Đặc điểm phát triển hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo qua các độ tuổi.

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 63 - 68)

I .ĐẶC ĐỂM PHÁT TRỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ MẪU GÁO Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo

4. Đặc điểm phát triển hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo qua các độ tuổi.

* Mẫu giáo bé

+ Cuối tuổi ấu nhi, sang đầu tuổi MGB đang diễn ra sự thay đổi của hoạt động chủ đạo. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi, nhờ có hoạt động này trẻ đã tích lũy cho mình nhiều vốn kinh nghiệm về hành động với đồ vật. Bên cạnh đó, sự hồn thiện về mặt thể chất và sự tinh khéo của đơi tay tạo điều kiện cho trẻ có khả năng tự làm một số việc đơn giản tự phục vụ. Từ đó nảy sinh tính độc lập, trẻ muốn tự mình làm mọi việc như người lớn. Nhưng khả năng thực tế của trẻ còn quá non yếu chưa cho phép trẻ tự mình làm mọi việc theo ý mình. Đây là một mâu thuẫn của sự phát triển, để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ phải tự tìm đến một dạng hoạt động mới, khơng làm được thật như người lớn thì làm giả vờ. Đó chính là trị chơi ĐVTCĐ, loại trị chơi này đã xuất hiện từ cuối tuổi ấu nhi, sang tuổi mẫu giáo phát triển ngày càng hoàn thiện, cùng với các loại trò chơi khác giữ vai trò chủ đạo trong suốt tuổi mẫu giáo. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi nay lùi xuống và giữ vai trị làm cơng cụ để trẻ thực hiện hành động vai chơi của mình trong trị chơi đóng vai.

+ Ở giai đoạn đầu của sự chuyển tiếp, hoạt động vui chơi của tuổi MGB còn nhiều hạn chế.

- Chủ đề và nội dung trò chơi của trẻ MGB còn nghèo nàn. Trẻ chỉ chơi một số chủ đề quen thuộc liên quan trực tiếp tới cuộc sống thường ngày của trẻ. Nội dung trong một chủ đê cũng đơn điệu, trẻ chưa biết phản ánh nhiều mặt hoạt động của người lớn trong một trò chơi.

- Do bị hoạt động với đồ vật ở tuổi ấu nhi chi phối nên khả năng hợp tác với bạn trong vui chơi chưa cao. Mặc dù đã biết bắt chước một số hành động phối hợp với nhau trong sinh hoạt của người lớn, nhưng nhiều khi việc vui chơi của trẻ vẫn mang tính chất là chơi một mình.

- Hành động chơi thiên về bắt chước hình thức mà chưa có sự nhập vai thực sự. Với những đặc điểm vui chơi của tuổi MGB, sự hướng dẫn của cô giáo và người lớn vô cùng quan trọng. Ngoài việc hướng dẫn trẻ quan sát cuộc sống xung quanh, cần hướng dẫn trẻ cách hành động với đồ vật và cách giao tiếp với mọi người xung quanh tùy theo cương vị như người lớn đã làm. Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm của hoạt động vui chơi, việc hướng dẫn của cô nên thực hiện thơng qua việc đóng một vai cụ thể chơi cùng các cháu.

Nhờ mối quan hệ giao tiếp ngày càng mở rộng, vốn kinh nghiệm tăng lên, đến tuổi MGN hoạt động vui chơi mới đạt tới dạng chính thức và mang đầy đủ nhất những đặc điểm đặc trưng, đăc biệt trò chơi DVTCĐ.

+ Trong vui chơi trẻ mẫu giáo nhỡ thể hiện rõ tính tự lực, tự do và tính chủ động, ít lệ thuộc vào người lớn.

- Các các cháu chủ động, tự do trong việc lựa chọn chủ đề chơi và và phản ánh vào trò chơi những mảng hiện thực mà trẻ quan tâm.

- Tự do chủ động lựa chọn những bạn tâm đầu ý hợp cùng chơi.

- Tự do tham gia vào những trò chơi mà trẻ thích và tự rút khỏi những trị chơi mà mình đã chán.

- Trẻ chủ động bàn bạc, thống nhất trong việc phân vai, chọn đồ chơi thỏa thuận thống nhất với nhau về qui tắc luật lệ trong vui chơi. Trong q trình vui chơi trẻ bộc lộ sự tích cực, tồn tâm toàn ý khi thực hiện vai chơi.

+ Chủ đề và nội dung trò chơi ở tuổi MGN phát triển đa dạng và phong phú hơn. Trẻ biết chơi nhiều chủ đề mới lạ, phản ánh nhiều mặt hoạt động của người lớn trong xã hội. Nội dung trong một chủ đề cũng đa dạng phong phú nhiều so với trẻ MGB.

+ Trong vui chơi, trẻ MGN đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi, một “xã hội trẻ em” được hình thành.

Nội dung trị chơi ở tuổi MGN rất phong, trẻ biết phản ánh nhiều mối quan hệ trong một trò chơi, đồng thời còn biết liên kết các trò chơi theo một chủ đề khác nhau, tạo nên mối quan hệ đa dạng phong phú như mối quan hệ của người lớn ở ngồi xã hội, vì vậy sự nhập vai của trẻ trở nên thành thạo hơn, trẻ sống trong vai gần như trong cuộc sống thực.

Ở tuổi MGN được chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức thiết của trẻ (nhu cầu giao tiếp với bạn bè đang ở thời kỳ phát cảm), trẻ luôn luôn muốn được chơi cùng bạn, có bạn để chơi. Chính nhu cầu này đã làm nảy sinh “xã hội trẻ em”. Cái “xã hội” này bao gồm tồn trẻ em nhưng có đặc điểm và cấu trúc phức tạp.

- “Xã hội trẻ em” hợp rồi tan, tan rồi hợp, thực và chơi, chơi và thực.

- Những mối quan hệ xã hội đầu tiên trong nhóm bạn bè có ý nghĩa lớn đối với trẻ. Ở đây trẻ em vừa là sản phẩm vừa là người tạo ra những mối quan hệ đó, nhân cách của trẻ này được tạo bởi nhân cách của trẻ khác.

Trong “xã hội trẻ em” mỗi trẻ giữ một vị trí nhất định. Có một vài em nổi hẳn lên thường được nhiều bạn yêu mến, thích chơi cùng, muốn được ngồi cạnh, muốn bắt chước, sẵn sàng nhường đồ chơi, tự nguyện thực hiện những yêu cầu của chúng. Bên cạnh đó có một vài em khơng được lịng nhiều bạn khác, các bạn khơng thích chơi cùng, hay bị loại ra khỏi cuộc chơi.. Số đơng cịn lại nằm giữa hai thái cực này. Mức độ ưa thích hay khơng phụ thuộc vào đặc điểm trí tuệ, tính cách hay do sức mạnh về thể lực.

Vị trí trong nhóm bạn ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Những trẻ ít được ưa thích thường có tâm trạng buồn bã, cơ đơn. Những trẻ được nhiều bạn quan tâm lại dễ tự cao tự đại. Điều này cần có sự quan tâm của cơ giáo nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong nhóm để tạo ra khơng khí thân mật, bình đẳng vui vẻ trong nhóm chơi.

- Vào cuối tuổi MG, trong xã hội trẻ em xuất hiện vị trí ”thủ lĩnh”. Đó là đứa trẻ được các bạn tơn sùng, vị nể nhất vì có nhiều sáng kiến và có khả năng tổ chức trị chơi. Thủ lĩnh thường là người khởi xướng trò chơi, phân vai, hướng dẫn các bạn chơi và

thường là đóng vai chính. Thủ lĩnh cịn có quyền cho hay khơng cho những người khác tham gia vào trị chơi. Tính chất của các mối quan hệ trong nhóm chơi, ở mức độ đáng kể phụ thuộc vào đặc điểm hành vi của thủ lĩnh. Nếu thủ lĩnh là một em bé tốt, thông minh, biết u mến mọi người thì nhóm chơi bao giờ cũng vui vẻ, trẻ học được ở nhau nhiều điều hay. Ngược lại, thủ lĩnh là một có nhiều thói hư tật xấu, tham lam, hay bắt nạt các bạn… trong nhóm dễ nảy sinh mâu thuẫn, quan hệ khơng lành mạnh, thậm chí có em bắt chước hành vi xấu của thủ lĩnh. Đây là một đặc điểm mà cô giáo và người lớn cần lưu ý, khơng nên để tình trạng chỉ có một em làm thủ lĩnh, cần thực hiện nguyên tắc “luân phiên làm chỉ huy”.

- “Xã hội trẻ em” dần dần hình thành dư luận chung. Dư luận chung được hình thành từ những nhận xét của người lớn đối với trẻ hay do trẻ nhận xét lẫn nhau. Dư luận chung ảnh hưởng lớn đối với sự lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức của trẻ trong nhóm qua đó ảnh hưởng đến nhân cách của từng đứa trẻ.

Trẻ MGN & MgL đã bắt đầu biết lắng nghe ý kiến của bạn cùng tuổi và phục tùng ý kiến của đại đa số, ngay cả khi điều đó mâu thuẫn với những ấn tượng và kinh nghiệm riêng của mình. Chẳng hạn thấycác bạn trong nhóm bạn trêu chọc một người bạn mới, trẻ cũng sẵn sàng làm theo mặc dù biết rõ làm như vậy là sai. Sự bắt chước như vậy gọi là tính thích nghi. Do tính thích nghi, trẻ trong nhóm thường a dua bắt chước theo bạn cả cái tốt lẫn cái xấu. Tính a dua là một nét xấu trong nhân cách, thể hiện con người thiếu bản lĩnh, khơng có chính kiến của riêng mình. Vì vậy nhà giáo dục cần hướng dẫn trẻ biết nhận xét một cách độc lập về các sự kiện xảy ra xung quanh các em và chỉ bắt chước làm theo cái tốt.

* Sang tuổi MGL hoạt động vui chơi của trẻ phát triển lên một trình độ mới. Trong vui chơi việc đặt mục đích cho hành động và lập kế hoạch hành động được thể hiện rõ nét. Quan hệ với bạn cùng chơi bền vững hơn, tính thích nghi giảm dần.

Hoạt động vui chơi ở tuổi MGL có sự biến dạng. Trước đây khi tham gia vào trò chơi, động cơ của trẻ nằm ở chính q trình chơi. Sang tuổi MGL, bên cạnh trò chơi ĐVTCĐ đã xuất hiện khá nhiều trị chơi có luật. Ví dụ, trị chơi cướp cờ, trẻ khơng chỉ ham thích bản thân trị chơi, mà khi chơi còn phải chú ý tuân theo luật của trị chơi và đem lại chiến thắng về cho đội mình. Như vậy, động cơ vui chơi khơng chỉ nằm ở q trình chơi mà cịn nằm ở kết quả của việc vui chơi. Việc tham gia vào những trị chơi có luật làm cho hoạt động của trẻ trở nên có chủ tâm hơn. Các q trình tâm lí bên trong được biến đổi từ khơng chủ định sang có chủ định, đó là tiền đề nảy sinh cá yếu tố của hoạt động học tập.

2.. Sự hình thành các yếu tố của hoạt động học tập và hoạt động, lao động ở mẫu giáo

2.1. Sự hình thành các yếu tố của hoạt động học tập

2.1.1. Khái niệm về học và hoạt động học

+ Theo các nhà tâm lí học, chủ thể nhận thức phản ánh bản chất của thế giới khách quan làm thay đổi hành vi của mình cho phù hợp hơn với hiện thực được gọi là học. Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự học: Học là sự thay đổi nhận thức và hành vi. Học là sự biến đổi hợp lí hành vi, hoạt động. Học có cả ở người và vật, đương nhiên sự học ở người khác xã về chất so với sự học ở động vật.

Xét trong phạm vi phát triển của một cá nhân, học xuất hiện từ rất sớm và diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Học ăn, học nói, học gói, gọc mở v v. Đây là cách học theo phương

pháp cuộc sống thường ngày, khơng chủ định, thiếu tính kế hoạch. Kết quả tiếp thu được là những tri thức mang tính kinh nghiệm và năng lực hành động thực tiễn. Vốn kiến thức này rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, tuy nhiện vẫn chưa đủ. Cuộc sống địi hỏi con người phải có những tri thức mang tính khoa học khái quát, những năng lực hoạt động ở mức độ cao hơn. Muốn có được vốn tri thức ấy cá nhân phải học có chủ định. Sự học này diễn ra trong hoạt động mà mục đích trực tiếp của nó là lĩnh hội một tri thức hay kỹ năng nhất định. Người ta gọi hoạt động này là hoạt động học.

Hoạt động học (hoạt động học tập) là hoạt động lấy khái niệm khoa học làm đối tượng, động cơ của hoạt động này là chiếm lĩnh tri thức khoa của loài người đã chiếm lĩnh được. Hoạt động học có những đặc điểm như sau:

- Đối tượng của hoạt động học là những tri thức khoa học. Những tri thức này được xây dựng theo hệ thống logic nội tại của mỗi bộ môn khoa học, được thể hiện qua chương, bài.

- Hoạt động học được tiến hành trong các hình thức được tổ chức chặt chẽ dưới sự hướng dẫn của người dạy (giáo viên), có thể diễn ra trong lớp, ngoài lớp, gọi là giờ học (tiết học).

- Hoạt động học không phải là hoạt động tự do, tự nguyện mà mang tính bắt buộc, vì muốn đạt được kết quả người học nhất thiết phải tuân theo những yêu cầu nhất định khi thực hiện hành động. Mặt khác học tập cịn là nghĩa vụ của mỗi người với chính bản thân mình và xã hội.

- Để thực hiện được hoạt động học có kết quả, địi hỏi bản thân người học phải phải đạt tới trình độ nhất định về kỹ năng và thói quen hoạt động trí tuệ, có hứng thú nhận thức bền vững, biết tự kiểm tra, tự đánh giá hành vi của mình.

Với những đặc điểm như trên ở tuổi mẫu giáo chưa thể có hoạt động học tập với đầy đủ ý nhĩa của nó.

2.1.2. Sự hình thành các yếu tố của hoạt động học ở tuổi MG

* Tuy chưa có hoạt động học, nhưng trong vui chơi, trong sinh hoạt ở trẻ mẫu giáo đã có những yếu tố của hoạt động học.

+ Trẻ đã tiếp thu được một khối lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh dưới dạng biểu tượng (tri thức tiền khoa học).

+ Trẻ có hứng thú nhận thức, ham tìm tịi, khám phá những điều mới lạ thơng qua hành động và nhiều câu hỏi mà trẻ đặt ra cho người lớn. Tuy nhiên hững thú nhận thức ở trẻ chưa bền vững, chưa đủ để đảm bảo thái độ sẵn sàng học tập tiếp thu một cách có hệ thống trong các mơn học.

+ Thơng qua hoạt động vui chơi, tính chủ định của các quá trình nhận thức đã hình thành và phát triển (chú ý có chủ định, tri giác có chủ định, trí nhớ và tưởng tượng có chủ đinh). Song những phẩm chất này cũng cần phải phát triển hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu của hoạt động học.

* Để phát triển những yếu tố của hoạt động học và chuẩn bị cho trẻ MG vào học lớp một trường phổ thông được dễ dàng, ở trường MN đã tổ chức hình thức giáo dục đặc biệt đó là “Tiết hoc”, bao gồm hoạt động chung và hoạt động góc, được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định tăng dần theo độ tuổi. “Tiết học” ở MG có đặc điểm khác với tiết học ở phổ thơng

+ Mục đích là nhằm chính xác hóa, hệ thống hóa những hiểu biết của trẻ về mơi trường xung quanh, phát triển những chức năng tâm lý và ngơn ngữ nói thành thạo, hình

thành những kỹ năng cần thiết cho hoạt động học (Tư thế ngồi học cách cầm bút, cầm sách…).

+ Nội dung “tiết học” ở mẫu giáo mới chỉ là tri thức về thế giới xung quanh (tri thức tiền khoa học) được sắp xếp theo chủ điểm.

+ Hình thức hướng dẫn trẻ học tập được tổ chức linh hoạt theo hướng tích hợp thơng qua hoạt động vui chơi, nhất là trò chơi học tập.

+ Phương pháp trực quan được coi là phương pháp cơ bản trong “tiết học” ở MG. Tóm lại, học tập ở MG mới chỉ đúng nghĩa là tập đi học, làm quen với hoạt động học. Mặc dù vậy, “học tập” ở MG vẫn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển trí tuệ của trẻ. Thơng qua hoạt động này trẻ phát triển nhanh tính chủ định của chú ý và nhận thức, hình thành được kỹ năng ban đầu của hoạt động học, phân biệt được nhiệm vụ học tập khác với nhiệm vụ khác trong vui chơi và trong cuộc sống. Các cô giáo MN cần thực hiện tốt việc tổ chức những hoạt động này, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ vào học phổ thông được dễ dàng nhưng tuyệt đối khơng được phổ thơng hóa mẫu giáo.

2.2. Sự hình thành các yếu tố của hoạt động lao động

* Lao động là hoạt động tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội, những giá trị về vật chất và tinh thần cần thiết cho lồi người. Hoạt động lao động có những đặc điểm như sau:

- Lao động không phải là hoạt động mang tính tự do tự nguyện mà là hoạt động

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)