữa cho bị cáo thì cũng không được ghi nhận trong các phán quyết của HĐXX.
Thêm vào đó, vị trí ngồi tại phiên tòa của hai bên buộc tội và gỡ tội luôn khiến cho Kiểm sát viên cảm giác mình cao hơn NBC một bậc về quyền hạn lẫn trình độ. Ngược lại, khiến cho NBC cảm thấy vị thế của mình bị xem nhẹ, không có sư bình đẳng giữa hai chủ thể thưc hiện hai chức năng đối trọng là buộc tội và gỡ tội.
Thưc tiễn xét xư các vụ án hình sư ở nước ta trong những năm qua cho thấy các thẩm phán chủ tọa điều khiển phiên tòa thường dành phần lớn thời gian cho việc xét hỏi mà không quan tâm đến việc tranh luận tại phiên tòa. Theo quy định của pháp luật thì phán quyết cuối cùng mà TA đưa ra dưa trên
kết quả tranh luận giữa KSV với bị cáo và NBC, đồng thời luật cũng quy định đối đáp vừa là quyền song cũng là nghĩa vụ của KSV. Nhưng trong hoạt động thưc tiễn, do trình độ, năng lưc của KSV hạn chế hoặc do KSV chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chưa tập trung chú ý theo dõi diễn biến phiên tòa và thụ động trong việc xét hỏi nên tranh luận qua loa, chưa đưa ra đầy đủ những luận điểm phản bác ý kiến của NBC.
Nói đến năng lưc Kiểm sát viên, có thể dẫn chứng một vụ án sau đây, khi TA nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra xét xư những tiêu cưc của trọng tài bóng đá Việt Nam. Câu chuyện xác định chủ thể phạm tội đã làm “nóng” phiên tòa ngay khi ở phần tranh tụng, các luật sư cho rằng, việc các trọng tài nhận tiền để làm sai lệch kết quả trận đấu không được coi là một hoạt động tham nhũng, và bản thân các trọng tài này không phải là chủ thể đặc biệt của loại tội phạm này. Đối đáp lại quan điểm của luật sư, vị Kiểm sát viên thưc hiện quyền công tố tại phiên tòa lại cho rằng, các trọng tài chịu dưới sư quản lý, điều hành của Mặt trận Tổ quốc, do đó là chủ thể của loại tội phạm mà Kiểm sát viên đã nêu trên. Sau phần nghị án, HĐXX nhận định, các trọng tài cũng được coi là chủ thể đặc biệt, có thể dùng ảnh hưởng của mình để làm