- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHÈ NGHỆ AN 4.1.Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.3.2.1. Nâng cao năng lực sử dụng hàng tồn kho
Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho phụ thuộc vào việc sử dụng chí phí tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho. Năm 2010 hàng tồn kho của công ty tăng so với năm 2009 nhưng mức tăng không lớn (1,99%), đồng thời vòng quay hàng tồn kho của công ty cũng trong xu hướng tăng so với năm 2009 (năm 2009 là 2,52 vòng; năm 2010 là 3,87 vòng). Như vậy, trong năm qua hiệu quả sử dụng hàng tồn kho đã được nâng cao hơn, hàng tồn kho đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nhưng công ty vẫn đảm bảo để không những không làm giảm vòng quay mà còn tăng lên. Đây thực sự là kết quả đáng nể trong khi tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến hiện nay.
Tuy đã đạt được những thành quả nhất định trong việc đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhưng công ty vẫn còn một số vấn đề chưa thực sự tốt. Và để đạt được kết quả cao hơn nữa công ty cần xem xét một số biện pháp sau:
Xác định vốn tiền mặt dự trữ hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Trong các loại tài sản ngắn hạn của công ty thì tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, không những có thể chuyển đổi thành các loại tài sản khác một cách nhanh chóng mà còn giúp công ty thanh toán các khoản nợ đến hạn, vì thế các công ty luôn phải xác định được lượng tiền mặt cần dự trữ của mình để phục vụ cho các hoạt động thường xuyên, cần thiết. Tuy nhiên, lượng dự trữ này phải được xác định một cách thích hợp để không quá nhiều gây lãng phí cũng như quá ít sẽ ảnh hưởng đến chu trình sản xuất. Năm 2010 vốn bằng tiền của công ty tăng lên
đáng kể, từ 556 trđ năm 2009 lên đến 2.522 trđ tăng gần gấp 5 lần. Lượng vốn bằng tiền tăng lên nhanh như vậy kéo theo việc quản lý vốn bằng tiền cần phải chặt chẽ và hiệu quả hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Xác định mức dự trữ tiền hợp lý tại quỹ ở từng thời kỳ nhằm tránh rủi ro đối với việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Mức dự trữ này được xác định căn cứ vào kế hoạch luân chuyển tiền tệ, dựa vào số dư của các kỳ trước, cũng như dự báo dự báo về dòng tiền ra, dòng tiền vào của công ty.
- Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền, xây dựng quy chế quản lý vốn bằng tiền, phân định rõ trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán trong việc quản lý tiền mặt tại doanh nghiệp.
- Nắm bắt các cơ hội đầu tư trong ngắn hạn hay gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn vào những thời điểm nhàn rỗi như khi chưa đến kỳ thanh toán để tăng khả năng sinh lời cho vốn bằng tiền.
Quản lý hàng tồn kho dự trữ:
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo việc tăng giá của hầu hết các mặt hàng trên thị trường ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của các công ty. Một nghịch lý vẫn đang diễn ra với các doanh nghiệp khi mà họ muốn vượt qua khủng hoảng, trụ vững trên thị trường thì họ phải bán được hàng và để bán được hàng trong khi mọi gia đình đều thắt chặt chi tiêu hơn để tiết kiệm thì giá hàng hóa bán phải giảm. Song đó là điều gần như không thể làm khi giá các mặt hàng nguyên liệu đầu vào tăng cao, USD tăng giá. Do đó việc dự đoán trước biến động giá cả của các loại hàng hóa đầu vào cũng như giá cả đầu ra cho sản phẩm của công ty để có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho phù hợp, giảm thiểu nhất những thiệt hại có thể xảy ra là một việc hết sức quan trọng. Trong bối cảnh tình hình như hiện nay công ty cần thực hiện một số biện pháp sau để quản lý dự trữ hàng tồn kho:
- Xác định một cách chuẩn xác nhất lượng hàng hóa nguyên vật liệu cần cho quá trình sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thừa nguyên vật liệu gây lãng phí do nguyên vật liệu hư hỏng và tăng chi
phí bảo quản; và ngược lại thiếu nguyên vật liệu là gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nắm bắt được các thông tin liên quan đến tỷ giá USD để có kế hoạch tốt nhất cho sản phẩm đầu ra cũng như chủ động đối với các nguyên vật liệu đầu vào. Như chúng ta đều biết, nguy cơ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang trên toàn cầu đã làm cho thị trường ngoại hối có biến động mạnh và khôn lường. Với một doanh nghiệp thiên về xuất khẩu như công ty thì những thông tin này lại đặc biệt quan trọng. Khi mà chỉ cần những biến động nhỏ trong tỷ giá cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu, lợi nhuận của công ty.
- Ngoài ra, công ty cần định kỳ kiểm kê đánh giá lại vật tư, nguyên liệu để xác định số hàng tồn kho hiện có, kịp thời điều chỉnh những chênh lệch thị trường với sổ sách kế toán. Phát hiện và xử lý các trường hợp vật tư bị mất, hư hỏng hoặc tồn đọng nhằm giải phóng vốn, tăng nhanh vòng quay hàng tồn kho.
- Trong giai đoạn nền kinh tế đang bị lạm phát cao như hiện nay thì công ty cần phải có dự phòng hàng tồn kho để phòng tránh rủi ro và biến động giá thành quá lớn gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa.
Quản lý các khoản nợ phải thu một cách hợp lý mang lại hiệu quả tối ưu.
Qua phân tích ở chương 3 cho thấy các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản ngắn hạn (chiếm 44,93%). Theo số liệu của công ty thì cuối năm 2010 các khoản nợ phải thu tăng nhẹ so với đầu năm, nhưng doanh thu tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của các khoản nợ phải thu. Như vậy, đối với chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì việc tăng bán chịu hàng hóa, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ thì các khoản phải thu lớn và tăng là điều hợp lý. Tuy nhiên, điều này đặt công ty trong tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn, gây ảnh hưởng đến nguồn vốn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, kéo theo ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồng vốn.
Xem xét tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán thấy trong nợ phải thu khoản mục phải thu khách hàng chiếm 77,72%. Trong khi công ty vẫn đang phải đi vay vốn nhiều từ ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, thì việc công ty bị chiếm dụng một phần nguồn vốn kinh doanh sẽ gây cho
công ty nhiều bất lợi. Mặc dù đây là một phần tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng công ty vẫn cần có các biện pháp để quản lý số vốn này một cách hợp lý:
+ Công ty cần phải tìm hiểu, xem xét, đánh giá kỹ khả năng tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng, cũng như tham khảo từ các báo cáo tài liệu về việc đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng. Qua tìm hiểu và phân tích về công ty thấy rằng hầu hết các bạn hàng mà công ty cho nợ đều là các khách thường xuyên, khách hàng lâu năm của công ty, vì thế mà có thể đảm bảo được phần nào về uy tín tín dụng của công ty. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới và tình hình của mỗi công ty trong từng thời kỳ là khác nhau nhất là khi các bạn hàng của công ty hầu hết ở nước ngoài nên công ty không thể chủ quan và bỏ qua việc cân nhắc khả năng tài chính của khách hàng để tránh được nợ khó đòi, cũng như nợ quá hạn.
+ Cần có các chính sách tín dụng phù hợp đối với từng khách hàng căn cứ trên uy tín của khách hàng, tính chất khoản nợ, khả năng và thời gian thanh toán như: thời gian nợ, lãi suất quá hạn, gia hạn nợ...Và trong một số trường hợp có thể áp dụng những biện pháp cứng rắn như: thanh lý tải sản đảm bảo, nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.
+ Sử dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ sớm như: thực hiện giảm giá hàng bán, chiết khấu thanh toán, khuyến mại. Để xác định mức chiết khẩu hợp lý Công ty cần dựa vào lãi suất của khoản vay ngân hàng tương tự với khoản tín dụng mà Công ty cấp cho khách hàng. Lãi suất chiết khấu sẽ được xác định ở mức nhỏ hơn lãi suất của khoản vay ngân hàng tương ứng. Làm như vậy mặc dù công ty sẽ phải trả một khoản chi phí chiết khấu song đó được coi như một khoản chi phí thấp mà công ty trả cho việc huy động vốn tín dụng để vốn không bị chết trong một thời gian dài.
+ Để đề phòng tình trạng nợ phải thu khó đòi công ty nên áp dụng dự phòng nợ phải thu khó đòi. Khoản dự phòng này sẽ giúp công ty giảm bớt gánh nặng tài chính khi cần vốn cho hoạt động của công ty.
Ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho, vốn cố định cũng là một bộ phận không thể thiếu khi chúng ta thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.