học sớm hơn vì con sinh cuối năm nên nhiều kỹ năng con có thể yếu hơn các bạn sinh đầu năm 2004. Con đã ý thức được về những điểm yếu và điểm mạnh của bản thân nên sẽ có những hành vi tương ứng với tự nhận thức về mình. Để làm cho con trở nên tự tin hơn, chị cần phải kiên trì, phối kết hợp với các thầy cơ giáo ở trường để con có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn. Việc chị nói chuyện với cháu nhiều nhưng khơng thấy khả quan lắm bởi vì chị đã sử dụng phương pháp chưa hiệu quả. Sự tự tin khơng thể hình thành thơng qua lời khun. Vậy chị nên làm gì ?
1. Vẫn tiếp tục chuẩn xác phát âm của con (yêu cầu con nói chậm, thường xuyên giúp điều chỉnh những từ/ âm con nói ngọng)
2. Ln khuyến khích con, khen ngợi và thưởng với những cố gắng của con dù nhỏ nhất 3. Không nên nhắc nhiều về những điểm yếu của con.
4. Cùng con tham gia vào các hoạt động vui chơi tập thể
5. Hãy tìm xem con bạn có thế mạnh gì, hãy phát huy nó, làm cho con thành cơng trong lĩnh vực ấy. Con sẽ tự tin hơn. Khi cháu đã thành cơng thì sự chú ý cũng được cải thiện. Chúc chị áp dụng hiệu quả.
- Con tôi đi học được 3 tuần làm quen chữ tại trường cháu sắp vào học lớp 1. Cháu thuận tay
trái nên 3 tuần đi học tuy viết tay phải nhưng cơ nói chữ yếu lắm, do bố mẹ cho học muộn quá. Tối về tôi cũng kèm cháu tập viết nhiều nhưng cháu viết không thẳng hàng lối, chữ khơng trịn, thẳng. Tơi có nên cho cháu đi học lớp luyện chữ đẹp không. (Triệu Thanh Hương, 37 tuổi, 75 Trường Sơn-phường 2-Quận Tân Bình-TP.HCM)
- Tiến sĩ Nguyễn Cơng Khanh: Học làm quen chữ trước khi vào lớp 1 không phải lúc nào cũng giúp trẻ phát triển, nhất là những lớp học luyện chữ đẹp bởi vì đây là nhiệm vụ khó khăn nhất đối với học sinh lớp 1.
Tất cả giáo viên, cha mẹ và người lớn cần hiểu rằng những lớp học chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 cần phải có nội dung thích hợp với lứa tuổi tiền học đường. Trẻ 6 tuổi đang chuyển giai đoạn từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo, do vậy điều quan trọng là người lớn dần làm trẻ thích nghi với những nhiệm vụ, những yêu cầu học tập ở lớp 1 chứ không phải làm trẻ lo sợ, mất tự tin bằng sự chê bai những nhận xét tiêu cực. Tốt nhất, giáo viên và người lớn hãy tập cho trẻ cách ngồi học đúng tư thế, cách cầm bút đúng cách, những bài học kích hoạt các năng lực trí tuệ như tập tơ, tập ghép chữ, những trò chơi vận động làm quen với các con số, chữ cái, lồng vào đó là những yêu cầu về sự tuân thủ nề nếp học tập rèn luyện khả năng quan sát, khả năng tập trung chú ý tốt hơn nhiều là những lớp học luyện chữ.
Những giờ học tập viết chữ kéo dài hằng giờ theo đánh giá của các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em khi trẻ mới 6 tuổi sẽ làm thương tổn đáng kể đến hứng thú học đường, làm giảm lòng tin của trẻ vào năng lực của chính mình, có thể tạo tâm lý bất an, lo sợ, không muốn đến trường, điều này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sự thành công của trẻ học lớp 1.
Đối với bé thuận tay trái, (thường chiếm khoảng 10%) nếu thực sự giáo viên cha mẹ tập cho trẻ viết bằng tay phải không thành cơng hoặc trẻ có sự tiến bộ chậm chạp thì tốt nhất chuyển cho trẻ sang tập viết bằng tay trái, nếu sự tiến bộ của trẻ tốt hơn nhiều thì cha mẹ và giáo viên hãy chấp nhận. Điều này để rõ hơn các phụ huynh có thể liên hệ với chúng tơi qua số điện thoại:
0936333963 để có những tư vấn chuyên sâu về vấn đề này.
Các giáo viên dạy tiểu học hết sức lưu ý mỗi khi đưa ra những lời nhận xét tiêu cực bởi vì điều này rất dễ làm thương tổn trẻ, khi cần nhận xét giáo viên có thể chỉ ra những điểm mạnh, những ưu điểm của trẻ để phụ huynh khơng bị "chống" khi hằng ngày vẫn thấy trẻ thông minh, nhanh nhẹn bỗng nhiên khi vào học trẻ trở nên chậm chạp, khó tập trung chú ý. Giáo viên tiểu học rất cần tư vấn và trao đổi thường xuyên với phụ huynh để tìm ra cách giáo dục cá biệt, phù hợp nhất với cá tính của từng trẻ. Điều này rất quan trọng, sẽ giúp trẻ thành công học đường.
- Con gái tôi năm nay vào lớp 1, tư chất thông minh, nhanh nhẹn hoạt bát song hay hấp tấp, tơi
e thói quen đó sẽ ảnh hưởng đễn quá trình học tập của cháu. Tơi nên làm gì để giúp cháu sửa được thói quen này? (Nguyễn Minh Huệ, 37 tuổi, Q. Ngơ Quyền, Hải Phịng)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Những cháu có tư chất thơng minh, nhanh nhẹn thì cũng thường hay làm cho mọi người có cảm nhận là các cháu hấp tấp, chưa chín chắn, thậm chí cịn có thể nói là hậu đậu... Thực ra, biểu hiện hành vi này đúng là sự thể hiện của mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực của trẻ. Trẻ rất muốn thể hiện rằng mình là một đứa trẻ rất hoạt bát nhưng vì sự phát triển vận động tinh, kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề thì chưa thực sự phát triển nên rất dễ dẫn đến kết quả của hành động không như mong muốn. Vậy để rèn cháu biết "chín chắn" hơn, thì có rất nhiều kỹ thuật: chị hãy cho cháu nói ra ngồi những ý định thực hiện nhiệm vụ, hành động, hành vi của cháu, cùng cháu thảo luận cách có thể giải quyết nhiệm vụ này. Trong quá trình thảo luận, người lớn cũng cần thể hiện sự điềm đạm, điềm tĩnh, thậm chí dành những giây phút để con tạm lắng và suy tư trước khi hành động. Nếu bài tập này được thực hiện nhiều lần với nhiều các tình huống khác nhau, dần dần con sẽ trở nên điềm tĩnh hơn.
- Con trai cháu chuẩn bị vào lớp 1, mỗi sáng đi học rất vất vả, cháu thường nghĩ ra rất nhiều lý
do để không phải đi học, nếu không được ở nhà theo ý của mình thì cháu bắt bố mẹ phải hứa làm theo những yêu cầu của cháu như đi đón sớm, đi học về phải mua đồ chơi... làm thế nào để cháu cảm thấy thích và đến trường với tâm lý thoải mái nhất? (Nguyễn Thanh, 34 tuổi, Long Biên - Hà Nội)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Chị hãy thử đến trường quan sát xem các hoạt động của con ở trường như thế nào, cũng như trao đổi với cô giáo về thái độ, cảm xúc của con khi ở trường để tìm hiểu mối quan hệ của con với bạn bè... để rõ hơn lý do vì sao con khơng muốn đến trường. Trong giai đoạn đầu này, khi trẻ chưa thực sự tìm thấy niềm vui trong mối quan hệ với bạn bè thì trẻ vẫn muốn ở bên cạnh những người thân. Chỉ cần vài tháng nữa thôi, khi trẻ quen với mơi trường mới, quen với bạn bè thì thái độ đi học của trẻ sẽ thay đổi. Để giúp bé thích nghi nhanh hơn trong giai đoạn này, có lẽ anh, chị cũng có thể thỏa hiệp với con một số yêu cầu của con nhưng kèm theo với những điều kiện mà anh chị đặt ra. Bên cạnh đó, anh chị hãy xem con thích chơi với bạn nào nhất, sau đó hãy làm quen với gia đình bạn, gia tăng mối quan hệ giữa hai gia đình cho các con. Khi con biết đến trường sẽ được chơi với bạn thân của mình thì sự mè nheo của trẻ sẽ giảm do nhu cầu về bạn lớn dần.
- Tơi là một phụ huynh sắp có con vào lớp 1. Tơi thấy hiện nay chương trình học của các con rất nhiều mỗi buổi các con phải làm tới 2 bài toán và 4 trang viết như vậy các con sẽ theo như thế nào, bản thân tơi thấy rất lo lắng khơng biết mình sẽ hướng và giáo dục con như thế nào để con khỏi hẫng. Các bậc phụ huynh chúng tơi phải làm gì? (Thanh Loan)
-PGS. TS. Nguyễn Công Khanh: Trẻ đủ 6 tuổi rời lớp mẫu giáo vào lớp một là một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Đó là q trình chuyển giai đoạn từ hoạt động chơi là chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo (chơi mà học- tập trung vào quá trình chơi hơn là kết quả) sang hoạt động học là chủ đạo ở lứa tuổi tiểu học (hoạt động học có tính mục đích, địi hịi tập trung nhiều hơn vào kết quả). Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, nhất là về mặt tâm lý. Khi vào lớp 1, các em sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập, khả năng tập trung chú ý còn kém. Các em gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian giữa các môn sao cho phù hợp. Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, phải làm bài tập về nhà, phải học nhiều môn khác nhau, kể cả những mơn các em khơng thích.
Việc tuân thủ các yêu cầu của học sinh lớp 1 ln là khó khăn với bé. Các phương pháp chơi mà học của mẫu giáo đã được các chuyên gia tâm lý học đường khuyến cáo, giáo viên lớp 1 nên tiếp tục áp dụng để nuôi dưỡng hứng thú học tập của trẻ khi vào lớp một. Cái trẻ cần được cha mẹ chuẩn bị chính là tâm thế sẵn sàng đi học (gồm khả năng sử dụng ngôn ngữ, các khả năng về trí tuệ, khả năng thích ứng học đường, khả năng hiểu các biểu tượng về số, chữ cái, các kỹ năng sống, sự chủ động, độc lập, tự tin, hứng thú đến trường).
Như vậy cho trẻ tham gia các lớp học kể chuyện sáng tạo, các lớp học nhạc, học múa, học vẽ,… các lớp học phát triển các năng lực trí tuệ, khám phá thế giới cảm xúc, phát triển kỹ năng xã hội, hình thành tính chủ động, độc lập tự tin,… các lớp học dã ngoại khám phá ngồi lớp học, sẽ có lợi hơn rất nhiều cho sự phát triển của trẻ, khơng có nguy cơ làm thiệt hại đến sự phát triển, không làm giảm thiểu hứng thú học như là các lớp học viết chữ sớm, lớp học trước chương trình lớp một.
- Em chào thầy Khanh! So với 4 năm trước khi em gặp thày tại Công ty "Con đường mới" thầy vẫn trẻ trung phong độ như ngày nào. Dưới góc độ chuyên gia tâm lý, em xin hỏi ý kiến thầy về lời khuyên chuẩn bị tâm lý cho trẻ tự kỷ nhưng đã bình phục tương đối tốt để bước vào lớp 1. Xin cảm ơn? (Hồng Ngọc Khuyến, 27 tuổi, Ninh Bình)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: Rất cảm ơn bạn. Chúng tôi đã rất thành cơng với mơ hình giáo dục MASTER cho trẻ mầm non, chúng tơi đang tiếp tục đang tìm mơ hình giáo dục mới, với những chương trình giáo dục bổ trợ tiên tiến dành cho học sinh tiểu học: Mơ hình giáo dục tiểu học VISEMI- trường học ưu việt giáo dục đa trí thơng minh. Với tư cách là chuyên gia tư vấn tâm lý học đường, chúng tơi đang dành tồn bộ tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục trẻ em.
Đối với một số trẻ tự kỷ, khi đã bước ra khỏi những trạng thái tự kỷ hồn tồn có thể theo học chương trình tiểu học, ở những lớp bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ, giáo viên cần phải để tâm nhiều hơn đến những trẻ này bởi vì các em chưa đủ sự tự tin do thiếu vắng những thành công học đường, hơn nữa, những trẻ này cần nhiều nhất những lời động viên, những lời nhận xét tích cực mỗi khi trẻ có những hành vi tốt, giao tiếp thành cơng với người khác. Đó là cách tốt nhất để ni dưỡng lịng tự tin. Mặt khác, cha mẹ cũng cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn học đường, hãy tìm cách trao đổi thường xuyên với họ để có những lời khuyên, những hỗ trợ kịp thời giúp bé thành công học đường. Chúc anh chị có niềm tin vào bé, biết đâu trong tương lai bé sẽ trở thành những tài năng bởi vì đã từng có những vĩ nhân tuổi thơ bị đánh giá là trẻ tự kỷ nhưng rồi họ trở thành những tài năng xuất chúng. Điều quan trọng là mỗi cha mẹ ln phải có niềm tin vào chính con của mình, khơng so sánh con mình với những trẻ khác để tạo ra những áp lực không cần thiết làm thương tổn đến chính mình và đến con trẻ.
- Con trai em bắt đầu bước vào lớp 1, em muốn cho cháu tham gia một khóa học đàn organ nữa
thì có nên khơng, hay là chờ thêm một thời gian để con chuẩn bị vững vàng tâm lý bước vào lớp 1 đã? (Hoàng Thị Hương Thùy, 31 tuổi, 39 Hàng Chuối - Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: Những lớp học đàn, múa, hội họa, võ, bơi, kỹ năng sống... nếu trẻ thực sự thích thú khơng bao giờ là muộn đối với trẻ em dù là tuổi mẫu giáo hay tiểu học. Vấn đề là bố mẹ phải cân nhắc, trước hết xem con mình có thực sự hứng thú với những lớp học này không, mặt khác không nên cùng một lúc cho con tham gia quá nhiều lớp học vì dễ tạo ra sự quá tải đối với trẻ. Một lớp học phù hợp nếu như sau một số buổi học khi đón trẻ về cha mẹ nhìn thấy gương mặt tươi vui của trẻ, những chia sẻ về các hoạt động trong lớp học, và trẻ tự giác, không muốn nghỉ học, trẻ có những tiến bộ có thể quan sát được như sự tự tin, sự nhanh nhẹn, sự sáng tạo, sự kiên trì... Đấy là những lớp học tốt, cần tiếp tục duy trì.
Ngược lại, sau một số buổi học, trẻ có biểu hiện sợ học, tìm cách trì hỗn, khơng muốn đến lớp, khi ra khỏi lớp khơng có biểu hiện thoải mái, ít nói chuyện về lớp học... thì tốt nhất cha mẹ hãy cho trẻ tạm nghỉ hoặc khơng tham gia vì điều đó đang tạo ra sức ép khơng cần thiết đối với chính trẻ.
- Con trai tôi chuẩn bị vào lớp 1, từ khi cháu đi học mẫu giáo và khi ở nhà chơi với các bạn,
cháu không phải là trẻ hay bắt nạt và trêu chọc bạn bè, tuy nhiên khi đi học cô giáo phản ánh cháu hay trêu chọc bạn bè, như lấy bút chì chọc vào bạn. Tơi hỏi lại cháu, cháu khóc và nói khơng hề trêu bạn tuy nhiên bạn lại kể với cô giáo. Tôi nên xử lý thế nào? (Hai, 28 tuổi, Yen Bai)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Việc bắt nạt và trêu chọc là những hiện tượng gắn với học đường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trẻ chưa có các kỹ năng tương tác với bạn cùng trang lứa. Người lớn đừng quá trầm trọng khi đánh giá hiện tượng này nhưng chúng ta cũng phải chỉ ra cho trẻ cần phải làm gì và làm như thế nào. Sự hướng dẫn chi tiết của người lớn là rất quan trọng để đứa trẻ biết phải làm gì.
Thí dụ, trẻ có nhu cầu muốn bạn quan tâm đến mình nhưng khơng biết làm cách nào ngồi cách lấy bút chọc vào bạn để bạn phải chú ý, phản ứng để biết sự tồn tại của mình. Vậy giáo viên và bố mẹ nên trao đổi với con để hỏi con vì sao con có hành vi như vậy (đơi lúc có thể khơng nhận được câu trả lời vì trẻ cũng khơng biết vì sao). Nhưng người lớn vẫn hỏi và sau đó, người lớn tự chỉ ra cách thức con nên làm thế nào: như bạn có thể nói "À, mẹ biết là con rất muốn chơi với bạn A đấy đúng khơng? Vậy con nghĩ là con có cách nào để con có thể kết bạn, con có thể hỏi thăm, hỏi bạn cần gì thậm chí con có thể mang một số thứ đến lớp để chia sẻ với bạn thay vì cầm bút chọc bạn"...