I .ĐẶC ĐỂM PHÁT TRỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ MẪU GÁO Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo
2. Cấu trúc tâm lý của hoạt động trị chơi đóng vai theo chủ đề
Trò chơi ĐVTCĐ là trò chơi phổ biến ở tuổi MG, việc phân tích cấu trúc trị chơi này giúp cho nhà sư phạm thấy rõ những đặc điểm hình thành nhân cách ban đầu trong hoạt động vui chơi của trẻ, từ đó có cơ sở để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ một cách khoa học.
2.1.Chủ đề và nội dung trò chơi
+ Chủ đề của trò chơi là các mảng hiện thực của cuộc sống xung quanh được trẻ phản ánh vào trò chơi. Chủ đề chơi rất phong phú, có thể là chủ đề sinh hoạt gia đình, chủ đề bán hàng, chủ đề giao thông, chủ đề trường học, chủ đề chú bộ đội v v. Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì chủ đề chơi càng phong phú bấy nhiêu.
+ Nội dung trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức được và phản ánh vào trị chơi của mình. Đó là những hành động của người lớn đối với đồ vật và những quan hệ giữa họ với nhau.
+ Chủ đề và nội dung trị chơi của trẻ mẫu giáo được hồn thiện, phát triển ngày càng phong phú tùy thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ về hiện thực khách quan tăng lên theo lứa tuổi.
Ở trẻ mẫu giáo bé (MGB) do vốn kinh nghiệm về hiện thực khách quan còn hạn chế nên chủ đề chơi của trẻ chưa nhiều, chất lượng trong một chủ đề chưa phong phú đa dạng.Thơng thường chỉ là những trị chơi liên quan đến thực tiễn trực tiếp của trẻ như
sinh hoạt gia đình, trường mẫu giáo, bệnh viện v v. Nội dung trong mỗi trò chơi của trẻ MGB cũng nghèo nàn, đơn điệu hơn so với trẻ mẫu giáo nhỡ(MGN) và mẫu giáo lớn (MGL). Chẳng hạn, khi chơi trò chơi “làm mẹ”, ở MGB các cháu thường chỉ thể hiện được hai vai chơi (mẹ và em bé), hành động của vai chơi cũng rất đơn điệu (mẹ cho con ăn, ru ngủ, rồi lại tắm cho con). Cũng trò chơi ấy, trẻ MGN & MGL lại thể hiện được nhiều vai chơi (ba, mẹ, em bé, anh chị, ông, bà…và những người liên quan tới sinh hoạt của gia đình). Hành động chơi cũng phức tạp hơn. Mẹ khơng chỉ chăm sóc em bé còn làm nhiều việc khác cho các thành viên trong gia đình. Nhiều hoạt động sinh hoạt phong phú của gia đình cũng được trẻ phản ánh vào trị chơi (em đau cả nhà lo đưa em tới bác sỹ hoặc cả nhà đi chơi công viên, thăm ơng bà nội ngoại…). Hoặc trị chơi “đi tàu hỏa”, khi chơi MGB chỉ bắt chước được hành động đơn giản của người lái tàu và người đi tàu. Ở MGN, các cháu quan tâm đến mối quan hệ giữa những người trên tàu : Ai là người lái, ai là nhân viên phục vụ, ai là hành khách và quan hệ giữa họ ra sao. Đến tuổi MGL, khi chơi trò chơi này các cháu cịn quan tâm mơ phỏng cả mặt đạo đức, tình cảm trong các mối quan hệ giữa họ ra sao. Chẳng hạn trẻ mô phỏng hành động của một hành khách giúp đỡ cụ già hay em bé trên tàu, hoặc thái độ hống hách của một nhân viên phục vụ đối với hành khách. Như vậy đến tuổi tuổi MGN & MGL trẻ phản ánh được nhiều mặt khác nhau trong một chủ đề chơi, nội dung trò chơi cũng phong phú đa dạng phản ánh chân thực hoạt động của người lớn trong xã hội nhiều hơn. Ngồi ra trẻ cịn biết mơ phỏng nhiều mảng hiện thực trong xã hội thơng qua những trị chơi mới mà ở MGB khơng có.
Trong trị chơi đóng vai, trẻ MG cịn mơ phỏng cả những mặt tiêu cực của người lớn trong xã hội như chơi trò chơi say rượu, đua xe hay ba mẹ cãi nhau, cơ giáo đánh mắng học trị v v. Vì vậy trong q trình tổ chức vui chơi cho trẻ , cơ giáo mầm non (MN) xem xét khía cạnh tích cực hay tiêu cực của mảng hiện thực mà trẻ thể hiện. Bên cạnh việc mở rộng tầm hiểu hiết của trẻ về thế giới xung quanh để giúp trẻ có được những chủ đề chơi phong phú, cô giáo cần giúp trẻ hiểu rõ hành động của người lớn trong xã hội, mối quan hệ giữa họ với nhau, phân biệt được cái tốt với cái xấu, đúng với sai, cái hay cái đẹp. Trong vui chơi trẻ biết tái tạo những cái hay, cái đẹp trong hành vi của người lớn, không bắt chước những cái xấu.
2.2. Vai chơi và hành động chơi
- Vai chơi là những nhân vật trong thực tế được trẻ mơ phỏng trong trị chơi bằng việc bắt chước những hành động của họ. Chẳng hạn trị chơi bán hàng có vai người bán, người mua. Trị chơi bệnh viện, có vai bác sỹ, y tá, bệnh nhân. Trị chơi dạy học có vai cơ giáo, học sinh…
- Đóng vai là đặt mình (ướm mình) vào vị trí của người lớn (vai chơi) để thực hiện hành động của họ. Đó là hành động với đồ vật trong mối quan hệ của họ với người khác ở một lĩnh vực hoạt đọng nhất định.
Vai chơi là yếu tố quan trọng tạo nên trị chơi. Trị chơi nào càng nhiều vai chơi càng đơng vui, mối quan hệ chơi và quan hệ thực càng phong phú. Đóng vai là con đường để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn trong xã hội. Muốn trở thành một vai nào đó trong trị chơi, trẻ phải biết thực hiện hành động của vai đó. Những hành động này xuất phát từ thực tế mà trẻ đã trông thấy trong đời thực hay nghe kể lại, hoặc được cô giáo hoặc được bạn chơi hướng dẫn.
- Hành động chơi là hành động của vai chơi. Hành động chơi được xuất phát từ vai chơi. Vai chơi qui định hành động của trẻ với đồ vật và cả hành động với bạn cùng chơi.
Trẻ không được phép hành động tùy tiện, vai nào thì hành động ấy, nhưng thao tác của hành động chơi thì lại phụ thuộc vào đồ chơi hay vật thay thế. Chẳng hạn, trẻ lái xe bằng “Chiếc ghế đẩu” thao tác của hành động chơi ở đây phải phù hợp với cái ghế chứ không phải là chiếc ô tô. Như vậy hành động chơi phải xuất phát từ vai chơi và được thực hiện trong điều kiện thực tế.
Hành động chơi chỉ là hành động mơ phỏng, nó khơng hồn tồn giống với hành động thực tế của người lớn vì mục đích của hành động là khơng nhằm vào kết quả mà nhằm vào chính q trình chơi. Do vậy hành động khơng địi hỏi phải có những thao tác tác đúng kỹ thuật mà chỉ cần mô phỏng theo hình thức của nó và mang tính ước lệ khái qt. Điều đó cho phép trẻ tiến hành trị chơi trong những điều kiện các đồ chơi khác nhau.
2.3.Những quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi
Là một loại hoạt động chung đầu tiên và cơ bản của trẻ mẫu giáo, trong vui chơi diễn ra hai mối quan hệ cơ bản giữa những trẻ cùng tham gia vào trò chơi.
+ Những quan hệ chơi, là quan hệ giữa các vai trong trò chơi theo một chủ đề nhất định. Thực hiện hành động là phải tạo ra mối quan hệ với các vai chơi khác nhau. Quan hệ chơi càng đa đa dạng phong phú, trò chơi càng trở nên sinh động hấp dẫn, phản ánh được nhiều quan hệ thực của người lớn trong xã hội. Trò chơi là xã hội người lớn thu nhỏ lại và cũng chứa đầy những mối quan hệ phức tạp. Đó chính là bản chất xã hội của trò chơi ĐVTCĐ.
Những mối quan hệ xã hội được mơ phỏng vào trị chơi làm nảy sinh luật lệ hành động của các vai chơi, buộc trẻ phải tuân theo như là những qui tắc xã hội. Chẳng hạn, “người mua hàng” phải trả “tiền” nếu không bị coi là gian dối. Luật lệ hành động của các vai được nảy sinh từ những mối quan hệ được xác lập giữa những trẻ tham gia vào trò chơi. Những trò chơi theo nhóm làm bộc lộ những mối quan hệ xã hội một cách rõ ràng và hành vi của trẻ phải phục tùng chuẩn mực do các mối quan hệ đó qui định. Sự phát triển đó là điều kiện quan trọng nhất để nhận biết nguyên lý của luật chơi, đó là cơ sở nảy sinh trị chơi có luật.
+ Quan hệ thực là quan hệ qua lại giữa những trẻ cùng tham gia trị chơi, cùng thực hiện một cơng việc chung. Trẻ tập hợp với nhau thành từng nhóm để cùng nhau bàn bạc, thống nhất chủ đề chơi, phân vai, thỏa thuận với nhau về luật chơi v v. Trong quá trình vui chơi trẻ cùng một lúc thực hiện hai mối quan hệ và hai mối quan hệ này đan xen vào nhau với nhau bổ sung cho nhau. Chẳng hạn, trẻ đang thực hiện vai bệnh nhân của mình là ngồi chờ khám bệnh, lại có thể tham gia góp ý nhắc nhở bạn đóng vai bác sỹ phải hành động như thế nào là đúng.
2.4. Đồ chơi và hoàn cảnh chơi
+ Đồ chơi là đồ vật đặc biệt chuyên dành cho trẻ vui chơi, là phương tiện để trẻ thực hiện hành động chơi, nó được mơ phỏng theo những đồ vật thực như búp bê, ô tô bằng nhựa…
+ Đồ chơi có hai loại : Loại thứ nhất là người lớn làm cho trẻ, mô phỏng theo vật thực, gọi là đồ chơi hình tượng. Loại thứ hai là vật thay thế cho đồ vật thực (Chiếc gối thay cho em bé, những chiếc ghế thay cho toa tàu…). Loại này chủ yếu do trẻ sáng tạo ra trong điều kiện không có đồ chơi. Khi trẻ thao tác với vật thay thế thì những thao tác này khơng tương ứng với hành động của vai chơi. Chẳng hạn “trẻ lái xe” bằng chiếc ghế đẩu,
hành động ở đây không giống với hành động của người lái xe trong thực tế. Chính điều kiện này đã làm nảy sinh hồn cảnh tưởng tượng ở trong đầu đứa về hành động lái xe.
+ Hoàn cảnh chơi là hoàn cảnh tưởng tượng ở trong đầu khi trẻ thực hiện hành động của vai chơi. Nguyên nhân làm nảy sinh hoàn cảnh tưởng tượng là do đồ chơi chỉ là vật thay thế nên hành động thao tác chơi của trẻ không trùng với hành động của vai chơi. Như vậy hoàn cảnh tưởng tượng được sinh ra từ hành động chơi. Nói cách khác hoạt động vui chơi làm nảy sinh trí tưởng tượng của trẻ.
Tóm lại, trò chơi ĐVTCĐ là một hoạt động bao gồm nhiều thành phần, giữa các thành phần có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo nên một cấu trúc phức tạp. Chính cấu trúc này là yếu tố quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ khi tham gia trò chơi.