Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 75 - 78)

Thứ nhất, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của NBC và

những người tiến hành tố tụng.

Mặc dù chất lượng của đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang từng bước được nâng cao (96,95% luật sư có trình độ cư nhân luật trở lên; 65,8% luật sư đã qua đào tạo nghề luật sư). Tuy nhiên, quá trình thưc hiện chủ trương tăng chất lượng xét xư đối với Toà án cấp huyện chủ yếu đề cập đến nâng cao năng lưc của đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, ĐTV mà chưa quan tâm đến việc nâng cao năng lưc của NBC. Tình trạng LS không nắm vững quy định của pháp luật, không có kỹ năng hành nghề vẫn khá phổ biến. Nhiều LS cố nói rông dài, lạc trọng tâm khi tranh luận theo kiểu cốt cho bị cáo vui lòng. Nhiều phiên tòa LS tham gia do chỉ định còn thiếu tinh thần, trách nhiệm thể hiện bằng việc bào chữa qua loa. Có LS bào chữa cho bị cáo tại vụ án này lại lấy bản bào chữa cho bị cáo cùng tên trong vụ án khác ra đọc...

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ những người tiến hành tố tụng cũng có ảnh hưởng lớn tới việc thưc hiện QBC của người tạm giữ, bị can, bị cáo. Yếu kém trong trình độ nghiệp vụ đã dẫn tới tâm lý e ngại của đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đối với sư tham gia của NBC trong vụ án hình sư. Từ đó đã xảy ra các tình huống gây cản trở, khó khăn cho NBC trong việc tham gia tố tụng.

Thưc tiễn thời gian qua cho thấy việc thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án có nhiều trường hợp thiếu khách quan, vi phạm thủ tục tố tụng. Tình trạng bức cung, ép cung, mớm cung vẫn xảy ra. Một số KSV khi tham gia phiên tòa đã không nắm vững hồ sơ vụ án, không chuẩn bị kỹ kế hoạch xét hỏi nên xét hỏi không đúng trọng tâm và không đối đáp được với NBC. Hoặc tình trạng

một số Thẩm phán do không nắm vững quy định của pháp ḷt nên khơng giải thích đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của NTGTT; không tạo điều kiện cho KSV, LS tham gia xét hỏi, không cho bị cáo trình bày ý kiến bổ sung hoặc có nhiều ý kiến của NBC nêu ra KSV chưa trả lời nhưng chủ tọa phiên tòa cũng không yêu cầu KSV phải trả lời các ý kiến đó... Báo cáo tổng kết công tác ngành TA năm 2007 ghi nhận:

Thẩm phán có trình độ trên đại học hoặc có trình độ cư nhân ḷt chính quy tập trung chủ ́u ở các thành phớ lớn và các tỉnh đồng bằng. Còn các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Tây Ngun... phần đơng đều trưởng thành từ hoạt động thưc tiễn và được đào tạo theo phương thức “tại chức” vừa học, vừa làm nên có những hạn chế nhất định về kiến thức pháp luật mới... Hiện nay vẫn còn tồn tại hơn 200 Thẩm phán TAND cấp tỉnh và cấp huyện chưa có bằng Đại học luật, thuộc diện được nợ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc một số Thẩm phán còn bị động, lúng túng trong việc điều khiển phiên tòa, xư lý các tình huống phát sinh tại phiên tòa, đánh giá chứng cứ.

Đối với đội ngũ HTND, báo cáo tổng kết công tác ngành TA năm 2006 cũng nhận định: “Trình độ, năng lưc của một bộ phận HTND chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của công tác xét xư các loại vụ án trong tình hình hiện nay”.

Chính sư hạn chế về kiến thức pháp luật và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán là một trong những nguyên nhân không bảo đảm được QBC của bị can, bị cáo, không phát huy được vai trò của NBC.

Thứ hai, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đợi ngũ NBC.

Đạo đức nghề nghiệp là mợt tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng luật sư. Tuy nhiên, việc tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xư nghề nghiệp LS vẫn chưa được nhận thức thật đầy đủ, chưa trở thành ý thức tư giác tuyệt đối đối với mỗi cá nhân LS trong hành nghề. Vẫn còn những LS có những biểu hiện tiêu cưc vi phạm các quy tắc đạo đức và ứng xư nghề nghiệp

như: Móc nối, hối lộ để chạy án, đưa ra chứng cứ giả...). Trong những năm qua, đã có một số LS vi phạm pháp luật bị xư lý hành chính, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sư. Điển hình là những luật sư bị truy cứu trách nhiệm hình sư như vụ Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Trần Thị Ngọc Tú, Lê Quốc Bảo... Đó là một thưc trạng nhức nhối đòi hỏi sớm xây dưng được đội ngũ LS vừa đủ tầm, vừa có tâm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Thưc tế có những vụ việc mà NBC dốc tâm, dốc sức bảo vệ cho thân chủ nhưng cũng có những vụ việc NBC chưa làm hết trách nhiệm của mình. Nguyên nhân có lẽ ít nhiều phụ tḥc vào thù lao bào chữa. Bởi vì, thù lao trả cho NBC được cư thường thấp hơn bào chữa tư do. Do đó dẫn đến tình trạng NBC được cư thường không hết lòng với các vụ án bào chữa do được cư. Từ đó, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo cũng khơng được đảm bảo.

Tóm lại, BLTTHS năm 2003 đã có những quy định cụ thể về QBC, các

Nghị qút sớ 08 và 49 của Bợ Chính trị cũng nhấn mạnh việc tăng cường tranh tụng, đảm bảo QBC của bị can, bị cáo.

Tuy nhiên, thưc tế cho thấy, việc thưc hiện quyền hạn của NBC còn gặp phải những cản trở nhất định từ phía các CQTHTT. Đó là việc gây khó dễ trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận NBC; là những khó khăn để tiếp xúc với thân chủ trong giai đoạn điều tra; là những bất cập trong việc thu thập và cung cấp chứng cứ của NBC. Thêm vào đó, việc cư NBC trong những trường hợp bắt buộc còn bị các CQTHTT xem nhẹ và thưc hiện một cách lơ là. Trong giai đoạn xét xư, NBC phần lớn đã tham gia mợt cách tích cưc, đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ, đặc biệt là ở giai đoạn xét xư phúc thẩm. Mặc dù vậy, vẫn có những trường hợp NBC không ý thức được vai trò quan trọng của mình đối với bị can, bị cáo; thiếu trách nhiệm trong việc nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ hoặc không tham dư phiên tòa hoặc tham dư phiên tòa nhưng khơng tích cưc tranh luận với Kiểm sát viên...

Thưc trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau như: sư hạn chế trong quy định của pháp luật (về thời điểm

tham gia tố tụng của NBC, về quyền tham gia hỏi cung và quyền thu thập tài liệu, đồ vật...); sư hạn chế về số lượng NBC và đạo đức nghề nghiệp, trình độ nghiệp vụ của NBC cũng như những người tiến hành tố tụng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w