+ Các nhà tâm lí học khẳng định : Trẻ em sinh ra chưa thể có những hình ảnh tâm lí dù sơ đẳng nhất để liên hệ với thế giới xung quanh. Muốn tồn tại và phát triển, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới cần được thiết lập, vì vậy trẻ phải được tiếp nhận các ấn tượng từ mơi trường bên ngồi như ánh sáng, âm thanh, màu sắc, giọng nói, mặt người…
+ Nhu cầu này gắn liền với phản xạ định hướng, lúc đầu trẻ có phản ứng với ánh sáng để gần, tiếng động mạnh, dần dần trẻ biết nhìn theo vật di động, phân biệt được, mùi, vị, phản ứng khác nhau với giọng nói, mặt người v v. Có được sự trưởng thành ấy là nhờ sự hồn thiện nhanh chóng của hệ thần kinh, nhưng quan trọng hơn cả là do ảnh hưởng của những kích thích từ mơi trường bên ngồi, mà nếu thiếu nó não cũng khơng thể phát triển bình thường được.
+ Việc cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với ấn tượng phong phú từ thế giới bên ngồi một cách thích hợp sẽ tạo điều kiện cho phản xạ định hướng phát triển nhanh, các chức năng tâm lí được hình thành. Nếu trẻ sống trong tình trạng cơ lập với thế giới bên ngồi nó sẽ chậm phát triển một cách nghiêm trọng. Do đó người mẹ và những người chăm sóc trẻ cần thường xuyên cúi xuống trò chuyện với trẻ, tạo nhiều ấn tượng về âm thanh, màu sắc, ánh sáng…để trẻ tiếp xúc. Tuy nhiên mọi tác động đến trẻ cần có cường độ vừa phải, nhẹ nhàng vì giác quan của trẻ cịn non nớt.
Tóm lại: Để trẻ sơ sinh có cảm giác an tồn phát triển tốt, mẹ và người lớn chăm
sóc trẻ phải tạo mọi điều kiện để thỏa mãn đầy đủ các loại nhu cầu cho trẻ. Ngoài thời gian trẻ ngủ, phải cho trẻ tiếp xúc với mọi người, điều kiện nơi ở đảm bảo tốt về mặt vệ sinh, khơng khí trong lành, thống, ấm áp về mùa đông , mát mẻ về mùa hè, ánh sáng, âm thanh nhẹ nhàng, thường xuyên xoa nắn, vỗ về âu yếm, tạo điều kiện cho trẻ vận động.
(Cần lưu ý : trẻ sơ sinh ngủ càng nhiều, tuyến yên hoạt động càng mạnh, kích thích hc mơn tăng trưởng nên trẻ càng nhanh lớn).