CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM TRONG NĂM ĐẦU (0 – 15 tháng)

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 33 - 35)

TRONG NĂM ĐẦU (0 – 15 tháng)

(5 tiết) 1.Đặc điểm phát triển tâm lý trẻ sơ sinh (0 -2 tháng)

Trẻ em mới sinh ra cơ thể và não phát triển chưa hoàn thiện. Đầu to chiếm 1/4 chiều dài toàn thân. Tứ chi nhỏ và ngắn, tay dài hơn chân, mũi tẹt, cổ ngắn, vài tuần sau sự mất cân đối giảm dần, trẻ trở nên xinh xắn. Cấu tạo não của trẻ sơ sinh gần giống với cấu tạo não của người lớn. Tuy nhiên, thể tích tế bào não nhỏ, màng miêlin chưa được hình thành, nếp nhăn trên vỏ não cịn khá mỏng. Xương sọ chưa được cốt hố hồn tồn. Thóp nhỏ nằm ở phần não phía sau, sau 3 tháng mới được đóng lại. Thóp phía trước lớn hơn nằm trên trán từ 12 đến 18 tháng mới đóng hồn tồn. Nếu thóp đóng quá sớm sẽ làm cho não của trẻ mất đi khoảng trống cần thiết cho sự phát triển sau này, dẫn đến trí tuệ kém. Nếu thóp đóng q muộn chứng tỏ sự cốt hoá xương sọ gặp trở ngại, hoặc kèm

theo các bệnh của toàn thân. Sự phát triển hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của não ở trẻ sơ sinh có liên quan trực tiếp đến sự hình thành và phát triển thể chất và tâm lí của trẻ.

1.1.Vai trị của phản xạ không điều kiện

+ Từ môi trường sống ổn định trong bụng mẹ, khi ra đời trẻ đột ngột bị đẩy vào hồn cảnh sống mới lạ với vơ vàn kích thích mạnh và phức tạp. Song hệ thần kinh của trẻ đã nhanh chóng thích ứng nhờ có sẵn hệ thống phản xạ khơng điều kiện.

- Phản xạ hô hấp

- Phản xạ mút bú

- Phản xạ tự vệ : Co người, co tay chân khi có kích thích; hắt hơi; co giãn đồng tử khi ánh sáng thay đổi.

- Phản xạ bài tiết.

+ Ý nghĩa của phản xạ khơng điều kiện

- Là cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện, trước tiên là phản xạ định

hướng. Phản xạ định hướng là phản ứng đối với kích thích mới lạ. Phản xạ này được hình thành khoảng 3 đến 4 ngày sau khi sinh, biểu hiện trẻ biết hướng về phía ánh sáng.

- Giúp trẻ có ngay những hành vi bản năng cấp thấp để thích nghi nhanh chóng với mơi trường sống mới. Đây là thời kì duy nhất trong cuộc đời của con người, những hành vi bản năng thể hiện dưới dạng thuần tuý nhất để thoả mãn nhu cầu.

- Phản xạ không điều kiện khơng giúp trẻ có sẵn phương thức hành vi theo kiểu người như nói năng, suy nghĩ, lao động… Vì vậy so với động vật mới sinh trẻ sơ sinh bất lực yếu ớt hơn rất nhiều. Nó khơng tự phát triển thành người lớn được, tuy nhiên trẻ sơ sinh lại có khả năng rất lớn trong việc tiếp thu những phương thức hành vi theo kiểu người, kinh nghiệm của xã hội loài người.

1.2.Sự phát triển các loại nhu cầu

Trẻ em sinh ra hoàn toàn bất lực yếu ớt, để tồn tại và phát triển nó phải được thoả mãn rất nhiều nhu cầu khác nhau.

1.2.1. Nhu cầu gắn bó với người khác (nhất là người mẹ)

+ Nhu cầu gắn bó là sự địi hỏi được tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của người mẹ (hoặc người lớn) để có được cảm giác an tồn.

Ngay từ khi vừa sinh ra, trẻ đã có phản xạ rúc đầu vào ngực, vào bụng mẹ, một mặt là tìm vú để bú, một mặt là để được áp sát vào da thịt mẹ, được ôm ấp vỗ về âu yếm. Do bản năng ni con của mình, người mẹ rất nhạy cảm và đáp ứng ngay nhu cầu này của con. Giữa người mẹ và đứa trẻ tạo nên quan hệ gắn bó mật thiết đặc biệt “da kề da, thịt kề thịt”.

+ Đây là mối quan hệ đầu tiên rất quan trọng, tạo điều kiện cho sự phát triển mọi mặt của trẻ sau này.

- Được tiếp xúc trực tiếp với da thịt của người me, được vuốt ve âu yếm, thân nhiệt của trẻ được ổn định, máu lưu thơng tốt, cơ thể phát triển nhanh chóng.

- Trẻ có cảm giác an tồn, hài lịng, dễ chịu khi được mẹ ơm ấp. Trạng thái này là yếu tố thuận lợi, là tiền đề quan trọng cho sự xuất hiện và phát triển các loại nhu cầu khác, trước tiên là nhu cầu giao tiếp với mọi người. Vì vậy nhiều nhà tâm lí học khẳng định đây là nhu cầu gốc, xuất hiện sớm nhất và cũng quan trọng vào bậc nhất đối với sự phát triển của trẻ. Thiếu sự gắn bó mẹ con ngay từ đầu, trẻ khó phát triển bình thường, ngay cả sự sống cũng gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu gắn bó được thoả mãn đầy đủ, sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển nhanh về mọi mặt. Những cơng trình nghiên cứu của nhiều

bác sỹ trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam (Tại bệnh viện Quảng Ninh năm 2002) đã chứng minh rằng, nuôi trẻ sơ sinh theo kiểu “Chuột túi” là cách ni có hiệu quả nhất.

Vì lí do nào đó, vắng mẹ ngay từ những ngày đầu mới sinh là nỗi bất hạnh lớn đối với trẻ, cần phải nhanh chóng thoả mãn nhu cầu gắn bó cho trẻ bởi một người khác, miễn là người này thương yêu trẻ một cách thực sự như chính người mẹ đẻ của các cháu.

- Thơng qua quan hệ gắn bó bằng cách bế bồng, xoa nắn, âu yếm, người mẹ truyền cảm xúc cho con một cách trực tiếp, trẻ nhập tâm được, dần dần biết thể hiện cảm xúc theo kiểu người và các chức năng tâm lý người bắt đầu được hình thành.

+ Dựa vào tín hiệu thể hiện nhu cầu gắn bó của trẻ và của người mẹ, các nhà khoa học đã tổng kết được 4 kiểu gắn bó mẹ con.

- Kiểu 1 : Tín hiệu thể hiện nhu cầu gắn bó từ phía con và từ phía mẹ đều mạnh. Đây là kiểu phổ biến trong thực tế, kiểu này có nhiều thuận lợi cho sự phát triển của trẻ.

- Kiểu 2 : Tín hiệu phát ra từ con yếu, từ mẹ thì mạnh. Nguyên nhân của kiểu này là do trẻ sinh thiếu tháng hoặc trẻ bị bệnh bẩm sinh. Trong trường hợp này, người mẹ cần khơi dậy nhu cầu gắn bó của con bằng sự quan tâm âu yếm thường xuyên với những cử chỉ hết sức nhẹ nhàng thận trọng.

- Kiểu 3 : Tín hiệu phát ra từ phía con thì mạnh, từ phía mẹ lại yếu. Ngun nhân của kiểu này thường là do người mẹ có con một cách bất đắc dĩ, hoặc do đau yếu khơng có khả năng quan tâm đến con. Vì những lí do khác nhau người mẹ mang tâm trạng phiền muộn, thờ ơ lạnh nhạt không muốn tiếp xúc với con. Do khơng nhận được tín hiệu đáp lại từ phía người mẹ, tín hiệu của trẻ phát ra yếu dần, nếu tình trạng này kéo dài tín hiệu của trẻ sẽ mất hẳn. Trẻ lâm vào tình trạng ủ rũ, mệt mỏi, thụ động, dễ mắc phải bệnh “ trầm cảm”. Để khắc phục tình trạng này người mẹ hãy nghĩ tới trách nhiệm của mình, trước tiên phải quan tâm, âu yếm thoả mãn nhu cầu gắn bó của con. Nếu người mẹ cố tình thối thác trách nhiệm của mình với con hoặc vì lí do sức khoẻ, phải nhanh chóng tìm một người thương u trẻ thực sự để thay thế người mẹ cho cháu.

- Kiểu 4 : Tín hiệu phát ra từ phía trẻ và người mẹ đều yếu. Đây là một tai hoạ đối với trẻ, nguyên nhân thuộc về hai phía người me và trẻ. Muốn trẻ phát triển được bình thường cần phải có sự hỗ trợ tích cực của mọi người xung quanh, nhất là một bác sỹ và một người thương yêu tận tụy thực sự với trẻ.

Tạo được mối quan hệ gắn bó mẹ - con ngay từ đầu là cách tốt nhất tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển và phát triển lệch lạc cả về mặt sinh lí và tâm lí sau này.

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)