Đặc điểm hình thành những tiền đề của nhân cách.

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 52 - 56)

4. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ ấu nh

4.4. Đặc điểm hình thành những tiền đề của nhân cách.

Sự phát triển tâm lý của trẻ em dưới 3 tuổi là giai đoạn tiền nhân cách. Đến 3 tuổi,

các thành phần cơ bản của nhân cách bắt đầu hình thành, kết hợp với nhau tạo thành một cấu trúc, song cấu trúc nhân cách lúc này còn rất sơ sài, mong manh, vì các thành phần vừa chưa đầy đủ, vừa chưa rõ nét, còn hòa quyện vào nhau, chưa tách bạch rõ rệt.

* Sự hình thành động cơ hành vi

+ Hành động của tuổi hài nhi chưa có động cơ thúc đẩy mà chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những tác động bên ngoài nên người lớn dễ áp đặt chế độ sinh hoạt, dễ dàng thay đổi đồ chơi cho trẻ.

+ Sang tuổi ấu nhi trí nhớ của trẻ phát triển, vốn kinh nghiệm trẻ tích lũy được ngày càng nhiều. Trẻ thấy được vị trí của mình trong thế giới đồ vật và mọi người xung quanh và nhận ra mối quan hệ đơn giản giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, điều đó đã chi phối hành vi của trẻ. Ở tuổi ấu nhi hành động của trẻ không chỉ ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngồi mà cịn bị chi phối bởi cấu tạo tâm lý bên trong mới xuất hiện, đó chính là động cơ hành vi.

+ Mới bắt đầu hình thành nên trẻ chưa thể có ngay được động cơ hồn toàn đầy đủ để điều khiển hành động như ở động cơ ở người lớn. Động cơ của trẻ chưa có tính xác định và chưa được tổ chức lại thành hệ thống dựa trên trật tự ưu tiên về tầm quan trọng nhiều hay ít. Thế giới nội tâm của trẻ mới đang tiến dần đến đến sự xác định rõ ràng.

+ Hành động của trẻ dù đã được thúc đẩy bởi ý muốn chủ quan và tình cảm nhưng ý muốn và cảm xúc của trẻ lại nảy sinh từ hồn cảnh trực tiếp bên ngồi. Vì vậy hành vi ở tuổi này về cơ bản vẫn là hành vi mang tính bột phát, ảnh hưởng của hồn cảnh bên ngồi vẫn mạnh hơn những lời giải thích cũng như ý định ban đầu của trẻ. Chẳng hạn trẻ ăn no rồi nhưng thấy bạn ăn lại ăn. Hoặc một trẻ khóc nhiều cháu dễ khóc theo v v.

+ Khi ý muốn của trẻ gắn liền với những biểu tượng đã có thì hành vi mới ít phụ thuộc vào hồn cảnh cụ thể. Trẻ có cơ sở để phát triển sự điều khiển hành vi bằng lời nói, nhưng sự điều khiển hành động bằng lời nói cịn rất yếu ớt, trẻ thường không làm theo đến nơi, đến chốn theo ý muốn ban đầu.

+ Cuối tuổi ấu nhi, đời sống tình cảm của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt tình cảm đạo đức đã trở thành yếu tố quan trọng của động cơ, thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hành vi đạo đức tốt.

+ Mặc dù động cơ mới hình thành cịn mong manh nhưng đã có tác dụng qui định thái độ riêng của trẻ khi tiếp nhận những tác dộng bên ngoài kể cả tác động giáo dục. Trẻ khơng cịn dễ bảo như trước nữa, thái độ tiếp nhận của trẻ như thế nào là tùy thuộc vào tác động đó đáp ứng đến chừng mực nào các nhu cầu và hứng thú của trẻ ở trẻ. Vì vậy trong nhiều trường hợp tác động giáo dục của người lớn không chú ý đến đặc điểm này lại gây ra một kết quả ngược lại. Chẳng hạn trẻ đang say mê với một đồ chơi, người lớn yêu cầu trẻ nhường cho bạn khác, trẻ lại giữ thật chặt và không thèm quan tâm đến bạn.

Phải mất nhiều thời gian nữa trẻ mới hình thành được đặc điểm tâm lý có thể giúp nó phối hợp các loại động cơ với nhau làm cho động cơ này phục tùng động cơ khác quan trọng hơn.

Tóm lại thế giới nội tâm của trẻ còn mong anh chưa ổn định.

* Sự phát triển ý thức và tự ý thức

+ Đời sống tâm lí của trẻ hài nhi hồn tồn do vơ thức điều khiển. Trong quá trình giao tiếp thường xuyên với mọi người, trẻ được người lớn chăm sóc, hướng dẫn cách hành động với đồ vật, cách so sánh đối chiếu hành vi của mình với những yêu cầu đặt ra, dần dần ý thức và tự ý thức của trẻ được hình thành.

+ Qúa trình hình thành ý thức diễn ra lâu dài và phức tạp. Nguồn gốc của ý thức bắt nguồn từ vô thức. Ban đầu những xung lực bản năng kích thích hành vi của trẻ, trong q trình chăm sóc giáo dục, những hành vi vơ thức được người lớn đưa vào chế độ sinh hoạt ổn định, xây dựng thành thói quen, nếp sống theo một hướng phát triển, dần dần trở thành chính thói quen nếp sống của trẻ. Trẻ nhận thức được ý nghĩa của hành vi ổn định và tự giác thực hiện, khi ấy trẻ đã có ý thức thực sự. Ví dụ : Hành vi ăn, ngủ, vệ sinh của trẻ lúc đầu là vô thức, về sau được người lớn đưa vào chế độ sinh hoạt ổn định (ngủ,ăn

uống, vệ sinh đúng giờ) và nâng cao tính phức tạp của hành vi (rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi ăn không cười đùa…). Những hành vi này được rèn luyện thành thói quen. Đến khi trẻ nhận ra được ý nghĩa của thói quen hành vi (rửa tay để cho sạch sẽ không bị đau bụng, cười đùa khi ăn là mất vệ sinh…) và tự giác thực hiện (không cần ai nhắc nhở trẻ tự giác đi rửa tay và biết rõ ý nghĩa của hành vi rửa tay). Khi ấy trẻ đã có ý thức vệ sinh sạch sẽ.

Sự hình thành ý thức khơng phải là phép cộng đơn giản của vơ thức và thói quen, nếp sống, mà nó là q trình chuyển hóa phức tạp của sự vận động tích cực của bản thân đứa trẻ trong một môi trường xã hội, trong quan hệ giao tiếp phức tạp theo chuẩn mực xã hội.

+ Sự biểu hiện ý thức của trẻ ấu nhi

- Trẻ có khả năng làm chủ được hành vi đại, tiểu tiện của mình

- Tính chủ định trong q trình nhận thức và hành vi bắt chước người

lớn được hình thành, trẻ biết hướng hành động của mình vào mực đích nhất định theo sự hướng dẫn của người lớn.

- Trẻ dùng được những lời nói đơn giản để diễn đạt được ý muốn của mình trong quan hệ với người khác.

Tuy đã hình thành nhưng tham gia điều khiển của ý thức còn rất mờ nhạt, hành vi của trẻ ấu nhi về cơ bản vẫn do vô thức điều khiển. Khả năng kiềm chế còn rất yếu, hàng động của trẻ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những yếu tố bên ngoài.

+ Tự ý thức là ý thức hướng vào chính bản thân mình thể hiện ở các mặt : Nhận thức về mình, có thái độ đối với chính mình và biết điều khiển điều chỉnh mình.

- Trẻ em ở tuổi hài nhi chưa có khả năng nhận ra mình là một con người riêng biệt. Bước vào tuổi ấu nhi trẻ cịn trong tình trạng chưa xác định được bản thân mình vẫn cịn đồng nhất mình với người khác, thường xưng tên mình ở ngơi thứ ba giống như người khác nói với mình.

- Đến 3 tuổi tự ý thức mới thực sự được hình thành thể hiện :

Trẻ biết tên mình, con ai, Nhận ra được bản thân mình khác với người khác, có sơ đồ thân thể về mình trong đầu (qua hành động soi gương). Cảm nhận được những diễn biến sinh lý của cơ thể (đói, khát, mệt, đau ở đâu).

Trẻ bắt đầu quan tâm tìm hiểu về bản thân mình, trước tiên là các bộ phận của cơ thể như mắt, mũi, chân tay và những đặc điểm giới tính. Theo các nhà phân tâm học, tuổi ấu nhi được gọi là thời kỳ giang dục. Trẻ thường có hành vi tị mị tìm hiểu những bộ phận sinh dục của mình và tỏ ra khối cảm mỗi lần đi đại, tiểu tiện. Đây là đặc điểm tâm lý giới tính bình thường, địi hỏi người lớn phải có cách ứng xử đúng trước hiện tượng này của trẻ để tự ý thức phát triển lành mạnh.

Bên cạnh tìm hiểu cơ thể, trẻ cịn muốn tìm hiểu về bản thân mình trong q khứ và có mong muốn về mình trong tương lai. Chẳng hạn trẻ thường hỏi “ Còn bé con có được bú bình sữa như em khơng? Có hay khóc nhè khơng?”. Sự mong muốn của trẻ trong tương lai thường chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoàn cảnh xung quanh, chưa có tính ổn định.

Cuối ba tuổi, nhờ mối quan hệ giao tiếp ngày càng mở rộng, trẻ nhận thức về bản thân mình ngày càng rõ hơn. Nhờ sự đánh giá của người về mình, bước đầu trẻ đã tự đánh giá được hành vi của mình là ngoan hay chưa ngoan, sẵn sàng nhận lỗi khi mắc lỗi

hoặc cũng có thể đổ lỗi cho người khác hay cho đồ vật gây ra, khơng nhận trách nhiệm về mình.

Nếu được giáo dục tốt, trẻ ở tuổi này biết tỏ ra buồn rầu mỗi khi bị chê bai, luôn mong muốn được người lớn khen ngợi và cố gắng trong hành động để được khen. Nhu cầu này là cơ sở làm nảy sinh lòng tự trọng, làm cho nhân cách phát triển theo chiều hướng tốt.

* Sự hình thành tính độc lập và sự khủng hoảng của tuổi lên ba

+ Tự ý thức xuất hiện trẻ nhận ra khả năng của mình, từ đó nảy sinh hiện tượng tâm lý mới là tính độc lập. Trẻ muốn trở thành người lớn, muốn tự làm mọi việc theo ý mình, khơng thích người lớn can thiệp, khơng nghe theo lời người lớn. Nhu cầu này nhiều khi lấn át cả các loại nhu cầu khác đang phát triển ở trẻ, đây là dấu hiệu của sự trưởng thành. Tuy nhiên khả năng thực tế của trẻ cịn rất non nớt, trẻ khơng thể tự mình làm được mọi việc theo ý mình (động dao đứt tay, động lửa phải bỏng). Đó là mâu thuẫn giữa tính độc lập của trẻ với khả năng của các cháu. Do dễ xảy ra tai nạn khi hành động nên người lớn thường cấm đốn trẻ, trong những trường hợp như vậy tính ích kỷ của tuổi lên ba càng có dịp để phát triển. Trẻ tỏ ra bướng bỉnh, chống đối lại người lớn, thậm chí làm ngược với lời người lớn yêu cầu. Đó là những đặc trưng của sự khủng hoảng ở tuổi lên ba.

+ Sự khủng hoảng của tuổi lên ba làm cho người lớn gặp khó khăn trong quan hệ với trẻ. Thời gian của sự khủng hoảng dài hay ngắn và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển nhân cách sau này của trẻ, hoàn toàn phụ thuộc vào cách giáo dục của người lớn. Nếu người lớn không nhận thức đúng đặc điểm tâm lý của giai đoạn này, ra sức cấm đoán hoặc trách phạt hay chiều theo ý trẻ, thời kỳ khủng hoảng sẽ kéo dài và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ dễ trở thành con người lỳ lợm, bướng bỉnh, ích kỷ bắt mọi người phải chiều theo ý mình. Nếu giáo dục đúng đắn, giai đoạn khủng hoảng qua nhanh một cách nhẹ nhàng, tính độc lập của trẻ được phát triển thành nét tính cách tốt, tạo tiền đề thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách ở những giai đoạn tiếp theo.

Người lớn và cô giáo cần chú ý :

- Coi biểu hiện bướng bỉnh của trẻ là qui luật tất yếu của sự phát triển tâm lý, đánh dấu sự chuyển giai đoạn phát triển của trẻ từ thời kỳ ấu nhi sang thời kỳ mẫu giáo.

- Để trẻ tự làm một số việc theo ý muốn, nếu việc ấy không nguy hiểm.

- Những việc không thể thỏa mãn theo yêu cầu của trẻ, cần thay thế bằng một trị chơi đóng vai tương ứng, vừa phát triển được tính độc lập vừa đảm bảo an toàn cho trẻ,

- Muốn trẻ thay đổi hành vi cần dùng tình cảm để dụ dỗ.

- Không đánh mắng thô bạo nhưng phải nghiêm khắc để đưa trẻ vào nề nếp. CÂU HỎI ƠN TẬP

1/ Tại sao nói hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi? Hãy rút ra kết luận trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

2 Phân tích đặc điểm phát triển và ý nghĩa dáng đi thẳng đứng của trẻ ấu nhi, từ đó rút ra kết luận cần thiết trong việc giáo dục rèn luyện chức năng vận động cho trẻ.

3/ Phân tích đặc điểm phát triển và ý nghĩa hoạt động giao tiếp của trẻ ấu nhi, từ đó rút ra kết luận cần thiết trong việc giáo dục trẻ.

4/ Phân tích đặc điểm phát triển nhận thức cảm tính của tuổi ấu nhi, từ đó rút ra kết luận nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.

5/ Phân tích đặc điểm phát triển nhận thức lý tính của tuổi ấu nhi, từ đó rút ra kết luận nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.

6/ Phân tích đặc điểm phát triển chú ý và trí nhớcủa tuổi ấu nhi, từ đó rút ra kết luận nhằm phát triển nhận thức và chú ý cho trẻ.

7/ Phân tích đặc điểm phát triển ngôn ngữ của tuổi ấu nhi, từ đó rút ra kết luận nhằm phát triển ngơn ngữ cho trẻ.

8/ Phân tích sự hình thành và phát triển ý thức, tự ý thức của tuổi ấu nhi, từ đó rút ra kết luận cần thiết trong việc giáo dục phát triển ý thức cho trẻ.

9/ Phân tích sự hình thành và phát triển động cơ hành vi của tuổi ấu nhi, từ đó rút ra kết luận cần thiết trong việc giáo dục trẻ.

10/ Tại sao nói trẻ em 3 tuổi là tuổi của sự khủng hoảng? Hãy đưa ra lời khuyên hợp lý về cách ứng xử cho mọi người khi gặp những hành vi bướng bỉnh của trẻ ở tuổi này.

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)