VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CÓ THỂ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
Ngoài những quan điểm khác nhau về QBC của bị can, bị cáo như trên trong BLTTHS của các nước khác nhau cũng có những quy định khác nhau về chủ thể của QBC. Cụ thể là:
Theo BLTTHS của Nhật Bản thì QBC chỉ thuộc về bị cáo và người bị tình nghi, đó là: "Bị cáo hoặc người bị tình nghi có thể lưa chọn luật sư bào chữa bất kỳ lúc nào" (Điều 30).
Điều 73 BLTTHS của Bungari quy định QBC thuộc về bị can, bị cáo trong đó QBC của bị can bị hạn chế, vì họ chỉ có quyền nhờ NBC trong một số trường hợp cụ thể như:
- Bị can là người chưa thành niên;
- Bị can là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, không thể tư mình bào chữa được;
- Khi có sư đồng ý của VKS, nếu sư tham gia của NBC không gây khó khăn cho việc xác định chân lý khách quan về vụ án.
Điều 38 BLTTHS của chính quyền Sài Gòn trước đây quy định: "Trong giai đoạn điều tra sơ vấn, nghi can bị bắt giữ hoặc bị điều tra phải được cho biết ngay là phạm tội gì và có quyền được luật sư dư kiến".
Điều 47 BLTTHS Liên bang Nga quy định: "NBC được tham gia tố tụng từ khi nhận được quyết định khởi tố bị can, trong trường hợp người bị tình nghi thưc hiện tội phạm bị tạm giữ hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trước khi khởi tố bị can từ khi nhận được biên bản về việc bắt hoặc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam".
Khoản 1, Điều 36 BLTTHS Việt Nam quy định: "NBC tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong những trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đới với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng VKSND quyết định để NBC tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra".
Như vậy, vai trò của NBC được thể hiện thông qua những qui định của pháp luật ở các nước về quyền bào chữa. Theo đó, khái niệm QBC của bị can, bị cáo và quyền của NBC trong TTHS được hiểu rất khác nhau và thưc tế nó cũng được quy định khác nhau trong BLTTHS của các nước. Qua việc nghiên cứu các quan điểm khác nhau về QBC cũng như những quy định về QBC trong BLTTHS Việt Nam hiện nay, QBC không chỉ thuộc về bị can, bị cáo mà còn thuộc về NBC. Đối với việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị can, bị cáo không trưc tiếp liên quan đến việc bác bỏ sư buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo trong vụ án thì không thuộc phạm vi QBC. Tuy nhiên, khi đã bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án thì NBC cũng đồng thời giúp bị can, bị cáo trong việc bảo vệ các quyền đó của họ.
Khác với những NTGTT khác trong vụ án hình sư, bị can, bị cáo tham gia tố tụng chịu sư buộc tội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc buộc tội này thường gắn liền với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên,
thưc tiễn điều tra, truy tố, xét xư các vụ án hình sư cho thấy không phải mọi trường hợp buộc tội đối với bị can, bị cáo đều chính xác mà vẫn còn có trường hợp oan, sai vì những nguyên nhân khác nhau khó có thể chấp nhận. Do vậy, QBC thuộc về bị can, bị cáo là một yêu cầu khách quan trong TTHS nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hình sư được đúng đắn, tránh được việc làm oan người vô tội.