CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ ẤU NHI (từ 15 đến 36 tháng)

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 45)

2. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ hài nh

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ ẤU NHI (từ 15 đến 36 tháng)

(từ 15 đến 36 tháng)

1. Sự phát triển hoạt động của tuổi ấu nhi

1.1.Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi

+ Đối với tuổi hài nhi, hoạt động của trẻ chỉ ở mức độ phản ứng hành vi, chưa đạt đến mức độ hoạt động với tư cách là một phạm trù tâm lí. Trong q trình tiếp xúc với đồ vật trẻ đã có hành động khá phức tạp, nhưng chỉ dừng ở mức chơi nghịch vu vơ chưa nhằm khám phá chức năng. Sang tuổi ấu nhi, hệ thần kinh, các giác quan và cơ thể phát triển mạnh, kích thích trẻ tích cực vận động, sờ mó thao tác với đồ vật, Dần dần chính sự hấp dẫn từ các thuộc tính của đồ vật lơi cuốn sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm tịi khám phá mọi vật trong mơi trường xung quanh, luôn chân luôn tay suốt ngày. Tiếp xúc với bất kỳ đồ vật nào là trẻ hướng tới tìm hiểu chức năng của đồ vật, bắt chước cách sử dụng đồ vật theo kiểu người (cầm thìa xúc cơm, cầm ly uống nước v v), do vậy hành động của trẻ giống với hành động sử dụng công cụ của người lớn.

+ Dưới sự hướng dẫn của người lớn, hành động với đồ vật đã tạo ra sự phát triển toàn diện đời sống tâm lí của trẻ ấu nhi.

- Trẻ lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm xã hội loài người chứa đựng trong thế giới đồ vật, biết cách sử dụng đồ vật theo kiểu người.

- Hành động với đồ vật tạo ra sự phối hợp của chân, tay, tai, mắt, hình thành sự vận động tinh khéo của đôi tay.

- Cảm xúc trí tuệ phát triển mạnh. Khi đã biết cách sử dụng một số đồ vật, định hướng của trẻ vào môi trường xung quanh phát triển mạnh, mọi vật trong thế giới xung quanh đối với trẻ đều mới lạ hấp dẫn. Gặp bất cứ đồ vật nào, trẻ đều tò mò khám phá, tháo lắp, vặn mở. Những hành động này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, cần duy trì phát triển. Tuy nhiên trong số đồ vật trẻ muốn khám phá có rất nhiều đồ vật dễ vỡ, dễ gây nguy hiểm cho trẻ. Đây là mâu thuẫn giữa tính tích cực hoạt động của trẻ với khả năng của các cháu. để giải quyết mâu thuẫn này, đồ chơi phải ra đời, tác giả Nguyễn ánh Tuyết đã khẳng định : Đồ chơi đối với tuổi ấu nhi cần thiết giống như cuốc cày với nhà nơng, phịng thí nghiệm đối với nhà khoa học.

- Nhờ hoạt động với đồ vật, các chức năng tâm lí của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là tri giác không gian, tư duy trực quan hành động làm tiền đề cho tưởng tượng phát triển. - hành động với đồ vật cịn làm cho ý thức của trẻ được hình thành và phát triển, trẻ nhận ra những chuẩn mực hành vi và biết điều khiển hành vi theo đúng chuẩn mực.

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)