I .ĐẶC ĐỂM PHÁT TRỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ MẪU GÁO Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo
3. Vai trò của vui chơi đối với sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo.
Vui chơi là hoạt động chủ yếu tạo nên sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ mẫu giáo.
* Vui chơi phát triển trí tuệ của trẻ
+ Vui chơi củng cố, mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh. Đối với trò chơi ĐVTCĐ, để tham gia vào trị chơi và thực hiện được vai chơi của mình, trẻ phải có những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, về hành động của người lớn với đồ vật và mối quan hệ của họ. Tuy nhiên sự hiểu biết đó có thể chưa đầy đủ, chưa chính xác. Điều đó sẽ được bổ sung hồn thiện thơng qua sự góp ý của bạn trong nhóm chơi hoặc sự hướng dẫn của cô giáo, của người lớn khi trẻ thực hiện vai chơi.
+ Hoạt động vui chơi có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển tính chủ định của các quá trình tâm lý như chú ý có chủ định, tri giác có chủ định, trí nhớ có chủ định, tưởng tượng có chủ định. Bởi lẽ, vui chơi là nhu cầu lớn của trẻ. Điều trẻ sợ nhất là không được chơi cùng các bạn. Vì vậy để khơng bị loại ra khỏi cuộc chơi, trẻ phải tập trung chú ý quan sát các bạn thực hiện vai chơi hay sự hướng dẫn của cô giáo, cố gắng ghi nhớ để thực hiện được hành động của vai chơi, cố gắng hình dung rõ ràng vai chơi mà mình sẽ đảm nhận phải thực hiện như thế nào.
+ Vui chơi tạo ra sự phát triển của tư duy
- Trong trò chơi đứa trẻ học hành động với vật thay thế mang tính kí hiệu tượng trưng. Vật thay thế trở thành đối tượng của tư duy. Trong khi hành động với vật thay thế trẻ em học suy nghĩ về đối tượng thực. Dần dần những hành động với vật thay thế được rút gọn và mang tính khái qt, nhờ đó hành động chơi với vật thay thế bên ngồi được chuyển vào bình diện bên trong. Như vậy chính trị chơi đóng vai góp phần vào việc
chuyển tư duy từ trực quan hành đơng sang trực quan hình ảnh.
- Trị chơi cịn giúp trẻ tích lũy vốn biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy, phát triển được các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hóa, hình thành khả năng phán đoán suy luận. Kinh nghiệm được rút ra từ các mối quan hệ trong trò chơi cho phép trẻ đứng trên quan điểm của người khác để phân tích, phán đốn các hành vi sắp xảy ra của họ, từ đó lập kế hoạch cho hành vi của mình. Điều kiện của hoạt động vui chơi còn làm nảy sinh khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo ở trẻ. Chẳng hạn, khi khơng có đồ chơi trẻ đã biết dùng vật thay thế bằng nhiều cách khác nhau. Hoặc trong một trò chơi trẻ đã sáng tạo ra nhiều nội dung phong phú và sắp xếp vai chơi một cách hợp lý.
+ Vui chơi nhất là trò chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tượng tượng của trẻ mẫu giáo.
- Việc đóng một vai trong trị chơi và hành động vơí vật thay thế đã làm nảy sinh trí tưởng tượng của trẻ.
- Những điều trẻ mong muốn được làm như người lớn, trở thành người lớn đều được thỏa mãn trong vui chơi. Trong vui chơi trẻ thỏa sức ước mơ, thỏa sức tưởng tượng, muốn cái gì được cái ấy. Trẻ có thể làm bất cứ điều gì trẻ thích (làm cơ giáo dạy học, làm bác sỹ khám bệnh, làm chú phi cơng lái máy bay, làm bà nội trợ…) có bất cứ thứ gì mà trẻ muốn (muốn có đồn tàu thì dùng ghế xếp lại, muốn có em bé đẹp để bồng thì dùng khăn gối…). Chính vì vậy trị chơi là phương tiện có hiệu quả nhất để ni dưỡng trí tượng tượng của trẻ.
- Nhờ hành động với vật thay thế trong vui chơi, trí tưởng tượng của trẻ phát triển thêm một bước căn bản : Chuyển tưởng tượng từ bình diện bên ngồi vào bình diện bên trong. Thời gian đầu tuổi MG tưởng tượng của trẻ còn gắn liền với đồ chơi và hành động chơi, dần dần tưởng tượng của trẻ không nhất thiết phải gắn với tình huống trước mắt, tức là trẻ đã có khả năng tưởng tượng thầm trong đầu. Đây là dạng tưởng tượng đích thực.
* Trị chơi tác động mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm, ý chí và nhiều nét tính cách của trẻ mẫu giáo.
+ Hoạt động vui chơi được thỏa mãn những điều trẻ mong muốn, do vậy trong vui chơi trẻ ln có tâm trạng tích cực : vui sướng, say mê, nhiệt tình hoạt động tích cực hết mình. Thơng qua việc thực hiện các vai chơi, các loại tình cảm cấp cao phát triển mạnh, trẻ cảm nhận và phân biệt được những điều tốt, xấu, cái đẹp cái hay, thiện và ác. Từ đó biết hướng tới cái thiện, thích thể hiện cái thiện, cái hay cái đẹp. Điều này thể hiện rõ nhất khi trẻ phân vai và nhận vai cho mính, cháu nào cũng muốn mình được đóng vai chính diện. Thơng qua vui chơi, nhóm bạn được hình thành tình cảm bạn bè bắt đầu nảy nở.
+ Khi tham gia vào trò chơi, trẻ phải phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn từ ý đồ chung của cuộc chơi, trẻ phải điều tiết hành vi của mình sao cho phù hợp với qui tắc đã thỏa thuận, phù hợp với luật của trị chơi. Như vậy thơng qua việc tham gia vào trò chơi mà trẻ đã biết điều tiết hành vi của mình theo chuẩn mực xã hội, đặt ý muốn riêng phục tùng mục đích chung của nhóm. Cố gắng thực hiện tốt vai chơi của mình cũng là một sự nỗ lực của ý chí của trẻ khi tham gia trị chơi.
+ Thơng qua việc thực hiện hành động của các vai chơi, trẻ cịn nhập tâm hình thành được nhiều phẩm chất tính cách tốt như tính kỷ luật, tính thật thà, chu đáo cẩn thận, ân cần niềm nở với mọi người….
* Vui chơi có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngơn ngữ của trẻ mẫu giáo.
+ Tình huống trị chơi địi hỏi trẻ phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu trẻ không hiểu được lời chỉ dẫn hay sự bàn bạc của các bạn, bản thân trẻ không diễn đạt được mạch lạc ý kiến, nguyện vọng của mình thì trẻ khơng thể tham gia vào trị chơi được. Trong q trình giao tiếp với bạn, nếu nói mà bạn khơng hiểu buộc trẻ phải suy nghĩ, diễn đạt lại. Vui chơi chính là cơ họi để rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
+ Thơng qua việc đóng vai trẻ cịn học được nhiều phong cách ngôn ngữ của người lớn trong những hoạt động khác nhau ở vị trí xã hội khác nhau.
Tóm lại, hoạt động vui chơi mà trung tâm là trị chơi ĐVTCĐ đóng vai trị chủ
đạo, quyết định sự phát triển toàn diện tâm lý của trẻ mẫu giáo. Hoạt động vui chơi thỏa mãn được nguyện vọng muốn được làm người lớn của trẻ, tạo ra những nét tâm lý đặc
trưng của tuổi mẫu giáo, mở ra một chặng đường phát triển mới về chất. Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị cho bước phát triển giai đoạn sau. A.X.Macarencô đã viết “Trị chơi có một ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ. Ý nghĩa này chẳng khác gì ý nghĩa của sự hoạt động, sự làm việc và sự phục vụ đối với người lớn. Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trị chơi thì sau này phần lớn trường hợp nó cũng như thế trong cơng việc”. Vui chơi cịn chi phối các hoạt động khác ở lứa tuổi này, làm cho “học tập” và “ lao động” ở tuổi MG cũng mang màu sắc của hoạt động vui chơi.
Để phát huy vai trò chủ đạo của hoạt động vui chơi, trường MN và cô giáo cần tạo mọi điều kiện cần thiết từ không gian vui chơi, đồ chơi đầy đủ, lồng ghép những nhiệm vụ giáo dục vào trò chơi và hướng dẫn trẻ chơi một cách khoa học.