Đặc điểm phát triển trí tuệ

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 48 - 50)

4. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ ấu nh

4.1. Đặc điểm phát triển trí tuệ

* Nhận thức cảm tính

+ Nhờ hoạt động với đồ vật, tri giác không gian của trẻ ngày càng phát triển đầy đủ và tinh vi.

Ở tuổi hài nhi sự tri giác của trẻ về đồ vật còn hết sức sơ sài, nhận thức của trẻ về các thuộc tính của đồ vật cịn mang tính ngẫu nhiên. Sang tuổi ấu nhi, trong quá trình học cách sử dụng đồ vật và thiết lập mối tương quan, trẻ đã nhận ra một cách trọn vẹn về hình dáng, vị trí, phương hướng của đồ vật (hành động định hướng bên ngoài). Dần dần trẻ đã biết dùng mắt để lựa chọn những đối tượng, bộ phận cần thiết để hành động phù hợp ngay mà mà khơng cần phải có hành động ướm thử như trước (hành động định hướng bằng mắt). Nhờ vậy trẻ đã có thể hành động theo mẫu mà người lớn yêu cầu.

+ Vốn kinh nghiệm của trẻ tăng lên, ngơn ngữ và các chức năng tâm lí khác phát triển, nhờ vậy tri giác của trẻ đã mang tính ý nghĩa. Trẻ đã phân biệt được những người thân trong ảnh, gọi tên được những đối tượng quen thuộc trong quá trình tri giác.

+ Tri giác đặc trưng của tuổi ấu nhi là tri giác không chủ định. Trẻ chưa biết tri giác theo một mục đích định trước, tri giác mang tính đại thể chung chung mà chưa có khả năng tri giác tổng thể trên cơ sở phân tích từng bộ phận. Chẳng hạn trẻ nhanh chóng nhận ra áo của mình trong nhiều bộ đồng phục của lớp, nhưng khơng thể lí giải được vì sao đó là áo của mình.

+ Cùng với tri giác bằng mắt, tri giác bằng tai của trẻ phát triển mạnh. Ở tuổi thứ hai, trẻ đã tri giác được tất cả âm vị của tiếng mẹ đẻ. Trong lĩnh vực âm nhạc trẻ đã có khả năng tri giác được những âm thanh với độ cao khác nhau. Đến ba tuổi trẻ bắt chước rất nhanh ngôn ngữ của người lớn và những bài hát đơn giản. Tuy nhiên khả năng này cịn tùy thuộc vào mơi trường giao tiếp và điều kiện giáo dục.

+ Trẻ đã có khả năng tri giác về thời gian, song mới chỉ nhận ra những biểu tượng thời gian đơn giản, gắn liền với sinh họat hàng ngày như sáng, tối, đêm v v.

Để tri giác của trẻ phát triển, trong q trình chăm sóc giáo dục cần bảo vệ, giữ gìn các giác quan cho các cháu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, cho trẻ tiếp xúc với đồ vật có hình dạng, âm thanh, màu sắc đa dạng để rèn luyện độ nhạy cảm của giác quan.

* Đặc điểm phát triển nhận thức lý tính

+ Đặc điểm phát triển tư duy

- Mầm mống của tư duy xuất hiện từ cuối một tuổi, biểu hiện trẻ đã biết sử dụng những mối quan hệ có sẵn để đạt được mục đích hành động như kéo khăn trải bàn để lấy được vật ở xa tầm tay để trên bàn. Theo quan điểm của Piaget mầm mống của tư duy ở trẻ xuất hiện vào giai đoạn thứ 5 của thời kỳ giác động.

- Dưới sự hướng dẫn của người lớn, sang tuổi thứ hai trong quá trình hành động với đồ vật trẻ đã biết thiết lập những mối quan hệ giữa các sự vật trong những điều kiện mới, khi ấy tư duy mới thực sự được hình thành. Chẳng hạn, người lớn hướng dẫn trr láy gậy để khều quả bóng trong gầm ghế ra, dựa vào kinh nghiệm ấy, lần khác trẻ biết lấy gậy khều một vật trên cao xuống.

Thời gian đầu, việc xác lập những mối quan hệ khơng có sẵn được thực hiện bằng những hành động thực tế theo phương thức “Thử và có lỗi” nhiều khi ngẫu nhiên trẻ tìm ra đáp số. Ví dụ : Sau nhiều lần bấm lung tung vào những bộ phận của điều khiển từ xa, trẻ đã phát hiện được cách mở và tắt ti vi. Hoặc trẻ tháo tung các bộ phận của búp bê để biết vì sao búp bê nhắm mắt được khi đặt nằm xuống.

Như vậy q trình tìm hiểu thuộc tính bản chất và mối quan hệ của sự vật hiện tượng ở trẻ là nhờ những hành động định hướng bên ngoài nên gọi là tư duy trực quan hành động. Đây là loại tư duy xuất hiện sớm nhất trong quá trình phát triển cá thể. Trong suốt tuổi ấu nhi loại tư duy này được phát triển mạnh nhờ hành động với đồ vật.

- Cuối tuổi thứ ba trên cơ sở tư duy trực quan hành động phát triển mạnh, tư duy trực quan hình tượng bắt đầu hình thành. Nhưng chủ yếu trẻ vẫn giải quyết nhiệm vụ bằng hành động thao tác cụ thể. Chỉ trong những tình huống đơn giản trẻ mới có khả năng giải quyết tình huống bằng tư duy trực quan hình tượng.

- Các thao tác tư duy được hình thành và phát triển, tuy nhiên cịn gắn liền với những hành động thao tác cụ thể. Khả năng khái quát hóa của trẻ mới chỉ dựa vào dấu hiệu bề ngoài. Đặc điểm này thể hiện rõ trong cách gọi tên đồ vật và sự nhận xét ngộ nghĩnh của trẻ về thế giới xung quanh.

Muốn cho tư duy của trẻ phát triển, trong q trình chăm sóc giáo dục cơ giáo cần tạo ra nhiều đồ chơi, đồ dùng cho trẻ thao tác hành động, kích thích trẻ định hướng vào mơi trường xung quanh, tích cực dạy trẻ tập nói, giúp trẻ hiểu và sử dụng những từ khái quát.

+ Đặc điểm phát triển tưởng tượng.

- Trên nền tảng vốn biểu tượng về thế giới xung quanh, tưởng tượng của trẻ bắt đầu xuất hiện và phát triển từ năm hai tuổi, biểu hiện ở tính chủ định trong hành động của trẻ được hình thành. Chẳng hạn trẻ cầm bút vẽ nguệch ngoạc khi được người lớn hỏi vẽ gì đấy, trẻ trả lời là vẽ búp bê (Tuy chưa vẽ được búp bê nhưng câu trả lời của trẻ đã thể hiện sự hình dung ra biểu tưởng của sản phẩm hành động).

- Vốn kinh nghiệm của trẻ về thế giới xung quanh chưa nhiều nên tưởng tưởng của trẻ ấu nhi cịn nghèo nàn, hình ảnh tưởng tượng cịn thiếu hụt, méo mó, mang tính tái tạo thụ động là chủ yếu.

- Sự liên tưởng, kết hợp các biểu tượng trong đầu cịn mang tính vơ thức nên hình ảnh tưởng tượng của trẻ cịn mang tính ngẫu nhiên, khơng hợp qui luật. Trẻ cịn lẫn lộn giữa những biểu tượng trong đầu với thế giới khách quan bên ngoài nên trong vui chơi trẻ chưa biết nhập vai. Ví dụ : Được tham gia trị chơi “Mèo đuổi chuột”, một cháu 3 tuổi đóng vai “Chuột” bị “Mèo” bắt được sợ q đã khóc thực sự (cứ nghĩ mình bị “Mèo”cắn thật).

Để cho tưởng tượng của trẻ phát triển, cô giáo và người lớn cần làm tăng vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan. Giao nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn trẻ biết hình dung trước kết quả và phương thức hành động hành động. Cho trẻ xem tranh, kể nhữnng chuyện cổ tích ngắn gọn, hấp dẫn.

* Đặc điểm phát triển trí nhớ

Nhờ hoạt động với đồ vật và mối quan hệ giao tiếp ngày càng phức tạp, hệ thần kinh hoàn thiện ngày càng nhanh, tạo điều kiện cho trí nhớ phát triển.

+ Khối lượng biểu tượng trẻ tích lũy tăng lên đáng kể.

+ Trí nhớ đặc trưng của tuổi ấu nhi là nhớ không chủ định, trẻ dễ nhớ mau quên và nhớ trực quan hành động, vì vậy trẻ có khả năng bắt chước rất nhanh những thao tác, việc làm của người lớn.

+ Cuối tuổi ấu nhi, trí nhớ từ ngữ phát triển mạnh, trong q trình giao tiếp với người lớn, trẻ có khả năng ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện đúng ngữ điệu những câu nói với nội dung đơn giản, đồng thời vốn từ vựng trẻ tích lũy được tăng rất nhanh.

* Đặc điểm phát triển chú ý

+ Chú ý đặc trưng của tuổi ấu nhi là chú ý thụ động, trẻ thường hướng chú ý của mình vào những đồ vật mới lạ, hấp dẫn, chưa biết làm chủ sự chú ý của mình.

+ Các phẩm chất chú ý của trẻ hoàn thiện nhanh, tuy nhiên còn nhiều hạn chế - Khối lượng chú ý chưa nhiều, độ bền vững chú ý chưa cao. Trẻ mới có khả năng chú ý vào đối tượng mới lạ, hấp dẫn từ 8 đến 10 phút.

- Trẻ chưa thể chú ý đồng thời vào 2 đối tượng trong cùng một thời điểm, dễ phân tán chú ý nhưng lại chưa có khả năng di chuyển chú ý theo ý muốn của mình.

- Cuối tuổi ấu nhi, chất lượng chú ý tăng lên đáng kể, hướng chú ý được mở rộng, phạm vi đối tượng được trẻ chú ý ngày càng nhiều. Đặc biệt trẻ đã tích cực hướng sự chú ý của mình vào ngơn ngữ của người lớn nhằm nghe, bắt chước và đối thoại.

Với đặc điểm chú ý và trí nhớ của trẻ, trong q trình chăm sóc giáo dục cô giáo và người lớn cần sử dụng đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn. Lời nói truyền cảm, đồng thời cơ phải giao nhiệm vụ cụ thể trong các hoạt động cho trẻ, nhắc lại thường xuyên những điều cần nhớ. Ngoài ra tổ chức tốt các hoạt động vui chơi phù hợp để rèn luyện những phẩm chất chú ý và hình thành năng lực nhớ cho trẻ.

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)