Dạy trẻ học viết trước khi vào lớp một là sai lầm'

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 79 - 85)

II: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ MẪU GIÁO 1 Đặc điểm phát triển các chức năng tâm lý

Dạy trẻ học viết trước khi vào lớp một là sai lầm'

Khơng nên cho trẻ học viết, làm tốn trước khi vào lớp một, bởi việc này có nguy cơ làm thui chột hứng thú học đường, PGS Nguyễn Công Khanh và TS Đinh Thị Kim Thoa nhấn mạnh trong buổi tư vấn sáng nay. Các chuyên gia cũng gợi ý cách chọn trường tốt cho trẻ.

- Cháu nhà tôi năm nay vào học lớp 1, đã được học chữ ở trường mẫu giáo. Nhưng cháu không

hứng thú đối với việc học chữ, thường phải nhắc nhở mới làm bài tập, thường lảng tránh mỗi khi nhắc đến việc học. Xin tịa soạn cho tơi lời khun? (Nguyen Nhan Tang, 33 tuổi, Đà Nẵng)

- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: Đối với trẻ em, khi bước vào lớp một, việc học chữ đối với trẻ thực sự chưa gây được hứng thú, việc phải làm những bài tập viết chữ ở nhà là một gánh nặng đối với trẻ, do vậy trẻ thường tìm cách lảng tránh. Do vậy điều quan trọng là cha mẹ, người lớn phải tìm cách động viên trẻ và không yêu cầu làm quá nhiều bài tập, xen kẽ là những trị chơi trẻ

ưa thích, những hình thức vận động, sau một thời gian trẻ sẽ quen dần với nề nếp và sẽ hình thành tính tự giác.

Các phụ huynh không nên quá lo lắng về những trường hợp trẻ chưa hứng thú học tập khi bắt đầu vào học. Điều quan trọng là không làm trẻ chán học, sợ học bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về sự thú vị khi đến lớp, đến trường.

- Một chương trình giáo dục được giới thiệu gần đây cho trẻ em từ 3-8 tuổi giảng dạy tại Hà Nội

và TP HCM là Fastrackids với mục tiêu bổ sung kiến thức và các kỹ năng cho các bé. Các chuyên gia có thể cho ý kiến về chương trình và sự cần thiết tham gia đối với các bé chuẩn bị vào lớp 1. (Lam, Hà Đông, Hà Nội)

- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: Hiện nay ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có nhiều các chương trình giáo dục bổ trợ nhằm tăng cường kiến thức xã hội ngoài nhà trường và đặc biệt giúp phát triển kỹ năng sống. Việc cho bé tham gia vào những chương trình như thế này thực sự là cần thiết nhất là đối với các bé chuẩn bị vào lớp một, nếu như sự tham gia đó tạo được nhiều hứng thú và cơ hội trải nghiệm cho bé.

Theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, người lớn muốn biết các lớp học/khố học bổ sung có phù hợp với khả năng của bé, có lợi như thế nào cho sự phát triển của mỗi bé, hãy để ý quan sát xem bé hứng thú như thế nào đối với các lớp học này. Bé kể, nói gì về các hoạt động diễn ra trong lớp học, bé có tích cực khám phá, bé có được trải nghiệm những tương tác tích cực với các bạn, bé có cảm nhận được những thành cơng…?

Nói khái qt hơn, các hoạt động học của bé có phù với sự chín muồi về mặt sinh học, đáp ứng như thế nào các nhu cầu và nhiệm vụ phát triển của bé. Lớp học thực sự phù hợp nếu bé thể hiện sự vui vẻ, mong muốn đến lớp, hay kể, hay nói về các hoạt động trong lớp, khơng cảm thấy lo sợ mỗi khi bước vào lớp học.

- Con trai tôi sắp vào lớp 1, bản chất thông minh, nhanh nhẹn. Khoảng một tháng nay, tơi có cho

cháu học thêm tại nhà cô giáo lớp 1. Cô phản ánh cháu viết rất chậm và tư duy cũng rất chậm do không tập trung. Chúng tôi cũng nhận thấy cháu hay mất tập trung khi học và khi làm những việc cháu khơng thích. Nhưng khi học có sự kèm cặp của bố mẹ thì cháu học rất nhanh. Mong tiến sĩ hướng dẫn. (Đỗ Kiêm Hoàng, 33 tuổi, Bưu điện Bắc Kạn)

- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Có lẽ anh xem lại việc học thêm của cháu tại nhà cơ giáo. Có thể cơ giáo u cầu cao hơn so với mức độ phát triển hiện tại của cháu. Áp lực của nhiệm vụ và phương pháp ít hứng thú sẽ làm cho cháu không tập trung và không muốn thực hiện nhiệm vụ, cũng như không muốn tiếp nhận những lời người lời hay cô giáo đang dạy. Trước biểu hiện như vậy, thường người lớn sẽ hay có những nhận xét về khả năng tập trung hay là năng lực tư duy của con trẻ.

Để có được những nhận xét chính xác về sự phát triển của con trẻ cần phải thông qua rất nhiều bài trắc nghiệm chuyên môn cũng như thông qua quan sát hoạt động đa dạng của cháu. Như vậy theo những gì anh nói thì cháu chưa hẳn là như lời cơ giáo nhận xét. Anh thử thay đổi phương pháp và thậm chí thay đổi người dạy với phương pháp khác để kiểm nghiệm lại khả năng của cháu.

- Bé thơng minh, hiếu động trong các lãnh vực giải trí như chơi game, đồ chơi logo, giao tiếp sinh hoạt, học thể thao. Nhưng khi phải tập trung học văn hóa, thì bé ln tìm cách né tránh, và hay qn bài học. Mặc dù gia đình rất ít khi cho bé chơi, mà để nhiều thời gian cho bé học văn hóa. Làm thế nào để bé tập trung vào việc học? (Tuyết Hạnh, 30 tuổi, Quận 3, TP HCM)

- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Dạy học là cả một nghệ thuật. Phương pháp dạy học tạo hứng thú cho con trẻ luôn là câu hỏi lớn đối với các nhà giáo dục. Nhiệm vụ học tập không giống như nhiệm vụ vui chơi, nó địi hỏi sự nỗ lực, ý chí của con trẻ. Chính vì vậy, trẻ rất cần sự động viên

khích lệ thường xuyên để củng cố các hành vi tích cực. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo và tiểu học, dùng phương pháp chơi trong buổi học hay nói cách khác chơi mà học là rất quan trọng. Anh, chị hãy cố gắng biến các nhiệm vụ học tập là những nhiệm vụ mang tính thử thách và có tính tranh tài để cháu cảm thấy hứng thú hơn. Khi cháu thực sự tìm thấy cái hay từ trong kiến thức cần phải học, thì lúc đó chúng ta khơng cịn gặp khó khăn nữa. Vậy mấu chốt là hãy biến những kiến thức cần học thành nhu cầu thực sự của bé.

- Xin cho tôi hỏi hiện nay con tôi đang đi học mỗi tuần sáu ngày, để chuẩn bị vào lớp một. Học như vậy có tốt cho bé khơng ? (Thành Đạt, Vũng Tàu)

- PGS.TS. Nguyễn Công Khanh: Nhiều bậc phụ huynh luôn tin rằng: “bây giờ, phụ huynh nào cũng cho con đi học trước khi vào lớp 1, nếu con mình khơng đi học trước, sợ khi vào học lớp 1 con mình sẽ bị tụt hậu so với các bạn”. Tuy nhiên niềm tin này khơng có cơ sở khoa học, thậm chí sẽ là sai lầm đáng tiếc nếu việc đi học trước đó, chỉ là ý muốn của cha mẹ, mà khơng xuất phát từ nhu cầu của chính đứa trẻ. Theo các nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý học đường, những trẻ em học trước chương trình lớp 1, ln có nguy cơ làm thiệt hại đáng kể đến quá trình phát triển của trẻ, làm thui chột hứng thú học đường, vì những trẻ em học trước chương trình, biết đọc biết viết trước khi vào lớp một dễ chủ quan, khơng cịn hứng thú với những bài học mình đã biết rồi.

Như vậy việc phụ huynh cho con học đi học trước khi vào lớp một là không cần thiết, việc học cả 6 ngày trong tuần dễ làm cho trẻ bị quá tải, dễ làm mất hứng thú học đường… nhất là chương trình học này tập trung vào việc học viết, luyện chữ… không chú ý nhiều đến việc rèn luyện phát triển các kỹ năng trí tuệ, phát triển khả năng quan sát, tập trung chú ý, phát triến các kỹ năng tương tác, kết bạn… thì việc học này là lợi bất cập hại.

- Có nhất thiết phải chọn trường chuẩn (theo dư luận) để gửi con đến học khơng? Có nên th

thêm giáo viên về nhà (hoặc đưa con đến nhà giáo viên) để học thêm khơng? Có nên sắp xếp một thời gian biểu học thật nghiêm cho trẻ không, hay để trẻ tự học theo môi trường đào tạo ở lớp? (Duy Bẩy, 35 tuổi, Cục thuế tỉnh Điện Biên)

- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: Không nhất thiết phải chọn trường chuẩn theo dư luận để gửi con theo học. Điều quan trọng cha mẹ cần xác định một số tiêu chuẩn chọn trường cho con, ví dụ, trường đó có thể gần nhà, điều này rất quan trọng vì trẻ khơng phải đi học xa, thứ đến xem đội ngũ giáo viên ở đó ngồi kinh nghiệm dạy học có kinh nghiệm tư vấn học đường hay khơng, có hiểu tâm lý trẻ hay khơng. Điểm nữa, là sự hài lịng của các phụ huynh có con học ở trường đó, sự hài lịng của những học sinh từng học ở trường đó. Mặt khác, xem trường đó có những mơ hình giáo dục mới, có những chương trình giáo dục bổ trợ về giá trị sống, kỹ năng sống, các chương trình hoạt động ngoại khóa phong phú hay khơng.

Trẻ đến lớp được giáo viên dạy trên lớp đủ để trẻ theo học các chương trình chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo. Do vậy, không cần thiết phải thuê thêm giáo viên về nhà dạy hoặc tham gia quá nhiều ở các lớp học thêm.

Đối với trẻ, tham gia các lớp học thêm về kỹ năng xã hội, về kỹ năng sống, về âm nhạc, hội họa, các câu lạc bộ thể dục, thể thao luôn tốt cho sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ lớp 1, đây thực sự là bước ngoặt tạo nền tảng cho sự phát triển, hứng thú học đường. Do vậy điều quan trọng làm sao để trẻ hứng thú đến trường, tích cực tham gia vào các hoạt động tương tác cùng bạn bè. Cha mẹ cần giúp con xây dựng thời khóa biểu học tập và từng bước tạo thói quen hứng thú, tuân thủ những kế hoạch học tập đã được thảo luận cùng bố mẹ. Trẻ dần hình thành thói quen tự giác học tập.

- Con em 3 tuổi đang học mẫu giáo. Ở nhà cháu thích cầm bút vẽ nghệch ngoặc và hay cầm

cầm bút viết và dạy chữ cho cháu ở tuổi này được chưa? Ở bậc tiểu học có nên chọn trường quốc tế cho trẻ học không? (My Linh, 33 tuổi, Đà Lạt)

- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Bạn hồn tồn có thể dạy con cách cầm bút và tập vẽ những nét chữ. Nhưng tùy theo sức khỏe của con để bạn có thể dành bao nhiêu phút cho mỗi lần để làm nhiệm vụ này. Hiện nay, việc học ngôn ngữ được thực hiện trên cả kênh hình và kênh tiếng, việc cho cháu tập viết những nét chữ cũng là việc tạo thêm kênh hình cho việc tiếp nhận ngơn ngữ. Trường học dù là quốc tế hay trường công của nhà nước, chất lượng không phải nằm ở tên gọi này. Chị cần tìm hiểu thực sự, chương trình, đội ngũ quản lý và đội ngũ giáo viên của nhà trường. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt về cách tiếp cận trong dạy trẻ của một số trường quốc tế với trường công của chúng ta. Sự khác biệt này là do sự khác biệt về nền văn hóa, mức độ phát triển của kinh tế xã hội và sự đầu tư cơ sở vật chất... cho nên có sự khác biệt về phương pháp dạy trẻ. Tùy theo điều kiện của gia đình và thực sự chất lượng của trường học thì trẻ có thể cân nhắc để quyết định.

- Tôi xin đươc hỏi con tôi năm nay 5 tuổi sang năm cháu sẽ bước vào lớp 1 tơi rất băn khoăn khơng biết có nên cho cháu đi học chữ trước và đi học tiếng Anh khơng ạ ? Tơi có nên chọn 1 trường tốt hay khơng ? và tơi có nên cho cháu đi học thêm ngay từ bây giờ không ạ? (Ke Toan, Bắc Giang)

- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Các kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học trẻ em cho thấy hầu hết trẻ tham gia các lớp mầm non, đặc biệt là mẫu giáo đã được làm quen với các chữ cái, thuộc bảng chữ cái, làm quen với các chữ số… đều có khả năng học thành cơng chương trình lớp một. Do vậy phụ huynh khơng cần phải cho con đi học chữ trước. Việc đi học tiếng Anh chỉ có hiệu quả với nhóm trẻ 6 tuổi khi bé có hứng thú với việc học tiếng Anh, khơng sợ mỗi khi có giờ học tiếng Anh và phương pháp dạy phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi: học mà chơi – chơi mà học. Việc học không đặt nặng vấn đề viết đúng từ, nhớ nhiều mẫu câu… mà quan trọng là làm trẻ thích thú với cách khám phá thế giới đồ vật xung quanh bằng một thứ ngơn ngữ khác, thích thú với cách phát âm mới lạ, các trò chơi phát triển trí tuệ được thiết kế trong các giáo trình tiếng Anh.

Điều quan trọng là cha mẹ hãy chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng đi học. Và giúp trẻ biết cách cầm bút đúng, và để tâm nhiều hơn đến việc ngồi đúng tư thế, giữ khoảng cách phù hợp giữa vở và mắt…trẻ được tham gia nhiều các hoạt động đòi hỏi sự vận động tinh (sự phối hợp khéo léo của tay, chân, mắt…), các trò chơi khám phá đòi hỏi khả năng quan sát, khả năng suy nghĩ sáng tạo… Và quan trọng nhất là tìm mọi cách để ni dưỡng hứng thú học đường.

Để làm được điều này phụ huynh cần tham gia các khóa học làm cha mẹ thành công, để hiểu rõ đặc điểm tâm lý trẻ lớp 1, nắm được các các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng đa giác quan, sự dụng hiệu quả các trò chơi học tập và các nguyên tắc dạy học kích hoạt não bộ, ni dưỡng hứng thú học đường để phối hợp cùng giáo viên giúp trẻ thành công học đường.

- Tơi có bé trai năm nay vào lớp 1. Tơi đã cho cháu đi học thêm trước khi vào lớp 1 nhưng mỗi

khi tơi đưa cháu đi học, cháu đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi vậy tơi có nên tiếp tục cho cháu đi học thêm? Với học lực của cháu khơng xuất sắc liệu tơi có nên cho cháu vào lớp chuyên? (Băng Lan, 32 tuổi, Vĩnh Phúc)

- Tiến sĩ Nguyễn Cơng Khanh: Chương trình học ở lớp mẫu giáo lớn trẻ đã được làm quen với chữ cái, với số, do vậy, trẻ đã được chuẩn bị để sẵn sàng vào học chữ ở lớp 1. Cha mẹ khơng nên cho con học trước chương trình lớp 1, đặc biệt là học viết chữ đẹp bởi vì viết chữ thường tạo ra sự nhàm chán gây stress cho trẻ. Khi vào lớp học, nhiệm vụ này thường được các giáo viên chia nhỏ để trẻ quen dần, cha mẹ không nên ép trẻ khi trẻ chưa sẵn sàng tham gia vào các lớp học thêm. Tốt nhất, nên chuẩn bị cho trẻ tâm lý thích đến trường, có kỹ năng giao tiếp với bạn, có kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn, kỹ năng giải quyết vấn đề,

kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi... Đây là những kỹ năng giúp trẻ thành công học đường, những trẻ thiếu hụt kỹ năng này, đặc biệt là thiếu sự tự tin, khó hịa nhập có nguy cơ dễ gặp thất bại học đường.

Việc cho trẻ vào học các lớp chọn, trường chuyên phải dựa trên năng lực vượt trội của chính trẻ, điều này có thể quan sát qua các hành vi thơng minh hằng ngày của trẻ như trẻ hay đặt những câu hỏi dí dỏm, trẻ hay có những câu trả lời sáng tạo, trẻ thích thú với việc đọc sách, kể chuyện, thích tương tác với các bạn, có trí nhớ tốt, thích chơi với những trẻ lớn tuổi hơn hay có những quyết định phù hợp trong những tình huống khó xử. Những trẻ này nếu thích thú với các lớp học năng khiếu, cha mẹ có thể đưa con đến trường để các bé được các chuyên gia, các nhà giáo kiểm tra phỏng vấn, nếu cháu đủ điều kiện có thể yên tâm gửi con vào học các trường này. Tuyệt đối khơng vì kỳ vọng của cha mẹ mà ép trẻ vào học trường chuyên lớp chọn khi trẻ khơng đủ năng lực theo học những chương trình này, vì điều đó có thể làm trẻ sợ học, chán nản vì mình khơng

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)