Thông thường sư tham gia của NBC phụ tḥc vào ý chí của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ. Họ có thể trưc tiếp mời hoặc ủy quyền cho người thân của mình mời NBC. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật quy định sư tham gia của NBC khơng phụ tḥc vào ý chí của bị can, bị cáo.
Đó là các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS, khi các bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, hoặc bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tư hình hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời NBC thì các
CQTHTT có nghĩa vụ yêu cầu Đoàn luật sư hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cư NBC cho họ.
Trong khoa học TTHS gọi đây là trường hợp bào chữa bắt buộc, còn trong thưc tiễn gọi là bào chữa chỉ định. Đây là một quy định có tính chất bắt ḅc thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật. Việc cư NBC phải được CQTHTT thưc hiện ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra. Tuy nhiên, thưc tế hầu như đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 57 BLTTHS ít được CQĐT yêu cầu Đoàn LS cư NBC cho họ từ khi khởi tố bị can. Chỉ khi vụ án chuyển sang giai đoạn xét xư, có lịch phiên tòa thì TA mới thông báo cho Đoàn luật sư cư NBC cho họ. Như vậy, NBC không có cơ hội để thưc hiện được các quyền của mình như quyền có mặt khi hỏi cung bị can và có mặt trong các hoạt động điều tra khác. Do đó, đã xảy ra nhiều trường hợp bị cáo phản cung tại các phiên tòa bởi vì bị “mớm cung, ép cung” trong quá trình điều tra. Tại phiên tòa, nơi xét xư công khai, có nhiều người chứng kiến họ mới không sợ bị đánh, bị ép và coi đây là cơ hội để nói ra sư thật.
Trường hợp cụ thể như, bị cáo Lê Hồng Việt (50 tuổi, quê Nghệ An) và Trần Phi Long (33 tuổi, quê Hà Tĩnh), bị khởi tố về tội “mua bán trái phép chất ma túy” với khung hình phạt lên đến tư hình. Trong phiên tòa sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Việt mức án tư hình, Long mức án 20 năm tù về tội “mua bán trái phép chất ma túy”. Tuy nhiên, ngày 27/8/2007, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại vì đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Đây là trường hợp bắt buộc phải có luật sư tham gia nhưng CQĐT đã không cư luật sư tham gia bảo vệ cho bị cáo ngay từ giai đoạn điều tra.
Có trường hợp, CQĐT hoặc VKS không kịp thời yêu cầu cư NBC cho bị can là người chưa thành niên, quá trình điều tra kéo dài đến khi vụ án được đưa ra xét xư thì bị cáo đã là người thành niên và TA không còn có nghĩa vụ cư NBC cho bị cáo nữa. Vô hình chung, CQTHTT đã tước bỏ quyền được bào chữa do NBC được cư của bị can trong những trường hợp đặc thù này.
Trong thưc tế, nếu việc cư NBC được thưc hiện thì thường chậm trễ, qua loa và CQTHTT cũng khơng phân tích cho bị can, bị cáo hiểu được tầm quan trọng của NBC đối với mình. Thường thì với thời gian quá ngắn để nghiên cứu hồ sơ (từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xư cho đến khi TA mở phiên tòa), nhất là đối với các vụ án lớn, cáo trạng dài hàng trăm trang, hồ sơ vụ án bao gồm vài trăm đến cả nghìn bút lục thì việc bào chữa của luật sư được cư gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả khơng cao. Chính điều này đã dẫn tới tính hình thức trong việc tham gia tố tụng, thưc hiện chức năng gỡ tội của NBC.
Rõ ràng, quy định về những trường hợp cư NBC là quy định mang tính chất nhân đạo của pháp luật nước ta. Tuy nhiên, việc chưa có những quy định cụ thể về những trường hợp này cũng như tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc triển khai trên thưc tế của CQTHTT dẫn tới quyền tham gia tố tụng của NBC trong những trường hợp này còn bị hạn chế và kém hiệu quả.