6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Chợ Rẫy
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng và thành lập với tên là Hôpital Municipal de ChoLon tại Sài Gòn năm 1900. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895. Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000m2 với các tịa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.
Trong thời kỳ đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều lần đổi tên: - Năm 1919: đổi tên thành Hôpital Indigene de Cochinchine. - Năm 1938: đổi tên thành Hôpital Lalung Bonnaire.
- Năm 1945: đổi tên thành Hôpital 415. Sau đó, tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và Nam Việt.
- Từ năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy cho đến ngày nay.
Năm 1971 đến 6/1974, Bệnh viện Chợ Rẫy được tái xây dựng trên diện tích 53.000 m2, với tòa nhà 11 tầng, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng các tỉnh thành phía Nam, trực thuộc Bộ Y tế.
Các thành tích đã đạt được:
- Huân chương Lao động hạng I, năm 1999 - Danh hiệu Anh hùng lao động, năm 2000 - Huân chương Độc lập hạng III, năm 2005 - Huân chương Độc lập hạng II, năm 2010
- Huân chương Lao động hạng I (lần 2), năm 2015