Tính dân chủ là mợt tḥc tính khơng thể thiếu của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [33]. Nó gắn liền với nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ trong các hoạt đợng kinh tế chính trị văn hóa xã hội của mọi công dân và được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật. Trong TTHS, nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ được thể hiện mợt cách thống nhất và dàn trải trong suốt các quy định của pháp luật.
NBC ngoài việc bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính dân chủ trong TTHS. Sư tham gia của NBC trong TTHS cần thiết trước tiên bởi vai trò của họ trong việc thưc hiện nguyên tắc bảo đảm QBC của những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và trong thưc tế không chỉ bảo đảm tính dân chủ của ḷt TTHS xã hợi chủ nghĩa mà chính vai trò của NBC đã tạo ra điều kiện để TTHS đạt được những mục đích đặt ra trong đó có mục đích bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Trong TTHS, những hoạt đợng của NBC nhằm bảo vệ qùn và lợi ích hợp pháp của cơng dân (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) được thể hiện đầy đủ qua các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, và xét xư. Điều này được thể
hiện qua các hành vi tố tụng mà pháp luật cho phép NBC thưc hiện như các quyền được biết các thông tin và diễn biến của vụ án liên quan đến hoạt động bào chữa; quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng và NTGTT; quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; (Điều 58 khoản 2 các điểm b, c, đ, h). Trong đó, nổi rõ nhất là bảo đảm quyền dân chủ trong TTHS của NBC là sư thể hiện của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. “…Kiểm sát viên, bị cáo, NBC (…)có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Toà án. TA có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thưc hiện các quyền đó nhằm làm rõ sư thật khách quan của vụ án” (Điều 19 BLTTHS).
Việc tranh luận dân chủ tại phiên tòa là nơi tập trung cao nhất của quyền dân chủ nói chung và vai trò đảm bảo tính dân chủ của hoạt đợng tớ tụng của NBC nói riêng.