4. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ ấu nh
4.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ
Hoạt động với đồ vật đã thúc đẩy nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ của trẻ ấu nhi phát triển mạnh. Sự thỏa mãn nhu cầu này cùng với sự hoàn thiện nhanh của các trung khu ngôn ngữ trên vỏ não đã làm cho ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh theo hai hướng.
* Nghe hiểu lời nói
+ Do trình độ nhận thức của trẻ cịn hạn chế, thời gian đầu trẻ chưa thể lĩnh hội các từ biểu đạt đồ vật riêng, hành động riêng mà chỉ có thể lĩnh hội ngơn ngữ biểu đạt cả một tình huống trọn vẹn. Chẳng hạn trẻ chỉ có thể hiểu được từ “tạm biệt” khi nhìn thấy người lớn nói lời tạm biệt cùng với hành động vẫy tay và đi khỏi nơi đang nói chuyện. Do vậy trong giao tiếp trẻ chưa phản ứng trực tiếp với lời nói mà phản ứng với tồn bộ tình huống.
+ Sự kết hợp giữa lời nói với tình huống được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần trẻ hiểuđược lời nói mà khơng phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa. Sang năm thứ hai khả năng hiểu lời nói mà khơng gắn với tình huống tăng lên đáng kể. Trong nhiều tình huống giao tiếp, trẻ đã biết làm theo những điều người lớn yêu cầu như đưa đồ vật cho người lớn, vẫy tay khi tạm biệt v v. Tuy vậy, việc hiểu ngôn ngữ của trẻ về cơ bản vẫn chưa thể tách khỏi tình huống cụ thể.
+ Do sự hưng phấn của hệ thần kinh mạnh, ý thức chưa phát triển nên với trẻ hai tuổi, lời nói có tác dụng khởi động hành động sớm hơn nhiều so với lời nói có tác dụng kìm hãm hoạt động. Trẻ bắt đầu thực hiện hành động nào đó theo lời chỉ dẫn dễ dàng hơn nhiều so với việc ngừng lại hành động mà người lớn yêu cầu hoặc cấm đoán.
+ Vốn kinh nghiệm tăng lên, đến 3 tuổi lời chỉ dẫn của người lớn bắt đầu điều chỉnh hành vi của trẻ trong những điều kiện khác nhau. Trẻ không chỉ hiểu được những từ riêng lẻ mà còn thực hiện được những hành động theo lời chỉ dẫn của người lớn. Trẻ thích nghe chuyện, đọc thơ, biết hát và đọc thuộc nhiều bài thơ ngắn gọn, từ tuổi này trẻ bắt đầu biết sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới.
* Hình thành ngơn ngữ tích cực
+ Cùng với sự thơng hiểu ngơn ngữ, trẻ ấu nhi rất tích cực học nói, nói suốt ngày. Do nhu cầu hoạt động với đồ vật và giao tiếp ngày càng phát triển, trẻ muốn biết các loại
đồ vật và thích thú gọi tên chúng. Vì vậy trẻ hay đặt ra nhiều câu hỏi : Là cái gì? Cái gì đây?... để được người lớn giải đáp nhờ vậy vốn từ của trẻ tăng nhanh và khả năng phát âm ngày càng chuẩn.
+ Lời nói của trẻ ấu nhi khơng giống với lời nói của người lớn được gọi là ngôn ngữ tự trị, trẻ gọi tên đồ vật không giống với tên gọi của chúng như người lớn đã nói. Chẳng hạn trẻ gọi “lơng mi” là “tóc mắt”, “chuối” là “chúi”…
Ngun nhân của hiện tượng ngơn ngữ này là do :
- Người lớn gần giũ với trẻ nói như vậy, vì họ nghĩ rằng nói thế gần gũi với trẻ hơn, trẻ dễ hiểu hơn.
- Do khả năng tri giác âm thanh của trẻ còn hạn chế. Bộ máy phát âm của trẻ chưa chín muồi, trẻ chưa phát âm được chính xác, dẽ bị méo tiếng.
- Do vốn từ còn nghèo nàn, trẻ tự nghĩ ra một số từ để tiện giao tiếp. + Khả năng diễn đạt của trẻ ngày càng hoàn thiện
Khi bắt đầu biết nói, trẻ thường nói câu một tiếng, dần dần câu nói của trẻ có 2 thành phần chủ yếu là chủ ngữ và vị ngữ. Chẳng hạn “ăn cơm”, “Lấy bánh”, “Mẹ bế” v v. Lời nói của trẻ khơng ngừng hồn thiện, các thành phần và số lượng từ trong câu được tăng lên. Đến ba tuổi trẻ nói khá thành thạo những câu đơn giản. Do tư duy ngôn ngữ chưa phát triển nên lời nói của trẻ ba tuổi có cú pháp riêng, thể hiện :
- Cấu trúc cú pháp trong lời nói của trẻ tương đương với trình tự tri giác của trẻ, cái gì nhìn thấy trước thì nói trước.
- Cái gì cần thiết hay mong muốn tức thời trẻ thường đặt lên đầu câu. Do vậy có hiện tượng trẻ hay nói ngược. Chẳng hạn “bú em bé”, “cháu bế ơng”v v.
+ Cũng do trình độ tư duy ngơn ngữ cịn hạn chế, trong khi nhu cầu giao tiếp với mọi người ngày càng tăng, trẻ muốn nói nhiều điều thú vị, muốn thể hiện ý nghĩ của mình nhiều hơn nhưng lại chưa có khả năng diễn đạt rõ ý. Do vậy ở trẻ 3 tuổi thường có hiện tượng nói ngập ngừng, hoặc nói lắp. Trong q trình giao tiếp người lớn khơng nên tỏ thái độ nơn nóng, phải kiên trì nghe trẻ nói và giúp đỡ, hướng dẫn trẻ cách diễn đạt.
+ Xét theo giới tính, nhiều cơng trình nghiên cứu và thực tế đã chứng minh rằng bé gái học nói nhanh hơn bé trai. Ngược lại bé trai học nói chậm hơn nhưng lại tỏ ra hiểu lời của người khác khá tốt.
Tóm lại, ngơn ngữ của tuổi ấu nhi đang trong giai đoạn phát cảm, sự hồn thiện
ngơn ngữ diễn ra nhanh ở tất cả các mặt : Phát âm, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp. Có được sự phát triển ấy là nhờ sự hồn thiện nhanh của vỏ não, đặc biệt là các trung khu ngôn ngữ, quan trọng hơn cả là mối quan hệ giao tiếp phong phú với mọi người. Vì vậy để ngơn ngữ của trẻ phát triển nhanh, sự chuẩn mực trong ngôn ngữ của người lớn là rất cần thiết.