Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 56 - 58)

I .ĐẶC ĐỂM PHÁT TRỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ MẪU GÁO Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo

1 Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

Vui chơi ở tuổi mẫu giáo có nhiều loại: Trị chơi ĐVTCĐ, trị chơi xây dựng, trò chơi học tập, trị chơi đóng kịch v v. Trong đó trị chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi mang đầy

đủ ý nghĩa nhất của việc chơi, là loại trò chơi hấp dẫn nhất đối với trẻ, vì khi chơi chúng được thỏa mãn nguyện vọng được sống và hoạt động như người lớn. Loại trò chơi này bắt đầu xuất hiện ở cuối tuổi ấu nhi, nhưng đến tuổi mẫu giáo mới đạt tới mức độ hoàn thiện, mang nhiều đặc trưng nhất của tuổi mẫu giáo.

+ Vui chơi là dạng hoạt động tự nguyện, khơng mang tính bắt buộc

Trong hoạt động học tập, lao động, điều làm cho người hoạt động quan tâm chính là kết quả của hoạt động đó: học được những tri thức, kỹ năng gì, làm ra những sản phẩm như thế nào. Chẳng hạn, hoạt động của người bác sỹ là chẩn đốn chính xác hiện trạng và nguyên nhân bệnh của bệnh nhân, đưa ra phương pháp điều trị chính xác để trị bệnh. Muốn vậy, bác sỹ phải thực hiện đúng qui trình thao tác kỹ thuật của nghề nghiệp. Nhưng trẻ mẫu giáo chơi trò chơi “Khám bệnh” một cách say sưa lại do sự hấp dẫn của hình ảnh người bác sỹ khi làm việc (mặc áo trắng, đội mũ trắng, đeo ống nghe vào tai, đặt ống nghe lê người bệnh, nét mặt căng thẳng…). Cịn kết quả chẩn đốn và cách chữa bệnh đúng hay khơng, qui trình thực hiện như thế nào để có được kết quả thì chúng khơng quan tâm. Như vậy yếu tố thúc đẩy trẻ vui chơi là nằm ở chính q trình hoạt động chứ khơng phải nằm ở kết quả hoạt động.

A.N. Lêonchiep và Đ.B. Encônin cho rằng, động cơ vui chơi nằm ngay trong q trình hoạt động chứ khơng phải nằm ở kết quả hoạt động.

Do vậy trị chơi là hoạt động mang tính tự nguyện rất cao, trẻ thích chơi trị chơi nào thì chơi say mê trị chơi ấy, khơng thích thì thơi. Có vui thì mới chơi, đã chơi thì phải vui. Trị chơi mà khơng vui thì khơng cịn là trị chơi nữa. Đây là tính chất đặc biệt của vui chơi. Mọi sự bắt buộc, áp đặt đều dẫn tới sự phá hoại trò chơi. Đây là điều mà các cô giáo mầm non cần lưu ý khi tổ chức vui chơi cho trẻ.

+ Trị chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập của trẻ

Là hoạt động mang tính tự nguyện, cho nên hơn bất cứ hoạt động nào khác, trong vui chơi trẻ tích cực, chủ động hoạt động hết mình nhờ vậy các chức năng tâm lý được hình thành và phát triển mạnh, đặc biệt là ý thức làm chủ hoạt động. Trong vui chơi, người lớn không thể áp đặt hay chơi hộ trẻ, chỉ có thể gợi ý hướng dẫn trẻ hành động. Trẻ cũng chỉ có thể thực hiện những điều gợi ý của người lớn khi thấy phù hợp với nhu cầu và hứng thú của mình. Tác dụng giáo dục của người lớn đối với trẻ trong hoạt động vui chơi là ở chỗ, người lớn biến những yêu cầu giáo dục thành nội dung của hoạt động vui chơi và hướng dẫn tổ chức cho trẻ vui chơi sao cho vừa thỏa mãn nhu cầu hứng thú của trẻ, vừa đạt được yêu cầu giáo dục. Vui chơi càng mang tính tự nguyện cao bao nhiêu càng phát huy được tính độc lập, tích cực chủ động và nảy sinh nhiều sáng kiến bấy nhiêu.

+ Vui chơi ở trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ là một hoạt động địi hỏi phải có sự phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi với nhau

Ở lứa tuổi vườn trẻ, các cháu thường chơi một mình với đồ vật, chơi cạnh nhau, chưa có sự hợp tác trong vui chơi. Sang tuổi mẫu giáo trẻ thực sự có nhu cầu chơi với bạn, vì trị chơi ở tuổi mẫu giáo phản ánh hoạt động của người trong xã hội, mà hoạt động của người lớn trong xã hội không riêng lẻ đơn độc thường có liên quan đến nhiều người khác (Bác sỹ quan hệ với bệnh nhân, cô giáo quan hệ với học sinh, người bán hàng quan hệ với người mua hàng v v..). Để mơ phỏng hoạt động ấy trong trị chơi, trẻ khơng thể chơi một mình mà phải có bạn cùng chơi, phải có sự hợp tác với nhau trong khi chơi.

Tính hợp tác là một nét phát triển mới, tiêu biểu trong vui chơi của trẻ mẫu giáo. Từ sự hợp tác, các nhóm bạn bè đang được nảy sinh và “Xã hội trẻ em” được hình thành. Trị chơi là nội dung cơ bản để tập hợp trẻ lại thành nhóm, là hoạt động chung đầu tiên cơ bản của trẻ mẫu giáo, trong đó nhiều mối quan hệ giữa trẻ với nhau được thiết lập một cách tự nhiên, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển từ trong nhóm bạn bè đó.

+ Trị chơi của trẻ mẫu giáo mang tính chất kí hiệu - tượng trưng.

“Kí hiệu là dấu hiệu đặt ra theo qui ước để chỉ một sự vật, một đơn vị đo lường, một phép tính…”(Từ điển từ và ngữ của Nguyễn Lân. Nxb TPHCM,2000). Kí hiệu có nhiều loại tùy thuộc vào cách phân loại. Kí hiệu tốn học, kí hiệu âm nhạc, múa, điện ảnh… Hoặc kí hiệu hành động, kí hiệu hình ảnh, kí hiệu ngơn ngữ v v. Nhờ kí hiệu, con người nhận thức được thế giới một cách gián tiếp. Ở lứa tuổi mẫu giáo, trong vui chơi trẻ đã biết sử dụng kí hiệu khi thực hiện hành động của vai chơi mà mình đảm nhận: Lấy vật này thay cho vật khác, nhận cho mình một vai nào đấy và thực hiện hành động (chỉ là hành động giả vờ) phù hợp với vai chơi. Chẳng hạn, trẻ lấy búp bê hoặc khăn, gối quấn lại thay cho em bé. Lấy chiếc gai nhọn hay que tre thay cho kim tiêm và ống tiêm. Trẻ đặt mình vào vị trí của người mẹ hay vị trí của y tá, “giả vờ” thực hiện hành động của họ thông qua việc sử dụng vật thay thế phù hợp với tên gọi của nó. Lấy que tre chích vào tay bạn (người đóng vai bệnh nhân), nhưng đầu óc trẻ lại đang hình dung mình là y tá đang tiêm cho bệnh nhân một cách thận trọng. Tất cả những điều giả vờ nói trên, từ việc đóng vai, sử dụng vật thay thế lại mang một ý nghĩa rất thực vì nó phản ánh một sự việc có thực như vậy đã xảy ra trong cuộc sống. Đó là sự ra đời của chức năng mới của ý thức : chức năng kí hiệu - tượng trưng. Sự ra đời của chức năng kí hiệu tượng trưng thể hiện trẻ đã bước sang một loại hình mới của việc nhận thức hiện thực, một loại hình đặc trưng của con người. Đó là nhận thức hiện thực thơng qua một hệ thống kí hiệu. Nhờ vậy các chức năng tâm lí đều được phát triển theo hướng các chức năng tâm lí người, trong đó tín hiệu thứ hai đóng vai trị cực kỳ quan trọng.

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)