Thực trạng phân phối quỹ tiền lương

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế trả lương của bệnh viện chợ rẫy (Trang 57 - 70)

6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

2.2 Thực trạng cơ chế trả lương của bệnh viện Chợ Rẫy

2.2.3 Thực trạng phân phối quỹ tiền lương

2.2.3.1 Phân phối quỹ tiền lương cho các bộ phận

Căn cứ vào kế hoạch sử dụng quỹ lương do Bộ Y tế phê duyệt và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm. Mỗi năm, Giám đốc giao quỹ lương cho các đơn vị. Cơ cấu quỹ lương gồm 2 phần: quỹ lương cho khối trực tiếp và quỹ lương cho khối gián tiếp.

Hiện nay, bệnh viện đang thực hiện phân phối quỹ lương theo hiệu quả công việc. Theo quy chế trả lương của bệnh viện thì 76% tổng quỹ lương dùng để chi trả cho người lao động được chia ra như sau:

- Quỹ lương hiệu quả của khối trực tiếp: QLhqtt= TLtt x Hc

- Quỹ lương hiệu quả của khối gián tiếp: QLhqgt= TLgt x Hc

Trong đó:

+ TLtt: tiền lương hệ số 1 khối trực tiếp TLtt = (SL x Đơn giá) + TLbs

SL: Số lượng cơng việc hồn thành trong tháng. Đến cuối tháng, cán bộ tiền lương tổng hợp số lượng cơng việc hồn thành được trong tháng đó thơng qua báo cáo tổng hợp của các phịng ban.

TLbs: Tiền lương bổ sung chưa tính trong đơn giá. Đây là khoản tiền trả

cho ngày công theo điều động của bệnh viện và tiền lương khốn theo cơng việc của bộ phận quản lý phục vụ cơng việc, chưa tính trong đơn giá.

+ TLgt: Tiền lương hệ số 1 khối gián tiếp

Hi: Hệ số cấp bậc công việc của người lao động thứ i, bệnh viện xác định hệ số cấp bậc công việc của người lao động theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

TLmin: Tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định;

+ HC: Hệ số tiền lương tháng áp dụng trong toàn bệnh viện Hc =

TLchi: Tiền lương chi trong tháng

TLcđ: Tiền lương theo chế độ (trách nhiệm, ca 3, phép, lễ, tết)

Với cách chia lương cho mỗi bộ phận như trên của bệnh viện cho thấy, tiền lương của người lao động đã gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của bệnh viện. Do đó, nếu bệnh viện có doanh thu cao thì tiền lương của người lao động cũng tăng theo và ngược lại. Đây là điều kiện thuận lợi và tạo ra sự gắn bó của người lao động với bệnh viện.

Ta có bảng tổng hợp quỹ lương CB.CNV trực tiếp và quỹ lương phòng, ban từ năm 2018 đến năm 2020 như sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu quỹ tiền lương của bệnh viện Chợ Rẫy

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

1. Quỹ lương hiệu

quả khối văn phòng 480 32 491.3 29 594 33

2. Quỹ lương hiệu

quả khối trực tiếp 1020 68 1208.7 71 1206 67

3. Tổng quỹ lương 1500 100 1700 100 1800 100

Nguồn: Phịng Tài chính-Kế tốn bệnh viện Chợ Rẫy

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng quỹ lương trong bệnh viện phần lớn dùng để thanh toán cho đội ngũ lao động trực tiếp. Quỹ tiền lương trả cho bộ phận trực tiếp liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khối văn phòng (gián tiếp). Đây là điều dễ hiểu và hoạt động chính của bệnh viện là khám chữa bệnh, do đó, chi phí

lao động cho đội ngũ y bác sĩ luôn cao hơn so với đội ngũ nhân viên, thủ tục văn phòng và quỹ lương của đội ngũ y bác sĩ cũng cao hơn so với khối văn phòng.

Trong 3 năm gần đây, bệnh viện hoạt động khá hiệu quả, doanh thu luôn tăng cao, do đó quỹ tiền lương chi trả cho cán bộ công nhân viên cũng không người được nâng cao. Vì vậy, để đảm bảo đời sống cho người lao động trong những năm tới cũng như để phát huy, kích thích lao động thì bệnh viện nên có những biện pháp thích hợp để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh không ngừng tăng cao.

2.2.3.2 Thực trạng việc tính lương cho người lao động

Căn cứ vào quy chế của bệnh viện, thủ trưởng đơn vị xây dựng quy chế trả lương hiệu quả, thưởng năng suất của đơn vị mình tham khảo ý kiến cơng khai để mọi cán bộ công nhân được biết và thực hiện. Quy chế phải đảm bảo theo điều 4 của quy chế này và còn phải tuân thủ những quy định sau:

+ Hàng tháng được trích thưởng theo A,B,C tối đa không quá 7% tổng quỹ lương được chi để thưởng cho người lao động có thành tích đóng góp hồn thành kế hoạch trong tháng nhưng tỷ lệ người có mức hưởng thấp nhất (C) tối thiểu không thấp hơn 50% so với người có mức hưởng cao nhất (A)

+ Đối với một công việc hoặc một công đoạn phải trả lương thống nhất trong đơn vị một hình thức trả lương.

+ Đối với cán bộ quản lý, công nhân phục vụ theo ca được hưởng hệ số lương bình quân chung trong ca.

+ Đối với cán bộ quản lý, công nhân phục vụ chung trong bệnh viện được hưởng theo hệ số lương bình qn chung của tồn bệnh viện trong tháng.

+ Ngày công tối đa trưởng khoa, phó trưởng khoa, trợ lý bác sĩ hưởng lương khốn theo cơng việc tối đa không quá 24 công/tháng.

+ Tiền lương hàng tháng phải trả hết cho người lao động, không được để lại tháng sau hoặc sử dụng vào việc khác.

Như vậy, việc quy định trưởng các đơn vị tự xây dựng quy chế trả lương trong đơn vị sẽ tạo ra việc thiếu nhất quán các đơn vị có đặc điểm khám chữa bệnh giống nhau, gây khó khăn trong cơng tác tính trả lương. Hơn nữa, khi tự xây dựng như

vậy, vì trưởng các đơn vị sản xuất khơng phải là người được đào tạo và có kiến thức chuyên sâu về tiền lương nên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì thế, bệnh viện nên quy định một số phương án trả lương cho các khoa, từ đó, trưởng đơn vị khoa căn cứ vào các phương án đưa ra và đặc điểm của đơn vị mình mà đưa ra phương án phù hợp. Mặt khác, khi xây dựng quy chế trả lương hiệu quả cho đơn vị, không nên chỉ phân định trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị, mà nên có thêm sự giúp đỡ của cán bộ phụ trách tiền lương để công tác xây dựng được hiệu quả hơn.

Tại bệnh viện Chợ Rẫy, tiền lương được tính theo cơng thức: Tổng hệ số lương nhà nước theo ngạch bậc (A) là tổng số của: – Hệ số lương theo ngạch bậc (A1)

– Hệ số phụ cấp – độc hại (A2) – Hệ số phụ cấp – trách nhiệm (A3) – Hệ số phụ cấp – chức vụ (A4) – Hệ số phụ cấp – ưu đãi nghề (A5) Như vậy, A = A1 + A2 + A3 + A4 + A5

Tổng hệ số lương thêm bệnh viện (B) là tổng số của: – Hệ số chức vụ (B1)

– Hệ số phụ cấp đặc biệt (B2) – Hệ số trình độ (B3)

– Hệ số kiêm nhiệm (B4)

Như vậy, B = B1+ B2 + B3 + B4 Tổng hệ số lương bệnh viện chi trả (C):

C = A + B

Lương bệnh viện chi trả: MLCBBV*C

Lương nhà nước chi trả (chưa tính bảo hiểm): MLCBNN*A

Số tiền bảo hiểm phải đóng = (A1 + A4)*MLCBNN*(Mức đóng bảo hiểm)

Trong đó, tiền lương cho từng chức vụ trong bệnh viện được tính theo cơng thức riêng như sau:

Mức lương bác sĩ tính theo cơng thức nêu tại Nghị định 204 và các văn bản sửa đổi, bổ sung:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số lương của bác sĩ, y sĩ được nêu cụ thể tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV.

Mức lương cơ sở năm 2021 vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị định 28 năm 2019 của Chính phủ là 1,49 triệu đồng/tháng.

Bảng 2.5: Bảng hệ số lương bác sĩ Bảng lương bác sĩ Bảng lương bác sĩ Đơn vị tính: triệu đồng/tháng Ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bác sĩ cao cấp hạng I Hệ số lương 6,200 6,560 6,920 7,280 7,640 8,000 Mức lương 9,238 9,774 10,311 10,847 11,384 11,920 Bác sĩ chính hạng II Hệ số lương 4,400 4,740 5,080 5,420 5,760 6,100 6,440 6,780 Mức lương 6,556 7,063 7,569 8,076 8,582 9,089 9,596 10,102 Bác sĩ hạng III Hệ số lương 2,340 2,670 3,000 3,330 3,660 3,990 4,320 4,650 4,980 Mức lương 3,487 3,978 4,470 4,962 5,453 5,945 6,437 6,929 7,420

Nguồn: Phịng Tài chính-Kế tốn bệnh viện Chợ Rẫy

- Tiền chức danh bác sĩ y học dự phịng:

Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng gồm: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I); Bác sĩ y học dự phịng chính (hạng II); Bác sĩ y học dự phịng (hạng III). Trong đó, bác sĩ y học dự phịng cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 có hệ số lương từ 6,2 - 8,0; bác sĩ y học dự phịng chính áp dụng hệ số

lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 có hệ số lương từ 4,4 - 6,78; bác sĩ y học dự phòng áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 - 4,98.

Bảng 2.6: Bảng lương bác sĩ y học dự phòng

Nguồn: Phịng Tài chính-Kế tốn bệnh viện Chợ Rẫy

- Tiền lương chức danh y sĩ gồm y sĩ hạng IV:

Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 - 4,06.

Bảng 2.7: Tiền lương chức danh y sĩ

Ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 Hệ số lương 1.860 2.060 2.260 2.460 2.660 2.860 3.060 3.260 3.460 3.660 3.860 4.060 Mức lương 2.771 3.069 3.367 3.665 3.963 4.261 4.559 4.857 5.155 5.453 5.751 6.049

Nguồn: Phịng Tài chính-Kế tốn bệnh viện Chợ Rẫy

- Mức lương cơ bản bệnh viện Chợ Rẫy là 550.000 / 1 hệ số

- Bổ sung tiền lương tăng thêm (ngày 20):4.750.000 đồng/1 người/1 tháng - Ngoài mức lương theo hệ số, tại bệnh viện Chợ Rẫy còn phụ cấp tăng thêm theo chức vụ, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Bảng hệ số phụ cấp tăng thêm

Theo Qui chế chi tiêu nội bộ năm 2020

TRÁCH NHIỆM Hệ số Giám đốc bệnh viện 10 Phó giám đốc 8 Bí thư Đảng Ủy 10 Chủ tịch Cơng Đồn 8

Giám đốc trung tâm 7

Phó giám đốc trung tâm 5

Phó bí thư đảng bộ 5

Trưởng khoa phịng 5

Phó khoa phịng 4

Đội trưởng công xa, Đội trưởng bảo vệ 4

Điều dưỡng trưởng khối, Điều dưỡng trưởng khoa 3

Đội phó bảo vệ 1.5

Một số chức danh Bác sĩ, điều dưỡng theo quyết định phê duyệt của giám đốc

bệnh viện 1.5

trưởng đơn vị độc lập 3

Phó đơn vị độc lập 3

Trưởng đơn vị phụ thuộc 3

Phó đơn vị phụ thuộc 2

TRÌNH ĐỘ HỆ

SỐ

Giáo sư, PGS, Tiến sĩ 6

Tiến sĩ, CKII 5

Thạc sĩ, CKI 4

Bác sĩ 3.5

Đại học khác phù hợp công việc 3.2

Cử nhân cao đẳng (điều dưỡng, cao đẳng khác phù hợp với công việc) 3 Trung cấp (điều dưỡng, trung cấp khác phù hợp công việc)

KIÊM NHIỆM HỆ

SỐ

Bí thư Đảng ủy 2

Phó bí thư Đảng ủy 1.5

BCH Đảng ủy 0.5 Thường vụ Cơng đồn 0.8 BCH cơng đồn 0.4 Thường vụ VPĐU, VPGĐ 0.8 Bí thư chi bộ 0.5 Phó bí thư chi bộ 0.3

Bí thư đồn thanh niên 0.8

Thường vụ đoàn thanh niên 0.5

BCH đoàn thanh niên 0.3

Bí thư chi đồn 0.3

Tổ trưởng cơng đồn 0.3

Thường vụ BCH Hội cựu chiến binh 0.8

Ủy viên BCH hội cựu chiến binh 0.4

Nguồn: Phịng Tài chính-Kế tốn bệnh viện Chợ Rẫy

Việc chia lương cho từng người lao động trong tập thể phụ thuộc vào hệ số lương và ngày làm việc thực tế. Do đó, những người lao động có cùng hệ số lương và ngày làm việc thực tế trong cùng một khoa, phịng ban thì tiền lương nhận được là như nhau, không phân biệt kết quả lao động của từng người. Điều đó dẫn đến sự ỉ lại của một số cá nhân, hay có những cá nhân làm việc tích cực nhưng khơng được ghi nhận, tiền lương nhận được cũng chỉ bằng người có cùng hệ số lương hoặc thấp hơn người có hệ số cao hơn nhưng làm việc kém hiệu quả hơn. Như vậy, bệnh viện chưa đánh giá được mức độ đóng góp thực tế của mỗi người trong tập thể, tiền lương trả cho người lao động cịn mang tính bình qn, chưa gắn với kết quả thực hiện công việc, làm giảm động lực lao động. Vấn đề này đòi hỏi bệnh viện cần đặc biệt quan tâm và có những biện pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình nêu trên. Bệnh viện có thể xây dựng một hệ thống đánh giá mức độ đóng góp của người lao động trong tập thể, để tiền lương phản ánh chính xác mức độ đóng góp của của mỗi người.

2.2.3.3 Đánh giá về thực trạng quy chế trả lương của bệnh viện Chợ Rẫy

Trên cơ sở tham khảo các đề tài nghiên cứu trước và thực trạng công tác trả lương tại bệnh viện Chợ Rẫy, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi gồm 6 nhân

tố với 24 câu hỏi để đánh giá thực trạng công tác trả lương cho người lao động. Trên cơ sở sử dụng mẫu nghiên cứu thuận tiện, tác giả đã tiến hành khảo sát 100 CB.CNV ở các Phòng Ban khác nhau trong bệnh viện về công tác trả lương của bệnh viện theo thang đo (1): Hồn tồn khơng đồng ý; (2): Khơng đồng ý; (3): Khơng có ý kiến; (4): Đồng ý; (5): Hoàn toàn đồng ý (thang đo này cũng được thực hiện cho các bảng khảo sát tiếp theo của tác giả trong luận văn này) và được kết quả như sau:

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về đánh giá về mức lương, thưởng hiện tại Tiêu chí Tiêu chí

Số người đánh giá Điểm trung bình

1 2 3 4 5

1. Mức lương hiện tại phản ánh đúng năng lực

làm việc. 0 12 19 61 8 3.65

2. Quy chế trả lương, thưởng của bệnh viện là

công bằng. 0 0 23 54 23 4.00

3. Tiền lương được trả đúng hạn, quy trình trả

lương rõ ràng. 0 0 18 12 70 4.52

4. Các chế độ phúc lợi và chính sách đãi ngộ của bệnh viện hợp lý, thu hút và khuyến khích lao động gắn bó với bệnh viện.

0 0 10 60 30 4.2 5.Việc đề bạt, bổ nhiệm tại bệnh viện căn cứ vào

năng lực thực hiện nhiệm vụ của nhân viên. 0 5 34 45 16 3.72

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.9 cho thấy, do đặc điểm là một doanh nghiệp nhà nước, trả lương theo cấp bậc nên mức lương không phản ánh đúng năng lực của người lao động. Cụ thể, điểm trung bình về việc đánh giá mức lương hiện tại phản ánh đúng năng lực làm việc đạt 3.65, mức thấp nhất trong 5 biến quan sát. Tiếp theo đó, việc đề bạt, bổ nhiệm tại bệnh viện căn cứ vào năng lực thực hiện nhiệm vụ của nhân viên đạt 3.72 điểm, từ đó cho thấy CB.CNV khơng hài lịng về tiêu chí này. Bên cạnh đó, CB.CNV khá hài lòng về thời gian trả lương đúng hạn, các chính sách phụ trợ khác mà bệnh viện đưa ra để thu hút người lao động.4

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát đánh giá về đạo đức, tác phong của CB.CNV phịng lương

Tiêu chí

Số người đánh giá Điểm trun

g bình

1 2 3 4 5

6. CB.CNV giải đáp các thắc mắc về lương

nhanh chóng, thân thiện. 0 0 12 40 48 4.36

7. CB.CNV có kiến thức chun mơn. 0 0 6 59 35 4.29 8. CB.CNV có tác phong làm việc chuẩn mực,

hiện đại. 0 0 0 78 22 4.22

9. CB.CNV có khả năng làm việc độc lập, làm

việc nhóm; chủ động, sáng tạo trong công việc. 0 0 18 66 16 3.98 10. CB.CNV có ý thức tiết kiệm. 0 0 17 48 35 4.18

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua bảng khảo sát cho thấy tất cả các CB.CNV được khảo sát đều đánh giá cao về CB.CNV phịng lương, họ có ý thức kỷ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định tại nơi làm việc. Chính từ việc chấp hành ý thức kỷ luật mà CB.CNV phòng lương tại bệnh viện Chợ Rẫy có tác phong làm việc chuyên nghiệp, chuẩn mực theo tiêu chuẩn hiện đại. Tuy nhiên, do làm việc theo quy trình và khn mẫu được định sẵn mà tính sáng tạo trong cơng việc bị thấp đi, đây cũng là một phần tiêu cực từ việc làm việc theo khuôn mẫu, nhưng đổi lại việc làm việc theo khn mẫu mang tính ổn định và an tồn hơn, ít xảy ra sự cố ngồi ý muốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế trả lương của bệnh viện chợ rẫy (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)