Giao tiếp cảm xúc trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nh

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 39)

2. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ hài nh

2.1. Giao tiếp cảm xúc trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nh

2.1. Giao tiếp cảm xúc trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hàinhi nhi

+ Trẻ hài nhi chưa có khả năng tự mình thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản, cuộc sống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Vì vậy giao tiếp với người lớn là một nhu cầu bức bách của trẻ. Nhu cầu này được thỏa mãn đầy đủ, trẻ sẽ được phát triển tốt về mọi mặt, nếu thiếu tình thương của người khác, thiếu sự giao tiếp với mọi người trẻ trở nên thụ động, nhút nhát, trong tương lai khó tiếp xúc với mọi người, sự phát triển tâm lí gặp nhiều khó khăn. Theo quan điểm của những nhà Phân tâm học, đó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh tâm thần sau này.

+ Quan hệ giao tiếp với người lớn tạo ra sự phát triển tồn diện tâm lí trẻ hài nhi. - Được tiếp xúc thường xuyên với mọi người, được mẹ yêu thương ấp ủ, trẻ có cảm giác an tồn, dễ chịu, trở nên mạnh dạn trong việc tiếp xúc tìm hiểu thế giới xung quanh.

- Qua giao tiếp trẻ nhập tâm được những sắc thái cảm xúc của người lớn thông qua nét mặt, hành vi cử chỉ, giọng nói, điệu bộ. Dần dần trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình theo kiểu người, hình thành phương tiện giao tiếp. Trẻ vui sướng hớn hở khi được người khác hỏi han trò chuyện, sợ hãi, buồn rầu khi phải nằm một mình. Khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 giao tiếp của trẻ mang tính lựa chọn, trẻ thích tiếp xúc với người thân quen, sợ người lạ từ chối sự tiếp xúc với họ. Tuy nhiên nỗi sợ hãi của trẻ sẽ nhanh chóng qua đi nếu người lạ tỏ thái độ âu yếm quan tâm đến trẻ.

- Cùng với sự hoàn thiện của hệ thần kinh, giao tiếp với người khác đã làm cho trẻ bắt đầu nhận ra chính mình. Ranh giới giữa bản thân với thế giới xung quanh (bản ngã thơ sơ) được hình thành tuy nhiên cịn rất mờ nhạt.

- Nhờ giao tiếp với người lớn, nhu cầu sờ mó thao tác với đồ vật được hình thành và được thỏa mãn. Trẻ được người lớn dẫn dắt đến thế giới đồ vật, hướng dẫn cách hành động với đồ vật theo kiểu người. Một quan hệ tay ba : trẻ em – người lớn – thế giới đồ vật được hình thành. Hành động phối hợp này đã làm nảy sinh ở trẻ khả năng bắt chước hành động của người lớn, khả năng này phát triển mạnh trong suốt tuổi hài nhi, đây là điều kiện quan trọng để trẻ tiếp thu những điều dạy dỗ của người lớn.

Việc bắt chước người lớn khiến cho thái độ của trẻ với thế giới xung quanh phụ thuộc vào thái độ của người lớn đối với thế giới xung quanh. Ngay từ đầu quan hệ của trẻ với thế giới đã là quan hệ xã hội.

Tóm lại, giao tiếp cảm xúc trực tiếp với người lớn là nhu cầu đặc biệt quan trọng

đối với tuổi hài nhi, nhu cầu này được thỏa mãn tạo ra sự phát triển toàn diện về thể chất và tâm lí của trẻ, đó là điều kiện tiên quyết để trẻ lớn lên thành người. Trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ, người lớn phải thường xuyên quan tâm âu yếm, giao tiếp với trẻ bằng những hành vi cử chỉ nhẹ nhàng, chuẩn mực, tuyệt đối khơng để trẻ bị đói giao tiếp.

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)