Hạn chế trong quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 69 - 74)

Hiện nay vai trò của NBC chưa được thật sư coi trọng đúng với tầm quan trọng của việc bào chữa trong vụ án hình sư. Trên thưc tế còn một số vướng mắc về vai trò của NBC và một số quy định của pháp luật hiện hành khi vận dụng vào thưc tiễn còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất, thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa chưa được

hướng dẫn áp dụng thống nhất.

Từ chỗ NBC chỉ có thể tham gia vào vụ án khi kết thúc điều tra, BLTTHS năm 1988 - bộ luật đầu tiên của nước ta thừa nhận sư tham gia của NBC sớm hơn rất nhiều là từ khi có quyết định khởi tố bị can (khoản 1 Điều 36). Bộ luật TTHS năm 2003 đã quy định NBC có quyền tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ (khoản 1 Điều 58 Bộ luật TTHS) là một bước tiến mới, một biểu hiện dân chủ, tiến bộ trong pháp luật TTHS Việt Nam nhằm mở rộng hơn nữa biện pháp bảo đảm thưc hiện QBC của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong trường hợp một người bị bắt quả tang hay bị bắt khẩn cấp và sau đó bị áp dụng biện pháp tạm giữ cũng có nghĩa là người đó đang bị cơ quan chức năng buộc tội về hành vi mà họ bị tạm giữ. Hơn nữa khi một người bị bắt và bị tạm giữ thì họ đã bị hạn chế quyền tư do về thân thể nên lúc này họ rất cần sư giúp đỡ về mặt pháp lý. Họ vẫn có thể tư mình bào chữa cho hành vi của mình nếu như họ có đủ khả năng. Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sư năm 2003: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự

bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Như vậy, pháp luật Việt Nam

bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà chúng ta đã có cách nhìn toàn diện hơn về vấn đề này khẳng định QBC gồm hai bộ phận không thể tách rời nhau, QBC và quyền nhờ người khác bào chữa. Việc thưc hiện quyền tư bào chữa không làm mất đi quyền được nhờ người khác bào chữa và ngược lại sư tham gia của NBC trong TTHS cũng không làm mất đi quyền tư bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Theo quy định của pháp luật thì giai đoạn điều tra là quá trình kéo dài từ khi khởi tố vụ án đến khi kết thúc điều tra. Trong giai đoạn này CQĐT tiến hành các biện pháp để xác định tội phạm và người thưc hiện hành vi phạm tội. Để có thể khởi tố bị can hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn này, bởi đây là thời gian để CQĐT thu thập chứng cứ phạm tội và xác định người phạm tội. Như vậy, giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vụ án. Việc tập trung hỏi cung bị can và người làm chứng và có thể áp dụng các biện pháp để ngăn chặn. Nhưng nếu không được tham gia vào giai đoạn này thì NBC sẽ không có điều kiện để tiếp cận những thông tin rất quan trọng liên quan đến những căn cứ tạm giữ, tạm giam người, đến những căn cứ để khởi tố bị can. Những thông tin như vậy giúp cho NBC có cơ hội đánh giá đầy đủ hơn về động cơ, hành vi và hậu quả hành vi của thân chủ. Đồng thời với cơ hội được tiếp xúc ngay với thân chủ, NBC có cơ hợi đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của hành vi tớ tụng của CQĐT, để có cơ hội kịp thời đề xuất những ý kiến bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của thân chủ. Sư có mặt của NBC ngay từ đầu có thể giảm thiểu khả năng lạm dụng quyền của ĐTV (dùng nhục hình, mớm cung, ép cung,…). Mặt khác, tạo điều kiện cho NBC nắm bắt nội dung vụ án ngay từ đầu, thuận lợi trong việc phát hiện chứng cứ gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sư cho bị can, giúp cho công tác điều tra được tiến hành kịp thời, nhanh chóng.

Mở rộng tranh tụng tại phiên tòa đồng thời mở rộng QBC là một yêu cầu tất yếu. Mở rộng QBC, tạo điều kiện cho NBC được tham gia ngay từ giai

đoạn đầu của vụ án, giúp cho NBC có điều kiện nghiên cứu quyết định khởi tố bị can, từ đó có thể tiếp cận vụ án một cách toàn diện và đầy đủ. Tạo tiền đề cho NBC có đủ luận cứ để có thể tham gia hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Bộ luật tố tụng hình đã đáp ứng được phần nào yêu cầu trên, tuy nhiên lý luận là thế nhưng thưc tiễn thì vẫn còn nhiều tồn tại. Việc NBC được tham gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng vẫn chưa được thưc hiện đúng như luật định. CQĐT ở các địa phương áp dụng pháp luật không giống nhau, có nơi đồng ý cho NBC tham gia sớm, có nơi viện đủ mọi lý do gây khó khăn, trở ngại không cho NBC tham gia ngay từ đầu. Nguyên nhân là chưa có văn bản (thông tư liên tịch) hướng dẫn về việc tham gia của NBC. Điều này cần có cơ chế bảo đảm để thưc hiện mà còn thưc hiện một cách nghiêm chỉnh và đạt hiệu quả như yêu cầu cải cách đã đặt ra.

Thứ hai, quyền tham gia hỏi cung của NBC vẫn hạn chế.

Theo điểm a khoản 2 Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2003 có quy định NBC có quyền: “Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu ĐTV đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác, xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sư tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa”. Việc tham gia của NBC trong các buổi hỏi cung có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ khi có mặt của NBC sẽ giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ ổn định hơn về mặt tâm lý, trấn an cho họ bình tĩnh trước việc tra hỏi của Điều tra viên, buộc ĐTV phải tiến hành các hoạt động điều tra một cách thận trọng hơn, tránh được bức cung, dùng nhục hình để bức cung, dụ cung trong quá trình lấy lời khai bị can và nếu xét thấy ĐTV hoặc những người cùng tham gia tố tụng có những hành động không khách quan, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp gây bất lợi cho bị can hoặc rơi vào các trường hợp luật bắt buộc phải thay đổi người tiến hành tố tụng (Điều 42 Bộ luật TTHS năm 2003), có thể chính người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng nhìn thấy điều đó mà không

dám lên tiếng, khi đó chính NBC sẽ giúp họ đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy tại điểm c khoản 2 Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2003. Bên cạnh đó, NBC còn có quyền được xem các biên bản về hoạt động tố tụng, chẳng hạn như biên bản lấy cung bị can để xem nội dung đó có ghi đúng với lời khai của bị can trong quá trình hỏi cung. Đồng thời khi có mặt trong các hoạt động điều tra, NBC có cơ hội trưc tiếp nghe người bị tạm giữ, bị can trình bày về vụ án, giúp NBC nghiên cứu vụ án nói chung, những tình tiết có lợi cho người bị tạm giữ, bị can mợt cách khách quan, toàn diện và chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ hiệu quả hơn. Qua tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can NBC có thể hiểu thêm về nhân thân, tâm tư của họ về những vấn đề liên quan đến vụ án. Các quyền của NBC ngày càng được mở rộng và ngày càng được các CQTHTT tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để NBC thưc hiện các quyền của mình.

NBC được có mặt trong các buổi hỏi cung và có thể hỏi bị can những vấn đề liên quan, nếu như được sư đồng ý của điều tra viên. Đồng thời, được quyền xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sư tham gia của mình và các quyết định liên quan đến người mà mình bào chữa. Quy định này, không chỉ bảo đảm cho bị can, bị cáo thưc hiện QBC mà còn đề cao vai trò của NBC khi tham gia hoạt động điều tra. Điều này, hoàn toàn phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng ta đã vạch ra. Tạo điều kiện cho NBC có thêm những thông tin cần thiết cho hoạt động bào chữa của mình, cũng như giám sát hoạt động của CQĐT, tránh tình trạng đến khi ra tòa bị cáo phản cung. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ giữa NBC và thân chủ của mình vẫn dưới sư giám sát của điều tra viên, không được gặp riêng. Đây là vấn đề cần được hoàn thiện, cho phù hợp với tinh thần cải cách.

Thứ ba, quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án và

“NBC được thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu khơng tḥc bí mật Nhà nước, bí mật cơng tác” (điểm d khoản 2 Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2003), đây là điểm mới so với BLTTHS năm 1988, là bổ sung rất quan trọng để bảo đảm QBC của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, NBC có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án để làm căn cứ chứng minh cho sư vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sư của bị can, bị cáo. Điều này cũng góp phần giúp cho việc buộc tội của VKS khách quan, không phiến diện, một chiều.

Để bảo đảm QBC pháp luật trao quyền cho NBC “gặp người bị tạm giữ, gặp bị can đang bị tạm giam” (điểm e khoản 2 Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2003), bào chữa sẽ trở thành hình thức, nếu NBC không hiểu rõ thái độ, tâm lý và tâm tư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Khi gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, NBC giúp bị can nhận thức đúng đắn việc bào chữa là nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị can trên cơ sở pháp luật và tôn trọng sư khách quan của vụ án, giải thích những vấn đề pháp luật liên quan, cần thiết đến việc bảo vệ bị can mà bị can chưa hiểu hoặc không biết trình bày trước CQTHTT nhằm minh oan hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, phân tích cho bị can thấy cần phải khai báo thành khẩn để NBC có căn cứ rõ ràng, vững chắc bảo vệ bị can.

Nhưng những quy định trên lại chủ yếu tập trung vào sư dụng hồ sơ hoặc tài liệu có trước, trong khi vấn đề khó khăn là NBC khó được tiếp cận các hồ sơ tố tụng, cũng như vấn đề về thu thập chứng cứ. Quyền thu thập chứng cứ bị giới hạn và không có một cơ chế nào để bảo đảm là chứng cứ đó có giá trị pháp lý. Việc được gặp người bị tạm giữ, tạm giam là vơ cùng khó khăn, tùy tḥc vào thiện chí của những người tiến hành tố tụng mà cũng không có một chế tài nào cho những người đã không thưc hiện đúng quy định

của pháp luật. Điều này thưc sư chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách đặt ra, chưa thật sư tạo điều kiện để NBC có đủ phương tiện pháp lý để thưc hiện tốt các quyền của mình, để bảo đảm cho hoạt động tranh tụng tại phiên tòa đạt kết quả như mong đợi.

Một phần của tài liệu Ths luật học vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w