Bảng 3.5: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và phát triển chè nghệ an (Trang 71 - 74)

- Các xí nghiệp chế biến dịch vụ: là các đơn vị trực thuộc cơng ty đóng trên

Bảng 3.5: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

(ĐVT: Trđ)

Chỉ tiêu Số tiềnNăm 2010Tỷ trọng Năm 2009 So sánh năm 2009/2010

(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng(%)

A,Nợ phải trả 57463 72,88 76118 78,42 (18655) (24,51) (7,07)

I,Nợ ngắn hạn 34037 59,23 48447 63,65 (14410) (29,74) (6,94)

1,Vay và nợ ngắn hạn 9620 28,26 32627 67,35 (23007) (70,52) (58,03)

2,Phải trả người bán 7274 21,37 5143 10,62 2131 41,43 101,31

3,Người mua trả tiền trước 1232 3,62 188 0,39 1044 555,32 832,76

4,Thuế và các khoản phải nộp NN 369 1,08 227 0,47 142 62,56 131,37

5,Phải trả công nhân viên 4054 11,91 4436 9,16 (382) (8,61) 30,08

6,Chi phí phải trả 10240 30,08 4684 9,67 5556 118,62 211,17

7,Phải trả đơn vị nội bộ 48 0,14 0,00 48

8,Phải trả phải nộp khác 1200 3,53 1144 2,36 56 4,90 49,30

II,Nợ dài hạn 23426 40,77 27671 36,35 (4245) (15,34) 12,14

1,Phải trả dài hạn nội bộ 806 3,44 120 0,43 686 571,67 693,38

2,Vay và nợ dài hạn 21291 90,89 26223 94,77 (4932) (18,81) (4,10)

3,Dự phòng trợ cấp mất việc làm 1328 5,67 1328 4,80 0 0,00 18,12

B,Nguồn vốn chủ sở hữu 21387 27,12 20944 21,58 443 2,12 25,70

I,Vốn chủ sở hữu 19192 89,74 17037 81,35 2155 12,65 10,32

1,Vốn đầu tư CSH 16547 86,22 16547 97,12 0 0,00 (11,23)

7,Quỹ đầu tư phát triển 418 2,18 418 2,45 0 0,00 (11,23)

8,Quỹ dự phịng tài chính 72 0,38 72 0,42 0 0,00 (11,23)

10,Lợi nhuận chưa phân phối 2155 11,23 0,00 2155

II,Nguồn kinh phí quỹ khác 2195 10,26 3908 18,65 (1713) (43,83) (44,98)

Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu dùng để đo tỷ trọng nợ và vốn chủ trong tổng vốn. Từ bảng số liệu cho thấy: năm 2010 hệ số nợ của công ty đã giảm đi 7,07% đồng thời hệ số vốn chủ sở hữu tăng 25,7%, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu giảm so với năm 2009 là 0,95% tương ứng với tỷ lệ là 26,97%. Có sự biến động làm giảm hệ số nợ này là do trong năm nợ phải trả giảm, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn giảm mạnh. Tuy các khoản vay nợ đã giảm mạnh, nhưng vẫn còn ở mức rất cao trên 70%, đặt cơng ty trong tình trạng rủi ro lớn về an tồn tài chính. Và cơng ty nên có chính sách điều chỉnh hệ số nợ này một cách hợp lý hơn, đảm bảo khả năng tài chính cho cơng ty về lâu dài.

Năm 2010 cơng ty đang có xu hướng chuyển dần kết cấu vốn sang giảm hệ số nợ và tăng hệ số vốn chủ, làm giảm bớt gánh nặng nợ nần, đồng thời tăng sự tự chủ của công ty. Mặc dù hệ số nợ của công ty vẫn ở mức cao nhưng đây là nỗ lực rất lớn của công ty trong năm qua để phù hợp hơn với diễn biến chung của nhiều doanh nghiệp khi mà lãi suất cho vay đang ở mức cao trong khi việc kinh doanh bn bán lại gặp khó khăn hơn trước những bất ổn của thị trường dầu mỏ, vàng và đơla.

Dựa vào bảng 3.5 ta đi phân tích sâu hơn về diễn biến của các chỉ tiêu chủ yếu ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn.

* Thứ nhất, đối với nợ phải trả:

- Tỷ trọng của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong năm 2010 đã có sự thay đổi so với năm 2009. Cụ thể là tỷ trọng nợ dài hạn tăng từ 36,35% lên 40,77% trong khi nợ dài hạn giảm tỷ trọng từ 63,65 xuống 59,23%. Nguyên nhân là do năm 2010 công ty giảm các khoản vay và nợ ngắn hạn với tỷ lệ giảm lớn hơn nợ dài hạn (vay và nợ ngắn hạn giảm 70,52% kéo theo tỷ trọng giảm 58,03%; vay và nợ dài hạn chỉ giảm 18,81% tương ứng làm tỷ trọng giảm 4,1%) khiến cho cơ cấu nợ phải trả thay đổi chứ không phải do công ty tăng nguồn vay nợ dài hạn.

- Đối với khoản vay và nợ thì giảm với tỷ lệ lớn. Đây là nguồn vốn tài trợ có chi phí cao so với những khoản vốn mà công ty chiếm dụng khác. Trái ngược với việc giảm đi của khoản vay nợ này là sự tăng lên của các khoản phải trả như phải trả người bán, phải trả đơn vị nội bộ,... như bảng phân tích đã cho thấy. Chứng tỏ

cơng ty đang có chính sách tận dụng hơn nữa những nguồn tài trợ với chi phí vốn thấp và giảm chi phí cho những khoản vốn có chi phí vay vốn cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thứ hai, đối với vốn chủ sở hữu:

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tài chính đầu năm và cuối năm khơng thay đổi về giá trị.

- Lợi nhuận chưa phân phối tăng 2.155 trđ chiếm 11,23% trong tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Chính chỉ tiêu này là nguyên nhân chủ yếu làm nguồn vốn chủ sở hữu tăng dẫn đến việc tăng tỷ trọng của vốn chủ trong tổng nguồn vốn.

Qua phân tích, ta nhận thấy năm 2010 cơng ty đã giảm mức độ sử dụng địn bẩy tài chính nhằm nâng cao tính tự chủ và khả năng độc lập của mình, hạn chế rủi ro và đảm bảo cơ cấu vốn tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng hệ số nợ còn ở mức cao như vậy là một vấn đề đáng quan ngại đối với công ty. Việc sử dụng địn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi, khi mà cơng ty kinh doanh tốt thì nó giúp khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ, nhưng nếu công ty kinh doanh thua lỗ thì đây sẽ là một trong những nhân tố đẩy cơng ty lâm vào tình trạng khó khăn cao hơn đặc biệt với mức độ vay nợ cao như hiện nay. Do đó, cơng ty cần xem xét cân nhắc để sớm có chính sách về cơ cấu nguồn vốn sao cho rủi ro thanh tốn được giảm thiểu.

3.3.3.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Việc phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngồi việc xem xét kết cấu nguồn vốn của công ty ta cũng cần xem xét đến cả khía cạnh thời gian huy động và sử dụng vốn. Ta có bảng phân tích chính sách tài trợ sau (Bảng 3.6: Bảng phân tích chính sách tài trợ của công ty).

Đầu năm 2010 Nguồn vốn thường xuyên < Tài sản dài hạn

Cuối năm 2010 Nguồn vốn thường xuyên < Tài sản dài hạn

Ở cả đầu năm và cuối năm nguồn vốn thường xuyên trong doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, và có một phần phải dùng nguồn vốn tạm thời tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này là do doanh nghiệp theo chính sách tài trợ mạo hiểm với chi phí vay vốn thấp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và phát triển chè nghệ an (Trang 71 - 74)