6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
1.2 Các nội dung cơ bản của cơ chế trả lương
- Lương chính: được quy định theo Nghị định số 153/2016 NĐ-CP, là mức lương được trả cho nhân viên làm việc hành chính trong điều kiện bình thường.
- Lương đóng BHXH: được quy định tại thơng tư 59/2015/TT-BLĐTBXH - Lương thử việc: 85% mức lương của công việc (mức này quy định tùy doanh nghiệp).
- Lương khoán: lương dành cho các cá nhân làm cơng việc có tính chất thời vụ.
- Cách tính lương: trả lương theo ngày cơng chuẩn làm việc của tháng. - Lương thời gian: áp dụng cho tồn thể nhân viên và lãnh đạo của cơng ty. - Phụ cấp và trợ cấp:
1.2.2 Quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương là quỹ tiền tệ do một cơ quan, đơn vị, tổ chức lập nên theo quy định của pháp luật để chỉ trả tiền cơng cho người lao động khi đến kì hạn trả lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm...).
Quỹ tiền lương bao gồm:
- Tiền lương chính: Là tiền Lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã được quy định, bao gồm: tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.
- Tiền lương phụ : Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian khơng làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, đi học, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất.
Quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước được quy định tại: Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH và Nghị định 52/2016/NĐ-CP
1.2.3 Phương pháp phân phối quỹ tiền lương
Quy chế phân phối tiền lương của các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những quy định riêng. Các doanh nghiệp là công ty con thuộc tập đồn mẹ thì sử dụng quỹ lương được giao từ công ty mẹ, doanh nghiệp nhà nước sử dụng quỹ tiền lương từ Bộ Tài chính hoặc doanh doanh nghiệp tự xây dựng lên. Thực hiện phân phối tiền lương theo lao động gắn với 3 yếu tố: vị trí cơng việc, năng suất cá nhân và hiệu quả công việc. Phương pháp phân phối quỹ lương bao gồm:
- Phân phối quỹ tiền lương cho các đơn vị bộ phận của doanh nghiệp, bao gồm: phân phối cho bộ phận hưởng lương thời gian, bộ phận hưởng lương sản phẩm, cán bộ quản lý.
- Các khoản phụ cấp: phục cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp điện thoại, phụ cấp tiền ăn, …
- Các khoản phúc lợi khác: tiền thưởng, tiền trợ cấp ốm đau, thai sản, …
1.2.4 Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên
Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên để trả lương tùy thuộc vào từng doanh nghiệp theo quy mơ hoặc loại hình khác nhau.
Các phương pháp đánh giá kết quả tực hiện công việc của nhân viên thường được sử dụng là:
- Chỉ số đo lường hiệu suất (KPI - Key Performance Indicator): KPI là những chỉ số, giá trị có thể đo lường được thể hiện mức độ hiệu quả trong hoạt động của một công ty. Các doanh nghiệp sử dụng KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá tiến độ và khả năng hoàn thành các mục tiêu chiến lược của mình. Doanh nghiệp có thể xây dựng KPI cho từng nhân viên ở các bộ phận, phịng ban khác nhau để đảm bảo nhân viên có thể cố gắng để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
- Phương pháp thẻ điểm cân bằng (BCS- Balandced Score Cards): Phương pháp thẻ điểm cân bằng là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn chiến lược. Nâng cao hiệu quả truyền thơng nội bộ và bên ngồi, theo dõi hiệu quả hoạt động so với mục tiêu đề ra.
- Phương pháp đánh giá xếp hạng danh mục: Đây là một phương pháp đánh giá hiệu quả công việc khá phổ biến, trong đó mức độ thực hiện công việc được đánh giá bằng một danh sách được chuẩn bị trước, liệt kê các hành vi thể hiện sự hiệu quả hoặc không trong công việc.
- Đánh giá theo thang đồ thị: Đây là hình thức người quản lý chỉ cần kiểm tra mức độ hiệu quả của nhân viên theo các cấp độ như: rất kém, kém, bình thường, tốt, rất tốt. Đây là phương pháp đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá thực hiện công việc.
- Phương pháp xếp hạng hiệu suất: Xếp hạng theo hiệu suất là phương pháp đánh giá hiệu quả công việc từ tốt nhất đến kém nhất. Nhà quản lý sẽ so sánh sự thể hiện của các nhân viên với nhau dựa trên một số tiêu chí nhất định thay vì so sánh từng người với một phép đo tiêu chuẩn.
1.2.5 Tổ chức thực hiện quy chế trả lương
Tùy vào từng loại hình và quy mô doanh nghiệp mà thành phần tổ chức thực hiện quy chế trả lương cũng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ thì việc thực hiện quy chế trả lương chủ yếu do giám đốc và kế toán thực hiện dựa theo các quy định của nhà nước và tùy biến theo doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn thì có bộ phận quản lý lương riêng, bộ phận này thương bao gồm:
- Thành phần Hội đồng lương: gồm đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, đại diện Cơng đồn, Trưởng phịng tổ chức Hành chính, Trưởng phịng Nhân sự, Trưởng phòng Kế toán – Tài vụ và những người khác nếu doanh nghiệp cần.
- Trách nhiệm của Hội đồng lương: tham mưu cho chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc ban lãnh đạo công ty, đánh giá điều chỉnh tiền lương cho phù hợp với thực tiễn, phân bổ quỹ lương cho người lao động theo quy chế trả lương, tổ chức hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên nghiên cứu quy chế trả lương, tham mưu các vấn đề khác liên quan đến quy chế trả lương.
- Trách nhiệm của người phụ trách các đơn vị trong vấn đề lương gồm: xác định quỹ tiền lương của bộ phận mình, tham gia xác định chức danh viên chức và
mức độ phù hợp tiêu chuẩn của mỗi các nhân trong bộ phận của mình, tham gia xác định mức lương cho mỗi cá nhân thuộc bộ phận mình.
Tùy vào quy mơ, loại hình của từng doanh nghiệp mà có bộ máy thực hiện việc trả lương khác nhau. Việc quản lý lương thưởng trong một doanh nghiệp càng tốt thì tránh được việc quan liêu trong bộ máy, tránh thất thoát cho doanh nghiệp.