Hạn chế về chủ thể được lựa chọn tham gia bào chữa trong các vụ án hính vụ

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 74 - 75)

các vụ án hính vụ

Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước đã thành lập 62 Đoàn luật sư, với hơn 5.800 LS đang hành nghề và hơn 2.200 đang thưc tập trên cả nước, đội ngũ LS đã và đang được đánh giá là có số lượng phát triển vượt bậc chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm trở lại đây, với tốc độ phát triển đạt 250%. Thế nhưng, nếu so với quy mô dân số và các nước trên thế giới, tỷ lệ LS của Việt Nam vẫn còn quá ít, tính trung bình mới đạt 1/16.000 dân. Trong khi ở Mỹ, tỷ lệ này là 1/250, Nhật Bản là 1/400, Singapore là 1/1.000, Thái Lan là 1/1.526... [41]. Mặt khác, số lượng LS ở nước ta phát triển quá chênh lệch giữa khu vưc thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, trung du. Sư phát triển đội ngũ LS chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là Thành phớ Hà Nợi và Thành phớ Hồ Chí Minh. Ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng LS không đủ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý của nhân dân, ngay cả trong những trường hợp pháp luật quy định phải có sư tham gia của NBC.

Giới hạn về người được tham gia bào chữa theo quy định tại Điều 56 BLTTHS cũng ảnh hưởng nhiều tới quyền lưa chọn NBC của bị can, bị cáo. Rất nhiều trường hợp bị can, bị cáo có những người thân thích (như cơ, dì, chú bác, anh chị em ṛt…) có trình độ cư nhân luật trở lên và có khả năng bào chữa cho họ. Tuy nhiên, vì không phải là luật sư, không là người đại diện hợp pháp hoặc bào chữa viên nhân dân nên họ đã không thể tham gia làm NBC cho bị can, bị cáo. Quy định này vô hình chung đã hạn chế và không tạo

điều kiện thuận lợi cho bị can, bị cáo trong việc lưa chọn NBC để bảo vệ kịp thời, có hiệu quả và phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 74 - 75)