Thực trạng quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế trả lương của bệnh viện chợ rẫy (Trang 55 - 57)

6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

2.2 Thực trạng cơ chế trả lương của bệnh viện Chợ Rẫy

2.2.2 Thực trạng quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương

2.2.2.1 Thực trạng nguồn hình thành quỹ lương

Tổng quỹ tiền lương của bệnh viện được hình thành từ các nguồn sau:

+ Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương trên doanh thu doanh Bộ Y tế giao. + Quỹ tiền lương theo chế độ quy định của Nhà nước.

+ Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao.

+ Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.

Trong đó, quỹ lương theo đơn giá được bệnh viên xác định như sau:

Quỹ lương theo đơn giá tiền lương của bệnh viện được xác định theo hướng dẫn tại thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong bệnh viện do nhà nước làm chủ sở hữu.

Theo đó, quỹ tiền lương theo đơn giá được tính theo cơng thức: Vkhdg = Vdg x Tkh

Trong đó:

Vkhdg: quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương. Vdg: đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu

Đơn giá tiền lương của bệnh viên được hướng dẫn tại Thông tư số 27/2010/TT- BLĐTBXH ban hành ngày 14/9/2010. Được xác định như sau:

Vdg = Trong đó:

Vdg: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu (đơn vị tính: đồng/1000 đồng

doanh thu);

Ldb: Lao động định biên, được xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư số

06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

TLminbv: Mức lương tối thiểu của bệnh viện, hiện bệnh viện đang áp dụng mức lương tối thiểu là 4,250,000 đồng/tháng;

Hcb: Hệ số lương theo cấp bậc cơng việc bình qn, được xác định trên cơ sở cấp bậc cơng việc bình qn của cơng nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh và hệ số lương bình quân của lao động gián tiếp. Cấp bậc công việc được xác định căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu chất lượng sản phẩm;

Hpc: Hệ số phụ cấp bình quân, được xác định căn cứ vào số đối tượng hưởng

phụ cấp và mức phụ cấp được hưởng của từng loại phụ cấp do Nhà nước quy định, gồm: phụ cấp khu vực; phụ cấp thu hút; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp lưu động; phụ cấp giữ chức vụ trưởng phịng, phó trưởng phịng;

Vttlđ: Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm, được xác định bằng 30%

tiền lương khu làm việc vào ban ngày của số lao động làm việc vào ban đêm đã xác định trong kế hoạch;

∑ : Tổng doanh thu kế hoạch.

2.2.2.2 Thực trạng việc sử dụng quỹ tiền lương

Tổng quỹ tiền lương trong năm được bệnh viện sử dụng như sau:

+ 76% tổng quỹ tiền lương được dùng để chi trả lương hàng tháng cho người lao động;

+ 7% tổng quỹ lương để thưởng cho người lao động có quy chế riêng; +17% tổng quỹ lương trính lại để dự phịng cho năm sau.

Như vậy, bệnh viện đã xác định được tỷ lệ các quỹ. Điều này giúp cho việc phân phối quỹ tiền lương cho người lao động được đảm bảo.

Tuy nhiên, theo quy định của Nhà nước thì quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động ít nhất bằng 76% tổng quỹ tiền lương. Như vậy, quỹ tiền lương mà bệnh viện trả trực tiếp cho người lao động không cao hơn so với quy định của Nhà nước, trong khi quỹ dự phòng của bệnh viện là khá cao (17%). Để đảm bảo thu

nhập cho người lao động, kích thích người lao động tích cực làm việc, bệnh viện có thể thay đổi tỷ lệ các quỹ cho phù hợp và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế trả lương của bệnh viện chợ rẫy (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)