6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế trả lương của bệnh viện Chợ Rẫy
3.2.5 Giải pháp 5: Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công
Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng quy chế trả lương cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của quy chế trả lương. Hơn nữa, quy chế trả lương lại có ảnh hưởng rất lớn đến người lao động mà nhất là cuộc sống của họ. Ngoài ra, cán bộ xây dựng là những người trực tiếp tham gia vào xây dựng quy chế, vì vậy cần có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao, địi hỏi những người này cần có đầu óc phân tích, nhìn nhận vấn đề một cách nhạy bén. Hiện nay, bộ phận Tiền lương của bệnh viện chỉ có 1 người. Tuy nhiên, nhân viên bộ phận này lại không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tiền lương. Vì vậy, bệnh viện đang thiếu cán bộ giỏi về nghiệp vụ tiền lương để triển khai công tác tổ chức tiền lương đạt hiệu quả, xác định đúng đắn, chính xác hệ thống đơn giá sản phẩm cho các công việc.
3.2.6 Giải pháp 6: Hồn thiện tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng việc
Hiện tại, bệnh viện chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc, việc đánh giá hồn tồn dựa trên cảm tính. Các phịng, khoa, đơn vị bình xét, đánh giá nhân viên của bộ phận mình trình lên phịng Tổ chức phê duyệt. Kết quả đánh giá thực hiện công việc được dùng làm căn cứ xác định thành tích để tính thưởng, hệ số lương tăng thêm. Cách đánh giá này dẫn đến tiền lương, thưởng trả cho người lao động mang tính bình qn, khơng gắn với kết quả lao động.
Bệnh viện nên xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc một cách rõ ràng, cụ thể để giúp nâng cao hiệu quả của tổ chức tiền lương trong đơn vị mình. Xác định chu kỳ đánh giá: Một năm sẽ đánh giá 2 lần, 6 tháng đầu năm và cuối năm. Để kịp thời có những nhận xét, điều chỉnh cơng việc hợp lý cho các cá nhân. Trên cơ sở các bản phân tích cơng việc, sẽ hồn thiện bản đánh giá thực hiện cơng việc. Việc hồn thiện bản đánh giá thực hiện công việc sẽ dựa trên hiện trạng của tổ chức: Hiện trạng về nguồn tài chính, nguồn nhân lực giới hạn cho việc thực hiện công tác này, sự quan tâm của cấp lãnh đạo, người lao động tới việc xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc. Xác định được hiện trạng một cách đúng đắn sẽ xây dựng được một hệ thống đánh giá phù hợp và được mọi người ủng hộ. Cần xác định nhiệm vụ đánh giá, các nhiệm vụ đó có thể là xây dựng các bản mơ tả công việc, bản yêu cầu công việc với người thực hiện, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc một cách hợp lý, làm mốc chuẩn để đối chiếu công việc, xác định chu kỳ đánh giá, xây dựng cách thức đánh giá, phổ biến cách thức đánh giá, lấy ý kiến của người quản lý và người lao động, tiến hành đánh giá và việc sử dụng kết quả đánh giá,.. Trong q trình đánh giá thực hiện cơng việc cần quán triệt các lỗi đánh giá thường gặp phải:
- Lỗi thiên vị: đó là việc người đánh giá ưa thích một người lao động nào đó hơn những người khác.
- Lỗi xu hướng trung bình: đó là khi người đánh giá ngại đương đầu với thực tế, không muốn làm mất lịng người khác, thường có xu hướng đánh giá tất cả mọi người ở mức trung bình.
- Lỗi thái cực: đó là khi người đánh giá tỏ ra quá nghiêm khắc hay quá dễ dãi trong đánh giá.
- Lỗi định kiến do tập quán văn hóa: đó là khi ý kiến đánh giá của người đánh giá bị sai lệch do ảnh hưởng của tập quán văn hóa.
- Lỗi thành kiến: đó là khi người đánh giá khơng ưa thích một tầng lớp hay một nhóm người lao động nào đó và khơng khách quan trong đánh giá.
- Lỗi do ảnh hưởng của sự kiện gần nhất: tức là ý kiến của người đánh giá bị chi phối bởi những hành vi mới xảy ra nhất của người lao động. Quá trình đánh giá phải khách quan, trung thực để người lao động thấy được sự công bằng trong tổ chức, từ đó có những đúc rút kinh nghiệm, để từ đó làm tiêu chí để tính tiền lương cho người lao động thực sự hợp lý.
3.2.7 Giải pháp 7: Hồn thiện cơng tác đánh giá thực hiện quy chế và trách nhiệm thực hiện quy chế trả lương
Quy chế làm việc của mỗi Khoa - Phịng là văn bản cụ thể hóa các nguyên tắc, quy định của bệnh viện, các quy định của Bộ Y tế. Nội dung quy chế thường quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của tập thể Khoa - Phòng và từng cấp CB.CNV, cũng như quy định các mối quan hệ giữa các CB.CBV với bệnh nhân. Những điều khoản quy định trong quy chế buộc tất cả mọi CB.CNV phải tuân thủ, chấp hành, thực hiện triệt để, giúp lãnh đạo được tập trung, thống nhất và toàn diện.
Thực trạng từ chương 2 cho thấy công tác đánh giá quy chế trả lương của bệnh viện Chợ Rẫy chưa được thực hiện thường xuyên và chưa quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến công tác tổ chức thực hiện quy chế. Vì vậy, bệnh viện Chợ Rẫy cần thực hiện công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên công tác thực hiện quy chế trả lương cho người lao động theo định kỳ 3 tháng 1 lần để đảm bảo cơng tác trả lương được chính xác, minh bạch. Ngồi ra, Giám đốc bệnh viện cần phân công người chịu trách nhiệm trong công tác thực hiện quy chế trả lương, bệnh viện cần thực hiện quy chế trả lương theo nguyên tắc:
- Thực hiện quy chế theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân từng thành viên. Mọi hoạt động thực hiện quy chế phải bảo đảm quyền hạn của các nhân, tuân thủ quy định của pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc bệnh viện.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, phát huy trách nhiệm nêu gương. Mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì, chịu trách nhiệm tránh xao nhãm, vịng vo.
- Chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền được phân cơng, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc theo quy định của Quy chế làm việc của bệnh viện. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết và đề cao sự thống nhất trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng cần có chế độ thưởng, phạt phù hợp cho CB.CNV thực hiện tốt quy chế để từ đó tạo động lực giúp họ thực hiện công việc ngày càng tốt hơn.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Các chính sách ưu đãi về y tế nên áp dụng đối với tất cả nhân viên hiện đang làm việc trong các đơn vị y tế và theo một tỉ lệ nhất định cho từng công việc cụ thể. Như hiện nay đang có sự phân việc giữa các đối tượng làm nghề là khơng cơng bằng...
Hồn thiện các cơ chế, chính sách về quy chế tổ chức và hoạt động; các hoạt động liên doanh, liên kết, dịch vụ; tổ chức bộ máy; kế hoạch tuyển dụng và quản lý, sử dụng công chức, viên chức… của bệnh viện cơng lập.
Hồn thiện các cơ chế, chính sách về hoạt động tài chính như cơ chế tài chính đối với chi đầu tư phát triển; cơ chế tài chính đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên; quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Chi trả tiền lương, tiền công và chi trả thu nhập tăng thêm.
Đẩy nhanh tiến độ phát triển và nâng cao chất lượng BHYT; củng cố và mở rộng BHYT bắt buộc theo hướng đa dạng hố các loại hình BHYT đáp ứng nhu cầu của nhân dân; phát triển mạnh BHYT cộng đồng dựa chủ yếu vào sự đóng góp của người tham gia bảo hiểm, có sự trợ giúp của Nhà nước và các nguồn tài trợ khác; khuyến khích các loại hình BHYT tự nguyện. Tiến tới BHYT tồn dân.
Đổi mới chế độ viện phí trên cơ sở từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng DVYT do Nhà nước cung cấp thơng qua hình thức BHYT.
Quản lý thống nhất đối với các cơ sở cơng lập và ngồi cơng lập; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đó cùng phát triển ổn định, lâu dài; bảo đảm lợi ích của từng cá nhân, tập thể và của toàn xã hội; phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm của từng cấp, của tập thể và cá nhân người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; gắn phân cấp nhiệm vụ với phân cấp quản lý về tài chính, tổ chức nhân sự và bảo đảm các điều kiện vật chất khác.
Tách bạch quản lý nhà nước khỏi việc điều hành công việc thường xuyên của cơ sở. Một mặt trao cho cơ sở đầy đủ quyền tự chủ và trách nhiệm; mặt khác bảo đảm quyền sở hữu và vai trò của đại diện chủ sở hữu trong các cơ sở công lập và ngồi cơng lập.
Hoàn thiện việc phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động và trách nhiệm của các địa phương. Các địa phuơng căn cứ vào cơ chế, chính sách chung, quyết định cơ chế, chính sách cụ thể cho địa phương, xây dựng quy hoạch phát triển xã hội hóa đối với từng lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên từng địa bàn. Cấp quận, huyện có quyền cấp phép thành lập các cơ sở do quận, huyện quản lý.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Quy định chế độ và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cấp, đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý của các cấp.
Phát huy vai trò giám sát của các Hội nghề nghiệp về chất lượng hoạt động của các cơ sở, tư cách hành nghề của các cá nhân. Khen thưởng kịp thời các cá nhân, cơ quan, tổ chức làm tốt cơng tác xã hội hố.
3.3.2 Kiến nghị với Bộ Y tế
Cho phép bệnh viện mở rộng các loại hình y tế dịch vụ để cải thiện nguồn thu, cụ thể là được tăng số giường dịch vụ. Hiện nay Bệnh viện Chợ rẫy chỉ có 620 giường dịch vụ trên tổng số 2680 giường bệnh - tỉ lệ này là quá thấp. Đây cũng
chính là điểm yếu của bệnh viện trong những năm qua, vì bệnh viện có đầy đủ năng lực về trình độ chun mơn, về trang thiết bị y tế, phong cách phục vụ tốt ,... nhưng khơng thu hút được khách hàng có thu nhập cao vì khơng đáp ứng được nhu cầu giường dịch vụ.
Bộ Y tế phối hợp với các Bộ nghành có liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng khung giá viện phí theo nghị định 85CP. Có chế độ hỗ trợ thêm kinh phí đặc biệt đối với các bệnh viện tuyến cuối.
Kết luận chương 3
Căn cứ vào việc phân tích đánh giá thực trạng về cơng tác trả lương của bệnh viện Chợ Rẫy ở chương 2, tác giả đã đề ra giải pháp hoàn thiện cơ chế trả lương của bệnh viện Chợ Rẫy đến năm 2025 bao gồm các giải pháp như: Hoàn thiện các quy định chung, hoàn thiện việc sử dụng quỹ tiền lương, hoàn thiện quy chế trả lương cho từng cán bộ, công nhân viên, tạo cơ chế đãi ngột linh hoạt, hợp lý, kịp thời, hồn thiện tiêu chí hiệu quả cơng việc. Trong đó, tác giả đã đề xuất bệnh viện Chợ Rẫy cần quan tâm tập trung hoàn thiện sớm việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng CB.CNV, vì nếu giải pháp này thành cơng thì nó sẽ kịp thời mang lại sự động viên khuyến khích rất lớn cho tồn thể CB.CNV để hồn thành cơng việc; đồng thời, qua đó bệnh viện có thể đánh giá và hồn thiện các hoạt động còn lại của cơ chế trả lương phù hợp.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp khơng ngừng đổi mới và hồn thiện mọi hoạt động của mình để có thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tiền lương là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc khơng ngừng hồn thiện quy chế trả lương cho phù hợp là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp.
Con người là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Trả lương cho người lao động chính là việc đầu tư cho tương lai của người lao động trong doanh nghiệp. Đây là một quan điểm trả lương đang được nhiều quốc gia, nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều người sử dụng lao động ủng hộ. Do vậy, việc khơng ngừng hồn thiện quy chế trả lương đang được các doanh nghiệp ngày càng quan tâm, chú trọng. Với tinh thần đó, đề tài “Giải pháp hoàn thiện cơ chế trả lương của bệnh viện Chợ Rẫy” đã phân tích thực trạng quy chế trả lương của bệnh viện có điểm nào chưa hợp lý và cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện những điểm chưa hợp lý đó, để quy chế trả lương của bệnh viện ngày càng hiệu quả, phát huy được vai trị, tác dụng của nó trong bệnh viện, góp phần thúc đẩy sự phát triển của bệnh viện trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh gay gắt ngày nay ở lĩnh vực dịch vụ y tế.
Hạn chế của đề tài: tác giả chưa đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế trả lương cho CB.CNV tại bệnh viện Chợ Rẫy, chưa mở rộng khảo sát phỏng vấn lấy ý kiến đến các đơn vị trực thuộc ở khắp các Phịng, Khoa để có được kết quả đánh giá chuẩn xác hơn.
Hướng phát triển của đề tài: cần nghiên cứu thêm những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế trả lương của bệnh viện Chợ Rẫy, phân tích sâu hơn các yếu tố mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến cơ chế trả lương của bệnh viện như yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh... Xây dựng được mơ hình hồi quy tuyến tính các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế trả lương của bệnh viện.
Rất mong nhận được góp ý của Q Thầy Cơ và của những ai quan tâm về vấn đề này để Luận văn được hồn thiện hơn và có thể áp dụng hiệu quả hơn cho bệnh viện Chợ Rẫy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1) Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 18/6/2012. 2) Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019
3) Hoàng Thị Dung (2015), Hoàn thiện quy chế trả công cho người lao động tại Báo Đời sống và Pháp luật.
4) Hoàng Thị Dung (2015), Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động tại báo Pháp luật và Đời sống.
5) Lê Phúc Hiếu (2016), Nghiên cứu thực hiện chính sách tiền cơng trong bệnh viện công lập ở Việt Nam hiện nay.
6) Nghị định số 103/2012/NĐ-CP
7) Nguyễn Tiệp & Nguyễn Thanh Hà (2014), Giáo trình tiền lương tiền cơng, NXB Lao động – Xã hội.
8) Nguyễn Thị Thùy Linh (2015), Hồn thiện quy chế trả cơng tại Tổng công ty Sông Đà.
9) Nguyễn Trực Lê Vũ (2013), Chiến lược hoạt động bệnh viện Chợ Rẫy đến