Sự phát triển các chức năng vận động

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 40)

2. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ hài nh

2.2.1. Sự phát triển các chức năng vận động

+ Sau thời kỳ sơ sinh, khả năng phối hợp các cơ quan trong cơ thể của trẻ tăng lên, các hình thức vận động phức tạp được hình thành nhanh chóng.

- Khoảng 3 tháng trẻ biết lật (lẫy). Lúc đầu trẻ nằm ngửa, dần dần nghiêng người úp sấp, tay chân cong gập cùng với bụng đỡ thân mình, ngẩng đầu.

- Khoảng 4 đến 6 tháng trẻ biết trườn. Sau khi lật sấp, đầu quay được sang các hướng, thân hình ngày càng cứng cáp. Trẻ dùng mũi bàn chân, khuỷu tay làm điểm tựa nhấc thân mình trườn đến những vật hấp dẫn.

- Từ 7 đến 8 tháng, trẻ chuyển dịch nhanh chóng trong khơng gian, tay chống cao, bị bằng đầu gối, ngồi dậy.

- Từ 8 đến 9 tháng trẻ có thể ngồi, bị, đứng vịn theo ý muốn.

- Khoảng 10 đến 12 tháng trẻ đứng vin, đi men, đi độclập được vài bước. Bước đầu trẻ tự chủ được vận động thơ sơ của mình.

Những thời điểm xuất hiện những hình thái vận động trên đây của trẻ chỉ là tương đối. Trong thực tế, có trẻ phát triển nhanh, có trẻ phát triển chậm, có trẻ bỏ qua một hình thái vận động nào đó, chẳng hạn “trốn lẫy” hoặc “trốn bò”.

Sự tiến bộ của những hình thái vận động của trẻ khơng chỉ chịu sự chi phối của qui luật tự nhiên, mà còn phụ thuộc vào sự chăm sóc, hướng dẫn của người lớn, nhất là hình thái đi thẳng đứng. Thơng thường trẻ khơng tự đi mà dễ thích nghi với động tác bị (hình thái vận động đặc trưng của động vật). Nếu trẻ được chăm sóc giáo dục tốt, người lớn chú ý giúp đỡ, hướng dẫn các động tác mọi hình thái vận động của trẻ hồn thiện nhanh.

+ Ý nghĩa của sự phát triển các chức năng vận động

- Mỗi hình thái vận động được hồn thiện tạo ra trình độ phát triển mới về thể chất và tâm lí của trẻ : Khả năng phối hợp của các cơ quan trong cơ thể tốt hơn, môi trường tiếp xúc của trẻ được mở rộng, trẻ chủ động trong việc khám phá thế giới, các chức năng tâm lí được phát triển tốt.

- Trong các hình thái vận động, bị là vận động phức tạp và có ý nghĩa hơn cả bởi vì : Nó làm tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, thúc đẩy hệ cơ, xương, tiêu hóa phát triển, phịng tránh hiện tượng cong vẹo cột sống; Quan trọng hơn, động tác bị cịn kích thích sự phát triển của não giữa, cầu não, tăng cường sự liên kết cơ quan bộ vị cấp thấp và bộ vị cấp cao của trung khu thần kinh, rèn luyện cơ năng đỉnh đầu. Động tác bò còn nâng cao tính ổn định của thị giác và tri giác chiều sâu, khả năng tổng hợp cảm giác tốt. Nếu trẻ chưa hoặc không được bị đầy đủ, khi lớn lên thường có biểu hiện trương lực cơ (sức căng của bắp thịt) không đều, động tác ngờ nghệch, dễ đọc nhầm.

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)