Quan hệ của NBC với cơ quan và NTHTT là quan hệ giữa NTGTT với cơ quan và NTHTT.
Trong giai đoạn tố tụng, NBC cần phải có mối quan hệ tốt với Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà để họ tạo điều kiện thuận lợi trong việc chấp nhận việc bào chữa, tiếp cận hồ sơ và trao đổi thông tin liên quan đến việc tổ chức phiên toà. Ngược lại, lãnh đạo Toà án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải thưc hiện đúng các quy định
của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn liên ngành tư pháp trung ương, kịp thời cấp giấy chứng nhận bào chữa khi có đủ thủ tục; tạo điều kiện cho họ nghiên cứu hồ sơ, đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa; gặp gỡ bị cáo đang bị tạm giam; kịp thời giao cho NBC những quyết định liên quan đến việc xét xư vụ án theo quy định của pháp luật.
Khi tham gia tố tụng, NBC phải có thái độ nghiêm túc, tôn trọng HĐXX, tuân thủ sư điều hành của Chủ toạ phiên toà. Để thưc hiện nhiệm vụ bào chữa cho thân chủ của mình, NBC được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong việc tham gia xét hỏi, tranh luận nhưng không được bào chữa bằng mọi giá, phủ nhận sư thật khách quan của vụ án, gây căng thẳng giữa hai bên buộc tội và gỡ tội.
Quan hệ của NBC với Kiểm sát viên thưc hành quyền công tố tại phiên toà là quan hệ giữa bên buộc tội với bên gỡ tội. Quan hệ này đòi hỏi có sư bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, BLTTHS quy định thứ tư xét hỏi, tranh luận tại phiên toà bắt đầu là các thành viên HĐXX, sau đó đến Kiểm sát viên, tiếp theo là NBC, sau đó mới đến người bảo vệ quyền lợi cho đương sư. Điều này chứng tỏ NBC có địa vị pháp lý quan trọng trong xét xư vụ án hình sư, chỉ sau những người tiến hành tố tụng.
Khi tham gia tố tụng trong vụ án hình sư, NBC phát hiện những thiếu sót, những vi phạm thủ tục TTHS của cơ quan, NTHTT thì yêu cầu họ nhanh chóng khắc phục, góp phần giúp CQTHTT tránh được những sai lầm, những việc làm phiến diện, đại khái trong giải quyết vụ án, đảm bảo việc điều tra, truy tố xét xư được khách quan, toàn diện.