QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 78)

Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. BLTTHS năm 2003 đã bước đầu thể chế những quy định đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Đặc biệt, là những quy định về QBC được mở rộng đã tạo điều kiện cho tranh tụng dân chủ tại phiên tòa giữa VKS và NBC.

3.1.1. Sự cần thiết của việc nâng cao vai trò của người bào chữa

Thời gian qua, chủ trương cải cách tư pháp về tổ chức hệ thống TA theo cấp xét xư nhằm tăng thẩm quyền cho TA cấp huyện đã được thưc hiện. Tuy nhiên, công tác triển khai chủ yếu chú ý đến đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên mà chưa có sư quan tâm đúng mức tới đội ngũ luật sư.

Mặt khác, với tinh thần cải cách tư pháp thì NBC phải tham gia ngay từ giai đoạn điều tra vụ án hình sư, một số trường hợp còn tham gia ngay sau khi có quyết định tạm giữ. Đây thưc sư là điều khó khăn khi các địa phương khó có đủ lưc lượng NBC để thưc hiện. Hiện nay cả nước ta có 62 Đoàn luật sư với hơn 5000 luật sư và 2000 người tập sư hành nghề luật sư hoạt động trong gần 1500 tổ chức hành nghề luật sư. Trong gần 7 năm (2001 - 2008), số lượng luật sư đã tăng 250%, so với trước khi có pháp lệnh luật sư năm 2001 có hiệu lưc. Số lượng luật sư có trình độ cư nhân luật trở lên được nâng từ 59% (năm

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 78)