Bước ngoạt 6 tuổi và sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ bước vào học lớp một trường phổ thông

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 75 - 79)

II: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ MẪU GIÁO 1 Đặc điểm phát triển các chức năng tâm lý

4. Bước ngoạt 6 tuổi và sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ bước vào học lớp một trường phổ thông

4. Bước ngoạt 6 tuổi và sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ bước vào học lớpmột trường phổ thông một trường phổ thơng

4.1. Khó khăn của trẻ khi vào lớp một trường phổ thông

Kết thúc tuổi mầm non, bước vào học phổ thông là một bước ngoặt quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn đối với trẻ.

+ Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi (ở trường mầm non) sang hoạt động học tập (khi bước vào trường tiểu học). Ở trường mầm non vui chơi là chủ yếu, trò chơi vốn hấp dẫn nhưng lại mang tính thoải mái, tự do, thích thì chơi khơng thích thì thơi. Học tập là một hoạt động khó khăn, phức tạp. Trẻ phải lĩnh hội những tri thức trừu tượng, phải thực hiện những hành động phức tạp khó khăn trong học tập và phải có nghĩa vụ hồn thành, khơng thích cũng phải học.

+ Quan hệ giữa cô giáo với trẻ ở trường MN là quan hệ theo kiểu mẫu -tử. Trẻ được cô chăm lo chu đáo trong mọi hoạt động. Vào lớp một quan hệ giữa thầy cô với trẻ là quan hệ thầy – trò (Quan hệ giữa người dạy và người học), địi hỏi trẻ phải hồn tồn độc lập tự chủ thực hiện tốt vai trò người học của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Quan hệ với bạn lúc này cũng là quan hệ bạn cùng học, trẻ phải có khả năng hợp tác với bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm và của chính bản thân mình.

+ Vị trí của trẻ xã hội của trẻ thay đổi. Từ vị trí là một đứa trẻ ở trường MN cần được quan tâm, chăm sóc chu đáo. Vào tiểu học trẻ ở vị trí của người học sinh, phải thực hiện nghĩa vụ đối với bản thân và xã hội là hoàn thành nhiệm vụ học tập với một sự nỗ lực cố gắng.

4.2.Nội dung chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ vào học lớp một trường phổ thông

Những yếu tố tâm lý của người học sinh chỉ có thể hình thành trong hoạt động học trong nhà trường phổ thơng. Nhưng trước khi vào học, trẻ phải có được những tiền đề tâm lý nhất định để vượt qua được những khó khăn khi bước vào hoạt động chủ đạo mới, mơi trường mới.Vì vậy quá trình giáo dục của nhà trường MN và gia đình phải chuẩn bị sẵn sàng những nội dung tâm lý sau.

+ Phát triển tính chủ định của các q trình nhận thức cho trẻ ( tri giác có chủ định, trí nhớ, chú ý có chủ định, tưởng tượng có chủ định), vì đây là những phẩm chất tâm lý cần thiết đối với hoạt động học tập.

+ Phát triển hứng thú nhận thức bền vững.

+ Hình thành cho trẻ hệ thống biểu tượng chính xác về thế giới xung quanh và những biểu tượng toán học, chữ cái cần thiết.

+ Dạy trẻ nói thành thạo tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt.

+ Hình thành những kỹ năng cần thiết cho hoạt động học: Kỹ năng ngồi viết, kỹ năng cầm bút, cầm sách.

+ Phát triển khả năng ý thức và tự ý thức, trẻ biết điều khiển hoạt động của mình theo yêu cầu giáo viên đặt ra trong hoạt động học.

+ Hình thành ở trẻ tâm thế sẵn sàng, lịng mong muốn trở thành người học sinh.

Tóm lại, chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ vào học lớp một trường phổ thơng là

chuẩn bị một cách tồn diện những phẩm chất tâm lý cần thiết làm tiền đề cho hoạt động học. Việc chuẩn bị này cần thực hiện trong cả quá trình giáo dục ở mẫu giáo, trọng tâm là lớp mẫu giáo lớn thông qua tất cả các hoạt động, nhất là hoạt động vui chơi. Việc chuẩn

bị cho trẻ vào học lớp một không phải là việc cho trẻ làm quen trước với chương trình lớp một hoặc dạy trẻ viết chữ và làm toán quá nhiều.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1/ Hãy chứng minh vui chơi là hoạt động chủ đạo của tuổi mẫu giáo.

2/ Phân tích đặc điểm phát triển hoạt động vui chơi qua các độ tuổi mẫu giáo, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào việc tổ chức vui chơi cho trẻ.

3/ Tại sao nói học tập ở tuổi mẫu giáo mới chỉ là “tập đi học”. Rút ra kết luận sư phạm (KLSP) từ vấn đề này.

4/ Ở tuổi mẫu giáo đã có được những phẩm chất tâm lý cần thiết cho hoạt động lao đông chưa? Tại sao? Rút ra KLSP từ vấn đề này.

5/.Trình bày đặc điểm phát triển nhận thức cảm tính của trẻ mẫu giáo, cho ví dụ minh họa, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào q trình giáo dục nhằm phát triển nhậ thức cảm tính cho trẻ.

6/ Trình bày đặc điểm phát triển t ư duy của trẻ mẫu giáo, cho ví dụ minh họa, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào quá trình giáo dục nhằm phát triển t ư duy cho trẻ.

7/ Trình bày đặc điểm phát triển tưởng tượng của trẻ mẫu giáo, cho ví dụ minh họa, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào quá trình giáo dục nhằm phát triển tưởng tượng cho trẻ.

8/ Trình bày đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo, cho ví dụ minh họa, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào q trình giáo dục nhằm phát triển trí nhớ cho trẻ.

9/ Trình bày đặc điểm phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo, cho ví dụ minh họa, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào quá trình giáo dục nhằm phát triển chú ý cho trẻ.

10/ Trình bày sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo, từ đó rút ra phương pháp giáo dục tình cảm cho trẻ.

11/ Trình bày đặc điểm phát triển ý thức và tự ý thức của trẻ mẫu giáo, từ đó rút ra phương pháp giáo dục nhằm phát triển khả năng ý thức và tự ý thức cho trẻ.

12 / Trình bày đặc điểm phát triển động cơ của tuổi mẫu giáo, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ.

_____________________________________

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Bài 1 : Trẻ em tuổi sơ sinh thường có hiện tượng cười, khóc tự nhiên trong khi

ngủ. Hiện tượng này có phải là biểu hiện của đời sống tình cảm hay khơng ? Tại sao?

Bài 2 : Các nhà khoa học cho rằng, những trẻ em ở tuổi sơ sinh được mẹ nuôi theo

kiểu “ Chuột túi” sẽ phát triển tốt cả về mặt sinh lý và tâm lý.

Bằng sự hiểu biết đặc điểm phát triển của trẻ sơ sinh, bạn hãy giải thích tại sao?

Bài 3 : Bàn về thời gian gửi trẻ em vào nhà trẻ, có nhiều quan điểm khác nhau.

+ Có quan điểm cho rằng nên gửi trẻ vào nhà trẻ càng sớm càng tốt, trước thời gian trẻ có khả năng nhận lại và nhớ lại, để trẻ nhanh thích nghi.

+ Có quan điểm lại cho rằng, xuất phát từ đặc điểm hoạt động chủ đạo và giao tiếp của trẻ em trước 3 tuổi nên gửi trẻ vào nhà trẻ càng muộn càng tốt.

Bằng sự hiểu biết tâm lý của trẻ em trước 3 tuổi, hãy bình luận về những quan điểm trên và đưa ra lời khuyên hợp lý cho những bà mẹ muốn gửi con vào nhà trẻ.

Bài 4 : Hai người mẹ có con ở tuổi hài nhi tranh luận với nhau về cách chăm sóc

con cái:

+ Người mẹ thứ nhất cho rằng, phải bế ẵm thường xuyên, hạn chế việc để trẻ chơi với đồ chơi vì tuổi này rất cần được âu yếm, tiếp xúc trực tiếp với người mẹ hoặc người thân.

+ Người mẹ thứ hai phản đối, chị cho rằng không nên lúc nào cũng bồng bế, phải để trẻ tự do vận động và chơi với đồ chơi, người lớn chỉ cần ở bên cạnh giao tiếp với trẻ là được.

Theo bạn quan điểm của ai đúng hơn cả? Tại sao?

Bài 5 : Một người mẹ có con 8 tháng tuổi phàn nàn rằng, trước đây cháu rất dễ

tính, ai bồng cũng được, vậy mà nay không chịu theo ai cả, cứ rời mẹ ra là khóc.

Bạn hãy giải thích về sự biến đổi hành vi giao tiếp của trẻ. Đưa ra lời khuyên cho bà mẹ về cách rèn luyện sự mạnh dạn trong giao tiếp cho trẻ từ tuổi này.

Bài 6 : Trẻ em trong những ngày đầu mới đến lớp mặc dù được cô giáo quan tâm

chu đáo nhưng thường có hiện tượng biếng ăn, bị đau (như nóng sốt, sổ mũ… ) khơng rõ nguyên nhân.

+ Bằng sự hiểu biết tâm lý trẻ em trước 3 tuổi, bạn hãy giải thích hiện tượng trên. + Những ngày đầu trẻ tới lớp, cơ giáo cần làm gì để khắc phục hiện tượng này ở trẻ. Bạn hãy tư vấn những công việc cần thực hiện cho những người mẹ trước khi họ gửi con vào nhà trẻ.

Bài 7 : Bàn về chăm sóc giáo dục tuổi ấu nhi, có những quan điểm trái ngược

nhau :

+ Quan điểm thứ nhất : Tuổi ấu nhi rất tị mị thích tìm hiểu mơi trường xung quanh bằng những hành động nghịch phá. Đây là một phẩm chất trí tuệ rất đáng quí, phải tạo điều kiện phát triển cho trẻ bằng cách thỏa mãn tối đa nhu cầu khám phá của trẻ, để trẻ nghich bất cứ vật gì mà trẻ thích.

+ Quan điểm thứ hai: Trẻ nghich thì tốt nhưng rất nguy hiểm, để bảo vệ an tồn cho trẻ khơng cho trẻ sờ vào bất cứ vật thật nào, chỉ cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi.

Bạn đồng ý với quan điểm nào? Nếu khơng đưa ra quan điểm riêng của mình và giải thích tại sao?

Bài 8 : Một người mẹ có con đầu lịng ở tuổi lên 3 phàn nàn rằng, trước đây cháu

rất ngoan nhưng nay thì bướng bỉnh vơ cùng, lại cịn ích kỷ nữa. Cái gì cũng muốn mọi người dành cho mình, quan tâm đến mình nhiều hơn. Việc gì cũng thích tự mình làm lấy, nhưng làm khơng được, nói khơng nghe lời. Mọi thứ trong nhà (ly, chén, chai lọ…) sứt mẻ hết vì sự bướng bỉnh của nó. Cứ đà này lớn lên nó coi trời bằng vung, phá hết mọi thứ.

Bằng sự hiểu biết tâm lý của tuổi lên ba, bạn giải thích như thế nào để người mẹ hiểu được lòng con trẻ và tư vấn cho họ về cách ứng xử của người lớn trước hiện tượng bướng bỉnh, ích kỷ của tuổi lên ba.

Bài 9 : Hãy chỉ ra những đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em từ 0 đến 3 tuổi qua

- Trẻ 3 tuổi gọi tất cả những người trong bệnh viện (bác sĩ, y tá, hộ lý) là bác sỹ. Hoặc trẻ gọi tất cả những con vật có đặc điểm bề ngoài gần giống nhau như vịt, ngan, thiên nga đều là vịt.

- Trong những lớp nhà trẻ mặc đồng phục, trẻ nhận ra rất nhanh quần, áo hoặc váy của mình mặc dù chưa có khả năng đọc được tên mình trên áo, váy.

- Khi chơi, trẻ ấu nhi hay tháo tung đồ chơi.

- Trẻ 3 tuổi thường đi dép ngược, thích đi dép người lớn.

- Trong giao tiếp với người khác, trẻ 3 tuổi thường hay xưng tên mình (thể hiện mình ở ngơi thứ 3).

- Trẻ 3 tuổi khi đi khám bệnh, bác sỹ đã đỡ khó khăn trong việc chẩn đốn bệnh vì trẻ nói được mình đau ở chỗ nào.

- Trẻ một tuổi được người lớn cho xem ảnh gia đình, trẻ cầm rồi có thể xé ngay. Nhưng trẻ ấu nhi khi xem ảnh gia đình khơng bao giờ làm như trẻ một tuổi, các cháu đã nhận ra được người thân, thậm chí cịn thắc mắc sao khơng có mình ở trong ảnh.

- Khi soi gương, trẻ 1 tuổi ngó đầu ra sau gương vì muốn tìm người trong gương, nhưng trẻ 3 tuổi khơng làm thế mà bắt đầu ngắm nghía, biết được đó là bóng của mình.

- Trẻ 3 tuổi chơi với nhau thường xảy ra xung đột : cấu véo, cắn nhau...

- Trẻ 3 tuổi hay đút những vật nhỏ vào tai hoặc mũi hoặc đưa vào mồm ngậm. - Trẻ tuổi hài nhi và ấu nhi thường bắt chước hành động của người lớn rất nhanh. - Tiết làm quen với môi trường xung quanh và tập nói ở lớp 3 tuổi đang diễn ra sôi nổi, các cháu đều tỏ ra hứng thú. Đột nhiên một cháu trong lớp mếu máo vừa khóc vừa gọi mẹ địi về.

- Ở những lớp nhà trẻ thường có hiện tượng một cháu khóc, những cháu khác dễ khóc theo

Bài 10 : Hãy giải thích hiện tượng nói ngược và nói lặp ở trẻ 3 tuổi. Cho biết cách

ứng xử của người lớn trước hiện tượng này ở trẻ.

Bài 11: Phân chia giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em ở góc độ tâm sinh lý giới tính,

Freud (Người sang lập ra trường phái phân tâm học) gọi tuổi hài nhi là thời kỳ môi

miệng, tuổi ấu nhi là thời kỳ giang dục.

+ Bằng sự hiểu biết tâm lý của trẻ em trước 3 tuổi, bạn hãy giải thích và mơ tả biểu hiện tâm lý đặc trưng tâm lý của cách phân loại trên đây.

+ Trước hiện tượng trẻ hài nhi hay đưa tay hoặc đưa bất kỳ vật gì lên miệng gặm mút, cắn, dứt và hiện tượng trẻ ấu nhi (thường là 3 tuổi) hay cúi xuống tìm hiểu bộ phận sinh dục của mình mỗi khi tiểu tiện, người lớn và cô giáo cần ứng xử như thế nào là hợp lý?

Bài 12. Bằng sự hiểu biết tâm lý của trẻ mẫu giáo, hãy giải thích và chứng minh

nhận xét của J.J Rutxo (người Pháp) về trẻ em như sau : Trẻ em là trẻ em, chúng có cách suy nghĩ riêng, cảm thụ riêng khơng giống với người lớn.

Bài 13 : Hãy chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản trong sự phát triển tâm lý trẻ của trẻ 3

tuổi và trẻ mẫu giáo, rút ra kết sư phạm cần thiết.

Bài 14: Một sinh viên sư phạm MN thực tập tại lớp mẫu giáo bé ở một trường MN

công lập. Để chuẩn bị cho việc chấm điểm tiết dạy thơ chuyện đầu tiên của mình đạt kết quả cao, ngày hôm trước bạn sinh viên tập trung các cháu vào dạy thử. Kết quả tiết dạy rất tốt, lớp học chăm chú và sôi nổi nhiều cháu xung phong trả lời câu hỏi của cơ một cách chính xác. Bạn sinh viên yên tâm, dặn các cháu “Ngày mai cô dạy, các con nhớ học

tốt như hơm nay nghe!”. Nhưng ngày hơm sau, “tiết dạy” chính thức của cơ bị thất bại, cơ kế lại câu chuyện đó nhưng lớp khơng hào hứng, tiết học trầm lắng, uể oải và những người dự đã đánh giá là “tiết dạy” không đạt yêu cầu.

Bằng sự hiểu biết tâm lý trẻ bạn giải thích tại sao “tiết dạy “ lại thất bại?

Bai 15: Bằng sự hiểu biết tâm lý trẻ mẫu giáo, hãy giải thích tại sao trong giáo dục

và “dạy học” ở tuổi mẫu giáo cô ln phải sử dụng đồ dùng trực quan chính xác, đẹp,

đưa ra đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát đúng lúc, đúng chỗ.

Bai 16: Những biểu hiện hành vi sau đây của trẻ mẫu giáo thể hiện đặc điểm tâm

lý nào của trẻ?

+ Cháu Lan Anh 5 tuổi nghe một bạn nhà hàng xóm khóc, liền nhận xét : “ Bạn hư nên bị mẹ đánh đấy”.

+ Người nghiên cứu ra cho trẻ một đề toán như sau :” Mẹ ăn 3 cái kẹo, con ăn 2 cái, vậy ai ăn nhiều kẹo hơn?”. Trước đề tốn này, rất nhiều cháu khơng suy nghĩ để trả lời câu hỏi, mà lại thắc mắc” Mẹ ăn 2 cái chứ hoặc mẹ ăn 2 cái thôi”.

+ Nhiều trẻ mẫu giáo bị người lớn đe dọa đã tin rằng : Nếu gậm hạt cây nào đó, bị trơi vào trong bụng sẽ mọc cây ở trong đó.

+ Một người cha trở đứa con nhỏ ở tuổi mẫu giáo đi chơi. Trên đường đi, cha dặn con “Đi ngoài đường con nhớ đi bên phải nghe! Nếu đi bên trái là sai luật, sẽ bị bị Công An phạt đấy”. Khi trở về đến đoạn đường ấy, con hỏi cha” Sao Ba bảo đi bên phải, mà giờ Ba lại đi bên trái?”.

+ Trẻ mẫu giáo thường xuyên đặt ra nhiều câu hỏi cho người lớn về những hiện tượng xung quanh.

+ Trẻ mẫu giáo nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên.

Bài 17: Bằng sự hiểu biết đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo qua chương trình tâm

lý học trẻ em đã học, kết hợp với sự tham khảo ý kiến các chuyên gia trong cuộc tư vấn sau đây, chị hãy viết bài tuyên truyền cho các bậc phụ huynh với chủ đề “ Không nên dạy

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)