+ Những biểu hiện phát triển và hoạt động của các giác quan cho thấy cảm giác của trẻ hình thành từ thời kỳ bào thai. Như vậy hiện tượng tâm lý đơn giản nhất của đời sống tinh thần con người mang tính bẩm sinh, song đây là bẩm sinh do tự tạo. Cảm giác của thai nhi xuất hiện nhờ hoạt động của giác quan tiếp nhận tác động của tác nhân từ bụng mẹ hoặc tác nhân kích thích gián tiếp của mơi trường bên ngồi. Hơn nữa những q trình cảm giác này thuần túy mang tính sinh vật, chưa hề được xã hội hóa. Sau khi ra đời nhờ hoạt động mạnh của giác quan, cảm giác tiếp tục hoàn thiện và phát triển.
- Thời gian đầu nội cảm của trẻ phát triển mạnh lấn át ngoại cảm. Chủ yếu trẻ tiếp nhận kích thích từ cơ quan nội tạng trong cơ thể báo về sự đói, khát, lạnh…từ đó trẻ có những phản ứng như co quắp, cựa quậy, khó chịu v v. Những kích thích bên ngồi chỉ khi nào mạnh, trẻ mới nhận ra. Piaget cho rằng : Trẻ em khi mới sinh ra chưa thấy, chưa nghe, chưa cảm giác rõ điều gì ở bên ngồi bản thân mình. Sang tháng thứ hai các cảm giác ngoài bắt đầu phát triển mạnh, nhất là thị giác, trẻ sớm nhận ra mặt người, vật có màu sắc, di động.
- Do giác quan còn non yếu nên ngưỡng cảm giác của trẻ sơ sinh còn rất cao. - Cảm giác của trẻ sơ sinh mang tính hỗn hợp, tràn lan, khơng phân định rõ ràng giữa : nội cảm và ngoại cảm; cảm giác và cảm xúc; bản thân và đối tượng cảm giác; giữa các đối tượng cảm giác. Trẻ chưa thể phân biệt được vị trí của những nơi xuất hiện kích thích, thế giới đối với trẻ là một bức tranh lúc ẩn, lúc hiện, không tồn tại thường xuyên và mọi điều ở trong tình trạng bất phân.
+ Chú ý của trẻ sơ sinh xuất hiện rất sớm, sau khi sinh được 3 đến 4 ngày trẻ đã biết hướng về phía ánh sáng, phạm vi chú ý của trẻ ngày càng mở rộng và đặc trưng là chú ý thụ động. Do đặc điểm này, người mẹ cần lưu ý đến tư thế nằm của con, để tạo ra phản xạ của mắt được linh hoạt.
+ Trẻ sơ sinh chưa có biểu hiện của trí nhớ. Tuy nhiên theo bản chất của hoạt động nhớ, trẻ đã có giai đoạn ghi nhớ tài liệu (Giai đoạn hình thành dấu vết của đối tượng trên vỏ não), biểu hiện ở phản xạ có điều kiện được thành lập. Trong q trình chăm sóc, người mẹ xây dựng chế độ sinh hoạt (ăn, ngủ, vệ sinh) của trẻ theo kế hoạch ổn định, lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần trẻ ghi nhớ và nhận lại được mùi vị của sữa, giọng nói và nhịp điệu bế bồng quen thuộc của mẹ.
+ Sự hình thành và phát triển cảm xúc của trẻ sơ sinh gắn liền với sự thỏa mãn hay không thỏa mãn các loại nhu cầu. Mỗi khi trẻ trẻ đói, khát, lạnh… người mẹ kịp thời bế bồng, âu yếm, thỏa mãn ngay những đòi hỏi của con. Được thỏa mãn trẻ tỏ ra dễ chịu, khoan khối, hài lịng, nếu khơng trẻ giãy giụa, kêu la, khó chịu. Nhờ sự quan tâm thường xuyên của mẹ và người lớn, cuối tuổi sơ sinh hầu hết trẻ đã có những xúc cảm đặc trưng theo kiểu người như hớn hở, mỉm cười khi người lớn cúi xuống trò chuyện.
Như vậy nhờ sự hoạt động tích cực của các giác quan tiếp nhận những tác động từ mơi trường bên ngồi, các chức năng tâm lý đơn giản của trẻ được hình thành và phát
triển làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Việc chăm sóc giáo dục trẻ ở giai đoạn này cần chú ý đến việc thỏa mãn các loại nhu cầu cho trẻ, đặc biệt khi trẻ thức cần chú ý luyện giác quan bằng việc cho trẻ tiếp xúc với âm thanh, màu sắc, thường xuyên trò chuyện với trẻ…Nhưng mọi tác động phải nhẹ nhàng, vừa phải phù hợp với giác quan của trẻ.