nhiều mặt. Thứ nhất là chúng ta phải chuẩn bị về mặt động cơ học tập cho trẻ, tạo hứng thú cho con trẻ với việc học tập, khơi dậy sự tò mò và mong muốn khám phá thế giới. Thứ hai là trang bị cho trẻ một lượng kiến thức tiền khoa học để trẻ có thể tiếp thu kiến thức của chương trình tiểu học. Thứ ba chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ về một số các kỹ năng học tập và kỹ năng xã hội: kỹ năng viết, tư thế ngồi, kỹ năng biết hoàn thành nhiệm vụ, giải quyết vấn đề, sự tự tin...
Để trẻ làm quen với môi trường học mới, chị nên dành thời gian cùng con đến ngôi trường mà con sẽ phải học, để chơi cùng con, giúp con tìm hiểu, khám phá ngôi trường này. Và điều quan trọng là phải ln tạo cảm xúc tích vực cho con về ngơi trường con sẽ học, hãy nói với con về những người thày, người cô và những người bạn tốt của con ở trường. Tất cả những điều này để
tạo cảm hứng cho con đến trường, khi con có cảm xúc tốt, tích cực thì q trình thích nghi của con sẽ nhanh hơn và con sẽ có điều kiện học tốt hơn.
- Cháu nhà tôi 5 tuổi, rất ngoan, nghịch ngợm, trí nhớ tốt, tuy nhiên khơng tập trung. Cháu có
một trở ngại là tiếng Việt chưa tốt do ở nước ngoài tư khi sinh và về nước được 2 năm. Cháu chỉ làm những việc mình thích, cịn khơng thích thì lờ đi, coi như khơng nghe thấy. Tơi hơi lo lắng cháu khó hịa nhập vào việc học tập. Xin chun gia tư vấn. (Nguyễn Thị Thanh Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: Sự phát triển của trẻ em là liên tục nhưng không đồng đều. Một số năng lực nào đó, chẳng hạn trí nhớ, khả năng suy luận logic, khả năng ngôn ngữ phát triển sớm hơn nhưng đồng thời một số những nét tâm lý nào đó lại gặp khó khăn, ví dụ, khả năng tập trung chú ý, khả năng kiểm sốt cảm xúc, kém tự tin, xung tính... Điều này là hồn tồn bình thường.
Trường hợp con của chị, sau một thời gian dài sống ở nước ngồi khả năng tiếng Việt khơng bằng những trẻ khác, đây là một trở ngại chính cho trẻ, trở ngại này nếu không được cha mẹ, các giáo viên tích cực hỗ trợ trẻ có thể gặp những trở ngại đáng kể khi vào lớp 1. Tuy nhiên, cha mẹ khơng nên q lo lắng bởi vì tiếng Việt vốn là ngơn ngữ mẹ đẻ, con của chị sẽ nhanh chóng vượt qua những khó khăn này nếu có sự hỗ trợ hợp lý của cha mẹ, giáo viên. Trước hết, chị có thể sử dụng những bức tranh mà trẻ thích thú cùng trẻ thi kể chuyện sáng tạo về bức tranh đó, bắt đầu từ chị hoặc bé: Ngày xửa ngày xưa... Sau mỗi câu kể của chị hoặc bé chị yêu cầu bé nhắc lại hoặc kể tiếp, cố gắng tạo ra những xúc cảm tích cực từ những tình tiết hấp dẫn của câu chuyện. Đó là cách tốt nhất để tăng cường tiếng Việt cho bé.
Chị cũng có thể sử dụng những bài thơ, những bài hát tập cho bé đọc thơ, hát... cổ vũ tối đa trong những thành công nho nhỏ này. Hoặc sử dụng những bài hát, bài thơ thành những trị chơi phát triển ngơn ngữ như mẹ đọc trước một câu thơ hoặc hát câu đầu, yêu cầu trẻ đọc tiếp, hát câu tiếp theo, hoặc tạo ra những bài hát, những câu thơ liên khúc... để trẻ luyện dần khả năng nghe, nói tiếng Việt. Tơi tin rằng, bằng cách này, chỉ trong thời gian ngắn, con chị sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn này.
- Con em năm nay 5 tuổi cháu rất tập trung vào việc tô bài nhưng mỗi lần tơ bài mà nó ra ngồi hoặc cháu thấy xấu là cháu không muốn tô nữa mà cháu muốn xé bài đấy đi. Theo các chuyên gia thì em nên làm thế nào để cháu khơng cố tình như vậy nữa? (Le Thi Ngoc Hoa, 29 tuổi, 316 b3 Thanh Xuan Bac)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Cháu nhà chị có biểu hiện của người rất là cầu tồn và nó cũng có mặt tốt và có mặt sẽ là khó khăn. Để cháu có thể có những hành vi đúng hơn đối với chính việc làm khơng hồn tất của mình thì chị có thể nói chuyện với con về những việc làm của mọi người. Ai cũng có thể có những việc làm rất hồn thiện và cũng có thể có việc chưa làm tốt lắm nhưng chúng ta cần phải thể hiện thái độ như thế nào với những gì chúng ta chưa làm tốt. Chị có thể cho con xem những trích đoạn video clip hoặc thơng qua những câu chuyện kể của chị về những hành vi của đứa trẻ phản ứng với những hành vi thất bại của bản thân. Chị hãy cho trẻ nhận xét và lựa chọn xem trẻ muốn hành vi nào. Bởi khi trẻ đứng khách quan để nhìn thì trẻ nhìn thấy rất rõ là nên hành động như thế nào. Và chính những câu chuyện và hình ảnh này sẽ có tác dụng nhắc nhở trẻ về hành vi của mình nếu như trẻ khơng hồn thành được cơng việc như mong muốn.
Để rèn cháu thì cịn có nhiều cách và phương pháp rất khó để có thể nói đầy đủ ở đây. Anh, chị có thể gọi điện xin tư vấn.
- Tháng 9 là cháu vào lớp 1, ban ngày tôi nhờ bà ngoại hay bố cháu dạy học, nhưng cháu lảng
tránh và chỉ cương quyết là chỉ mẹ dạy. Mong thầy cô hướng dẫn cách thuyết phục để mọi người dạy cháu lúc tôi bận ? (Vu Nhu Hoa, 36 tuổi, 23/243 Giap Bat HN)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: Tôi nghĩ cách làm của anh chị có vẻ khơng thực sự khoa học. Đúng là người lớn có thể dạy trẻ học chữ, học làm tốn nhưng đây khơng phải là nhiệm vụ dễ dàng nếu như những người lớn đó khơng được trang bị những kiến thức về tâm lý học đường, những kỹ năng sự phạm, những phương pháp dạy học khoa học có thể giúp trẻ nhanh chóng học mà khơng nhàm chán. Tốt nhất là cha mẹ, ông bà không nên làm thay phần việc của các giáo viên.
Các giáo viên được đào tạo ở các trường Đại học sư phạm khoa Tiểu học suốt 4 năm với các chuyên gia tâm lý, các lý thuyết, các phương pháp dạy học hiện đại vừa giúp trẻ học chữ, học làm tốn mà lại giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo sự tự tin, nuôi dưỡng hứng thú học đường.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các em bé 6 tuổi bình thường khơng hề biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1 khi kết thúc lớp 1 đều có thể đọc thơng, viết thạo, vậy thì tại sao người lớn lại làm những cơng việc vơ ích này, thậm chí làm thương tổn: trẻ sợ học, lo sợ, lảng tránh... điều này có nguy cơ dẫn đến thất bại học đường trong tương lai vì trẻ khơng tìm thấy niềm vui, hứng thú, trẻ không được trải nghiệm những kỹ năng tương tác với nhóm bạn, với thầy cơ, khơng thấy sự khám phá những bài học là niềm đam mê để dần hình thành hứng thú học đường.
- Con em chuẩn bị vào lớp 1, bé rất thích học nhưng khơng chịu học từ cái bắt đầu mà bé cứ mở
đến trang nào là bắt bố mẹ dạy trang đó, bố mẹ nói hiểu gì cũng khơng nghe, hoặc có nghe thì cũng chỉ một lúc là bé chán rồi đánh tháo không học nữa. Vậy làm thế nào để giúp bé học tốt nhất đây ạ? (Nguyễn Thị Hồng, 28 tuổi, Hoàng Hoa Thám - Ngọc Hà- BĐ - HN)
- Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa: Nhiều trẻ rất khẳng định mình rằng mình có những quyền nhất định nào đó và có thể thực hiện được điều đó. Thường thì người lớn bao giờ cũng theo một trật tự, đầu câu chuyện đến cuối câu chuyện, đó là logic của người lớn. Cịn trẻ thì có cái lý riêng của mình, đó là cái lý của cảm xúc, của ngẫu hứng và muốn tự khẳng định. Vậy người lớn muốn dạy trẻ lúc đầu cần phải lựa theo trẻ, sẵn sàng cùng trẻ bắt đầu từ trang giữa, sau đó có thể lần hồi dần về trang đầu bằng những câu hỏi khơi gợi sự tò mò về những nội dung thuộc trang đầu và sau đó chúng ta có thể áp đặt được trình tự của mình. Nếu chúng ta cương quyết phải bắt đầu từ đầu ngay khi trẻ khơng muốn thì chúng ta cũng sẽ thất bại trong dạy trẻ. Vậy nguyên tắc là chúng ta cần phải đồng lựa theo trẻ, sau đó chuyển hướng dần để trẻ khơng có cảm giác bị áp đặt. - Tơi có con trai - vừa tốt nghiệp trường mầm non Hoàng Gia - Đội Cấn. Cháu lớn hơn tuổi, biết
đọc, làm toán ... Ở trường được đánh giá là thông minh. Dạo này cháu rất bướng bỉnh, thường hay lý luận đến mức như là cãi lại. Tôi rất lo đến trường cháu sẽ vẫn rất bướng bỉnh và thường xuyên tranh luận. Vậy mong thầy và cô tư vấn. (Nguyễn Thị Châu, 38 tuổi, Hà Nội)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: Đối với rất nhiều trẻ em thơng minh thường kèm theo cá tính bởi vì trẻ biết trẻ có khả năng làm được cái gì, trong khi đó nhiều cha mẹ lại hay đánh giá thấp trẻ, hay áp đặt những ý tưởng của mình lên trẻ, địi hỏi trẻ phải thực hiện những nhiệm vụ, những u cầu mà trẻ khơng thích. Điều tất yếu những trẻ thơng minh có cá tính thường khơng thích những sự áp đặt, thích làm theo ý mình, thích lý luận, thậm chí cãi lại... Dưới con mắt của người lớn, đây là sự bướng bỉnh, không ngoan. Thật ra, không phải như vậy.
Sự lý luận, sự bướng bỉnh của trẻ nhiều lúc là cơ hội tốt để các phụ huynh trao cho trẻ cơ hội để được nói ra những ý nghĩ của mình, để giải thích cho những hành vi của mình. Cha mẹ cần khuyến khích dù biết rằng những giải thích của trẻ chưa hợp lý nhưng vẫn cần khen trẻ và tìm cách đưa ra bằng chứng để trẻ nhận thấy những lý luận của mình có vẻ chưa hợp lý, lúc đó trẻ có thể dễ dàng chấp nhận ý tưởng của người lớn.
Cha mẹ có thể thơng qua trị chơi và các quy tắc chơi để cùng tham gia chơi với trẻ, trong những tình huống nào đó cha mẹ đóng vai những người chơi sai quy tắc, gặp lỗi, thậm chí tỏ ra bướng bỉnh để trẻ có cơ hội tranh luận, giải thích với tư cách là người tuân thủ các quy tắc chơi, lúc đó, cha mẹ sẽ nhận thấy giống như người lớn thực sự, những bướng bỉnh, lý luận của trẻ trở nên thực
sự có ích. Cha mẹ cũng giúp trẻ sử dụng những cách quan sát sự vật, hiện tượng từ các góc độ khác nhau, ra khỏi những suy nghĩ khơ cứng để có cách nhìn của một đứa trẻ biết kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều này rất quan trọng để giúp trẻ thành công học đường.
- Trưịng mầm non nơi con tơi học có tổ chức dạy tiếng Anh trong khi đó lại chưa dạy viết tiếng
Việt. Tơi có nên cho cháu học tiếng Anh trước cả học tiếng việt như vậy không ? (Nguyen Lan Huong, 32 tuổi, Kim Mã, HN)
- Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh: Đối với lứa tuổi mầm non, điều quan trọng số 1 với tất cả trẻ em Việt Nam là phải làm chủ được tiếng Việt. Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là cầu nối văn hóa đối với truyền thống, đối với gia đình, xã hội. Trong bất kỳ trường hợp nào thì việc ưu tiên cho trẻ em Việt Nam sống trên đất Việt Nam vẫn phải là tiếng Việt. Sự mất tự tin trong việc sử dụng tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày với các trẻ em khác là nguy cơ để lại những thương tổn, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ, mặt khác những trẻ yếu tiếng Việt chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi vào học chương trình lớp 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các giáo viên sẽ gặp khó khăn khi tất cả các thơng điệp truyền đạt tới bé là tiếng Việt mà bé lại không hiểu. Tuy nhiên, trong điều kiện giao lưu, hội nhập văn hóa, tiếng Anh đang ngày càng trở thành ngơn ngữ quốc tế thông dụng, trẻ em cũng cần biết thêm một ngoại ngữ, chẳng hạn tiếng Anh vì biết thêm một ngoại ngữ cũng có nghĩa là hiểu thêm về một nền văn hóa có rất nhiều những đặc thù, những tinh hoa. Điều quan trọng là học tiếng Anh vào lúc nào. Khơng có những bằng chứng rõ ràng trẻ học song ngữ, học tiếng Anh sớm trong mơi trường văn hóa xã hội mà ngơn ngữ chính, hoặc ngơn ngữ thứ hai khơng phải là tiếng Anh lại thành công hơn những trẻ học tiếng Anh muộn hơn vài ba năm.
Đối với những trẻ thực sự u thích tiếng Anh, cha mẹ, gia đình có rất nhiều người nói được tiếng Anh và tiếng Anh trong gia đình trở thành ngơn ngữ thứ hai thì việc cho học sớm tiếng Anh là điều rất có lợi vì trẻ có mơi trường thuận lợi để học tiếng không phải bằng mẫu câu, bằng học từ mới mà sử dụng cách học tự nhiên, rất phù hợp với trẻ. Khi dạy tiếng Anh sớm yêu cầu rất quan trọng là giáo viên phải có chứng chỉ sư phạm rất hiểu, rất có kinh nghiệm dạy trẻ, dạy qua trò chơi, giảm thiểu việc giao những bài tập viết, tăng cường tối đa các trị chơi trí tuệ để trẻ cảm nhận việc học đó dễ dàng và thoải mái. Nếu trẻ thấy khơng thích thú hoặc sợ thì cách tốt nhất là không nên ép trẻ.
Đối với hầu hết các trẻ em đủ tuổi, khơng có những dấu hiệu bất thường về mặt phát triển trí tuệ đều khơng cần thiết phải theo học những lớp luyện chữ đẹp, những lớp học trước chương trình lớp 1 trong hè. Đây không phải là cách chuẩn bị khôn ngoan.
Khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1, điều quan trọng là giúp trẻ tự tin, bạo dạn, sử dụng ngơn ngữ tiếng Việt lưu lốt, có khả năng hịa nhập với các bạn trong lớp. Đây là cơ sở để giúp trẻ thành công học đường. Những lớp học thêm về nhạc, họa, thể thao, những kỹ năng phát triển trí tuệ... thực sự được trẻ thích thú là những khóa học cần thiết cho trẻ hơn là những lớp học chữ.
Tuy nhiên, các phụ huynh không áp đặt, không kỳ vọng thái quá, buộc trẻ học quá nhiều lớp, cần phải có thời gian nhiều để trẻ được chơi, được khám phá thế giới tự nhiên, điều này vô cùng cần thiết cho sự hình thành, sự tự tin, tính sáng tạo và hứng thú học đường sau này